Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh lớp 1
Trong hoạt động giáo dục, ngoài việc giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức thì hoạt động chủ nhiệm lớp cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Khác với hoạt động dạy học, hoạt động chủ nhiệm lớp mang tính chất giáo dục đạo đức, tác phong, tinh thần tập thể đoàn kết nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Ưu điểm:
- Đa số học sinh ngoan, đi học đều.
- Giáo viên đa số đã thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_nep_tu_quan_tinh_than_tap_the_cho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh lớp 1
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh lớp 1” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm (lớp 1) 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong hoạt động giáo dục, ngoài việc giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức thì hoạt động chủ nhiệm lớp cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Khác với hoạt động dạy học, hoạt động chủ nhiệm lớp mang tính chất giáo dục đạo đức, tác phong, tinh thần tập thể đoàn kết nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Ưu điểm: - Đa số học sinh ngoan, đi học đều. - Giáo viên đa số đã thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp - Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, khang trang tạo không khí phấn khích trong giáo viên và học sinh. - Đa số phụ huynh học sinh quan tâm việc học của các em, nhiệt tình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường - Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát 1
- xây dựng tập thể. Đội ngũ các sự lớp còn nhiều lúng túng, các em vẫn chưa biết cách quản lí lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm. b. Nội dung của giải pháp: * Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông tin, đối tượng học sinh qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: tìm hiểu qua giáo viên dạy mẫu giáo năm trước, phiếu thông tin học sinh, Qua đó tôi đã phần nào hiểu được về học sinh của mình, điều đó giúp ít cho tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. * Xây dựng và phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp Dựa vào việc nắm bắt đối tượng học sinh, sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ chức kĩ luật và các biểu hiện ban đầu của học sinh trong tập thể lớp tôi tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. Sau khi bầu chọn được ban cán bộ lớp thì công việc tiếp theo là phân công nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho ban cán bộ lớp. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng em. Mỗi em sẽ làm đúng trách nhiệm của mình. Nhiệm vụ lớp trưởng: Theo dõi sĩ số lớp, điều khiển các bạn xếp hàng, theo dõi mọi hoạt động của lớp. Nhiệm vụ phó học tập: giúp đỡ các bạn học yếu, kiểm tra bài đầu giờ cho các bạn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đôi bạn cùng tiến. Nhiệm vụ của phó lao động, trật tự: theo dõi, phân công các tổ làm vệ sinh, trực nhật. trật tự, tự quản của lớp. Nhiệm vụ của phó văn thể mỹ: điều khiển lớp văn nghệ đầu giờ, giữa giờ, quản trò các trò chơi giữa tiết. 3
- Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng vì còn nhỏ nên rất hay quên. Vì vậy, khi học sinh thực hiện không đúng nội quy, các nguyên tắc thì giáo viên nhắc lại cho học sinh nhớ và yêu cầu thực hiện đúng, dù nhắc nhiều lần cũng được, dù mất một hay hai, ba tháng cũng được, và học sinh sẽ đi vào khuôn khổ. - Học sinh cần phải học cách lắng nghe người khác. Ngay khi bắt đầu năm học, tôi dạy cho học sinh phải tuyệt đối trật tự khi giáo viên nói hoặc bạn trong lớp nói. Tôi đưa ra 5 nguyên tắc để trở thành người nghe tốt và áp dụng trong các giờ học và các hoạt động. Khi lớp mất trật tự thì tôi ngừng giảng và cho học sinh nhắc lại 5 nguyên tắc. Tôi áp dụng hằng ngày, hằng giờ trên lớp mỗi khi các em không tập trung hoặc làm ồn. Đến nay tôi nhận thấy học sinh của lớp có sự chuyển biến rõ rệt, trong giờ học thì không còn trường hợp học nói chuyện, làm việc riêng, lớp học đi vào nề nếp rất tốt. 5 nguyên tắc để trở thành người nghe tốt: Tai lắng nghe, mắt nhìn người nói, miệng không nói, ngồi yên, tay không nghịch đồ. - Học sinh chỉ được phát biểu khi cho phép. Theo tôi nhận thấy giáo viên thường trả lời các câu hỏi của học sinh, ngay cả khi học sinh không giơ tay. Điều này tạo thói quen xấu cho học sinh là học sinh hay nói leo. Giáo viên phải luôn nhớ “chỉ nói khi được phép”. Dần dần học sinh sẽ nhớ, và biết chờ đợi đến lượt nói của mình. - Yêu cầu học sinh nói nhỏ giọng. Khi học sinh ồn ào, tôi không quát học sinh mà điều tôi làm là gây chú ý với học sinh, sau đó nói một cách nhẹ nhàng và nhỏ nhất có thể. Vừa nói vừa đi đến tận nơi các em nói chuyện, nói cảm ơn các bạn kia đã giữ trật tự và sẵn sàng học, còn các em thì sao. Đồng thời giải thích rằng mình sẽ không thể học được điều gì mới hôm nay nếu các em nói chuyện ồn ào như vậy 5
- các em phấn đấu đạt thành tích tốt trong công tác thi đua cá nhân, tổ đến thi đua lớp. - Chia tổ, các tổ theo dõi chéo nhau hằng ngày. Mỗi ngày, cuối giờ thì tổng kết. Học sinh rất vui sướng khi tổ mình về nhất. Tổng kết cuối buổi như vậy sẽ giúp cho học sinh ngoan hơn và hăng hái trong học tập hơn. Ví dụ: Nói chuyện, làm việc riêng, đi trể, ăn quà bánh trong giờ học: - 1điểm/ trường hợp. Phát biểu đúng: + 1 điểm/ trường hợp. Cuối buổi lớp trưởng lên tổng kết. Các tổ nêu điểm cộng, điểm trừ của các tổ. - Phát động phong trào “bảng hoa việc tốt đổi quà”. Khi lớp mất trật tự tôi chỉ cần nói “ai mất trật tự sẽ xóa hết hoa”, học sinh rất nâng niu những bông hoa được tặng để đổi quà. Sau mỗi giờ tự quản giáo viên nhận xét, nhắc nhở hay tuyên dương những cá nhân, tổ thực hiện tốt trong các giờ tự quản. Một số giờ tự quản ở lớp tôi mà học sinh đã thực hiện như: - Tự quản 15 phút đầu giờ: Ngay từ đầu năm học tôi tôi quy định cho học sinh có mặt ở lớp là 6 giờ 45 phút để tổ trưởng từng tổ kiểm tra việc chuẩn bị bài, dụng cụ học tập khi đến lớp của tổ mình xem có đầy đủ hay chưa, lí do vì sao. Tổ trưởng yêu cầu 2 bạn ngồi gần kiểm tra chéo, đôi bạn cùng tiến sẽ kiểm bài cho bạn. - Tự quản các giờ học trên lớp: giữ trật tự, tham gia phát biểu xây dựng bài. Áp dụng 5 nguyên tắc để trở thành người nghe tốt khi học sinh tự quản các giờ học trên lớp. - Tự quản các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động lao động, vui chơi. - Tự quản trong các giờ trống của giáo viên: vì lí do nào đó mà giáo viên đến lớp trể hoặc vắng mặt thì lớp vẫn giữ trật tự không làm ảnh hưởng đến lớp học kế 7
- - Đề cao tinh thần tập thể trong các giờ học: trong các giờ học ngoài việc truyền thụ kiến thức tôi luôn muốn tạo không khí vui tươi, dân chủ trong giờ hoc để học sinh tích cực, chủ động trong bài học. Từ đó phát huy tính tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn đối với các em hay nhút nhát, rụt rè, - Để định hướng cho học sinh có được những hành vi đúng đắn trong sinh hoạt, trong quan hệ với bạn bè. Thông qua giờ học đạo đức góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, các em biết học tập và làm theo tấm gương tốt, các em biết đoàn kết giúp đỡ cho tập thể lớp ngày càng gần gũi, gắn bó hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Áp dụng các giải pháp mà sáng kiến đã lựa chọn chúng tôi thấy không khí lớp học thêm sinh động, học sinh tham gia các hoạt động tích cực, hứng thú trong mọi hoạt động, các em trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, hào hứng hơn. Lớp học có chuyển biến rõ rệt về tinh thần tập thể, các em biết yêu thương và giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. Duy trì được nếp tự quản như: nếp sinh hoạt cuối tuần, nếp giúp các bạn học kém về học tập có tiến bộ rõ rệt. Những biện pháp trong đề tài là những biện pháp mang tính chung nhất. Cho nên ngoài việc áp dụng tại lớp, tại trường chúng tôi, nếu đồng nghiệp nào có quan tâm có thể chia sẻ cho các trường Tiểu học trong tỉnh nhằm mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: Áp dụng các biện pháp trên tôi thấy lớp chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. * Cụ thể kết quả cuối năm học 2016 - 2017 như sau: - Các em có nề nếp tốt, thực hiện tốt nội qui của lớp mà các em tự đề ra. Các em học tích cực hơn, mạnh dạn, tự tin, những em nhút nhát nay đã mạnh dạn 9