Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý tài chính trong trường học

Đơn vị hoạt động sự nghiệp giáo dục giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, muốn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì phải phát triển giáo dục và đào tạo. Đối với trường học thì tài chính có tầm quan trọng trong chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn ngành giáo dục chúng ta đang tiến đến phát tiển toàn diện, Vì vậy việc quản lý, sử dụng tài chính và đầu tư cơ sở vật chất có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.
doc 11 trang lananh 14/03/2023 10560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý tài chính trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_tai_chinh_trong_truong_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý tài chính trong trường học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Quản lý tài chính trong trường học 2. Lĩnh vực áp dụng: Tài chính kế toán 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Đơn vị hoạt động sự nghiệp giáo dục giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, muốn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì phải phát triển giáo dục và đào tạo. Đối với trường học thì tài chính có tầm quan trọng trong chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn ngành giáo dục chúng ta đang tiến đến phát tiển toàn diện, Vì vậy việc quản lý, sử dụng tài chính và đầu tư cơ sở vật chất có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó chúng ta thấy kinh tế của nước ta đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi của cơ chế quản lý. Trong cơ chế quản lý mới việc quản lý tài chính thông qua công tác kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua đó thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm được tình hình hoạt động của đơn vị mình, tổ chức phát huy mặt tích cực, ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm thiếu sót để quản lý, đánh giá chính xác hiệu quả việc sử dụng công quỹ. Nhằm hỗ trợ công tác quản lý tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý ngân sách nhà nước. Công tác quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước thuộc khối hành chánh sự nghiệp. Trong những năm qua vẫn còn một số đơn vị cân đối thu- chi nguồn kinh phí chưa phù hợp, dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí. Đó là vấn đề mà kế toán thuộc 1
  2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc công khai rõ ràng, minh bạch về thu, chi. 3.2.2 Nội dung giải pháp: a) Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang áp dụng: Sử dụng nguồn tài chính cũng như việc chấp hành tốt kỷ luật thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đã quy định.Trong hoạt động quản lý tài chính nhà trường phải luôn quán triệt thực hành tiết kiệm chống lãng phí, là một trong nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Đối với quá trình quản lý tài chính người làm công tác kế toán cũng phải có sự sáng tạo, ngoài tính nguyên tắc của tài chính thì người kế toán cần phải nhạy bén, nhìn nhận thực tế, làm việc gì cũng cần phải bàn bạc, phải có kế hoạch, phương pháp, quy trình, thời gian và đồng thời phải mang tính khoa học, rà soát kiểm tra từng mảng công việc khá chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm trong nhà trường. Qua nghiên cứu đề tài sáng kiến tôi nhận thấy đề tài này có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác quản lý tài chính trong trường học. Là nền tảng giúp kế toán vận dụng giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế còn tồn tại trong quá trình quản lý nguồn chi hoạt động tại đơn vị. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và có ý thức tốt hơn trong thực hiện nghiệp vụ của mình. Công tác quản lý thu - chi có tính khoa học thì dễ nắm bắt, nhận biết được tầm quan trọng trong công tác tài chính, trong công tác thu chi có hiệu quả, chi sao cho có trách nhiệm, không thất thoát, chi phải đảm bảo kế hoạch, minh bạch và công khai theo đúng quy định của tài chính.Vậy để tìm ra giải pháp tài chính tối ưu cho công tác thu –chi đạt hiệu quả cao hơn nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm kinh phí, tăng cường công tác quản lý tài sản của đơn vị. Với tâm huyết của mình đối với nghề, với sự nghiệp giáo dục, tôi rất quan tâm đến công tác quản lý tài chính, cơ sở vật chất áp dụng cho đơn vị mình và 3
  3. Trên cơ sở thực hiện quyết toán năm trước, kế toán tiến hành lập kế hoạch lên dự toán kinh phí cho năm tiếp theo. Muốn thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ở đơn vị từ đầu năm khi lập dự toán ngân sách cần nắm vững chế độ chính sách cán bộ giáo viên, công nhân viên, các Nghị Định về chế độ tài chính, các Thông tư của Bộ Tài chính, dựa trên cơ sở đó đơn vị lập qui chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán năm theo nhu cầu chi thực tế nhưng đảm bảo cân đối nguồn thu trong dự toán ngân sách cấp, Cần phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị khi lập dự toán đầu năm để Thủ trưởng nắm rõ tình hình tài chính ở đơn vị. Việc lên dự toán là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cả một năm hoạt động chi tiêu của đơn vị, do đó phải có tính cẩn thận không để thiếu sót các mục, tiểu mục có kế hoạch chi hàng năm Các khoản mục chi khi lên dự toán phải thật khách quan, đúng qui định tài chính, đảm bảo thực hiện được, tiết kiệm, không lãng phí và phải phục vụ cho hoạt động giáo dục của đơn vị, của ngành, không riêng cho cá nhân hay tập thể vì mục đích khác. Kế toán phải thật sự minh bạch, trung thực và chịu trách nhiệm trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Thực hiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ do thủ trưởng đơn vị thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của cá nhân, đoàn thể trong nhà trường. Sau khi được thống nhất trong đơn vị, được sự cho phép của Phòng Giáo dục, phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi giám sát. Mục đích xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ: Nhằm đảm bảo sự thống nhất cho việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp và chủ động trong việc quản lý nguồn thu và chi trong đơn vị; Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi, công khai tài chính và làm cơ sở để kiểm soát của cơ quan quản lý; Qui chế chi tiêu nội bộ được lập trên cơ sở công khai, công bằng, dân chủ. Từng bộ phận, từng tổ trong đơn vị thống nhất các khoản chi, sử dụng kinh 5
  4. + Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường phải có ý thức trách nhiệm tiết kiệm điện, khi cần thiết sử dụng mới mở các thiết bị sử dụng điện; khi ra khỏi phòng học, phòng làm việc, phải tắt hết các thiết bị điện trong phòng; hệ thống điện chiếu sáng trong khuôn viên trường không cần thiết thì không sử dụng, giảm tối đa công suất sử dụng điện. + Trong sử dụng nước giáo viên nhắc học sinh khi rửa tay vặn vòi nước nhỏ và tắt khi không sử dụng, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở giáo viên nhân viên thực hiện. + Văn phòng phẩm chi theo nhu cầu công việc nhưng rất tiết kiệm tránh lãng phí chỉ sử dụng cho công việc chung: Bao gồm các khoản như giấy, viết, mực in, Việc mua sắm văn phòng phẩm phải xuất phát từ nhu cầu công việc và trong phạm vi dự toán được duyệt. Đơn vị cần lập sổ xuất, nhập văn phòng phẩm để theo dõi và dễ dàng kiểm soát. Khi soạn thảo văn bản hay giáo viên in đề thi cần phải xem kỹ trước khi in, khi photo phải thận trọng tránh hư hỏng, lãng phí. Sổ sách kế toán được thực hiện trên máy, khi có số liệu chính xác mới được in ra. + Cán bộ, giáo viên, nhân viên được phân công đi công tác phải có căn cứ và được Thủ trưởng phê duyệt. Tránh trường hợp đi nhiều người trong ngày hay cùng làm một công việc như nhau vừa lãng phí thời gian, vừa lãng phí kinh phí nhà nước; + Chi phí nghiệp vụ chuyên môn chi theo nhu cầu thực tế phát sinh phải đúng mục đích và hết sức tiết kiệm được thông qua duyệt chi của thủ trưởng đơn vị. Nhà trường chỉ mua sắm trang bị cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các loại hồ sơ sổ sách chuyên dùng, mua sắm thêm sách tham khảo và các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Không mua sắm trang bị các loại hồ sơ, thiết bị không theo quy định và chưa thật sự cần thiết; + Hạn chế rút tiền mặt nên thanh toán bằng chuyển khoản để giảm bớt được chứng từ kế toán, tiết kiệm công tác phí. 7
  5. công tác phí trong việc gởi báo cáo các loại văn bản mà phải có kế hoạch cụ thể đề ra nhằm giảm bớt chi tiêu hoạt động cho đơn vị. Hạn chế phát sinh những khoản chi chưa thật sự cần thiết. - Hàng tháng, hàng quí, hàng năm cần phải có kế hoạch kiểm tra đối chiếu số liệu giữa hai kỳ thực hiện, giữa kế hoạch dự toán với thực hiện thanh toán, quyết toán để rút ra kinh nghiệm, đồng thời đưa ra những phương hướng, biện pháp điều chỉnh kịp thời. - Quyết toán nguồn chi là công việc cuối cùng của công việc quản lý tài chính, đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để tiến hành quyết toán nguồn chi kế toán phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách. - Bên cạnh đó hệ thống sổ sách là kết quả làm việc của mỗi kế toán. Trước kia khi công nghệ thông tin chưa phát triển thì việc kế toán phải làm sổ sách, báo cáo tài chính bằng tay. Việc này rất mất thời gian và tính hiệu quả và độ chính xác của các số liệu báo cáo chưa cao. Hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển đã giúp ích cho kế toán rất nhiều. Phần mềm kế toán là công cụ đắc lực của mỗi kế toán. Nó phản ánh một cách chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị. Vì vậy để làm tốt công việc này đòi hỏi kế toán phải đầu tư nhiều thời gian hơn và càng cố gắng hơn nữa trong công việc, không ngừng học hỏi ở các lớp học, tập huấn và bạn bè đồng nghiệp. Số liệu phát sinh hàng ngày trong tháng, quý cần phải cập nhật vào phần mềm một cách đầy đủ để đến cuối quý có báo cáo tài chính. - Các phiếu thu, phiếu chi phải theo dõi đánh số liên tục theo thứ tự thời gian, cập nhật theo dõi vào sổ kế toán kịp thời, lưu giữ cẩn thận tránh tình trạng thất lạc chứng từ gây khó khăn trong việc thanh toán, quyết toán kinh phí đã sử dụng. - Các khoản chi trong tháng đều phải được công khai minh bạch cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên nắm và hiểu được tình hình kinh phí của đơn vị. 9
  6. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã vận dụng trong thời gian qua và đạt được kết quả. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm, từng bước khắc phục và thực hiện tốt hơn công việc của mình. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không Mỏ Cày Bắc, ngày 28 tháng 12 năm 2019 11