SKKN Biện pháp giúp học sinh khối 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game

- Xã hội hiện đại, máy tính trở thành nhu cầu cần thiết cho cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Với thời đại công nghệ như hiện nay, máy tính ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người thì việc sử dụng máy tính để giải trí cũng được nâng cao hơn với nhiều hình thức hấp dẫn, thú vị, cuốn hút cả người lớn lẫn trẻ em qua các chương trình game offline (trò chơi được cài trên máy tính mà không cần sử dụng mạng internet) hoặc game online (trò chơi được cài trên máy tính có sử dụng mạng internet).
docx 7 trang lananh 11/03/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh khối 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_khoi_3_4_5_nhan_thuc_dung_loi_i.docx

Nội dung text: SKKN Biện pháp giúp học sinh khối 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh khối 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tin học 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Xã hội hiện đại, máy tính trở thành nhu cầu cần thiết cho cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Với thời đại công nghệ như hiện nay, máy tính ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người thì việc sử dụng máy tính để giải trí cũng được nâng cao hơn với nhiều hình thức hấp dẫn, thú vị, cuốn hút cả người lớn lẫn trẻ em qua các chương trình game offline (trò chơi được cài trên máy tính mà không cần sử dụng mạng internet) hoặc game online (trò chơi được cài trên máy tính có sử dụng mạng internet). - Game được biết đến với nhu cầu giải trí. Tuy nhiên, một số người lớn cũng như trẻ em vì quá lạm dụng việc chơi game nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tỷ lệ nghiện game gây ra tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao, nó đang là vấn nạn của xã hội ngày nay. Thời gian gần đây, trò chơi Pokemon đã du nhập vào đất nước ta tạo nên cơn sốt cho giới trẻ cũng như tất cả các thành phần trong xã hội. Nó gây ra không ít các vụ tai nạn thương tâm. Các cấp, các ngành đã nhanh chóng triển khai các công văn ngăn chặn cũng như tuyên truyền về tác hại của trò chơi này. Ngày 03 tháng 10 năm 2016, Sở GD&ĐT Bến Tre cũng đã có Công văn số 2468/SGD&ĐT-CTTT V/v Giáo dục, ngăn chặn trò chơi Pokemon và sử dụng tem có chứa chất ma túy. - Trẻ em được tiếp cận với game trên máy tính hoặc game trên điện thoại quá sớm. Và trong chương trình môn Tin học khối 3, 4, 5, các em cũng được - 1 -
  2. huynh lẫn học sinh. Phụ huynh cho học sinh chơi game trên điện thoại khá nhiều. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: - Như đã nói ở trên thì tôi thực hiện đề tài này để giúp học sinh nhận thức đúng về lợi ích và tác hại của game. Vì môn Tin học ở cấp Tiểu học là cơ sở và là nền tảng ban đầu. Nếu các em không nhận thức đúng về môn học này thì hệ thống kiến thức, kỹ năng của các em sẽ không có mà việc ham thích được chơi quá nhiều trên game sẽ dẫn đến những hệ lụy về nghiện game là điều khó tránh khỏi. - Nhận thức đúng lợi ích của game góp phần giúp các em biết cách lựa chọn những game phù hợp để giải trí, kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo. Học sinh sẽ biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như biết cách tuyên truyền cho người thân, những người xung quanh cùng biết những tác hại mà game đem lại. - Hạn chế được tình trạng nghiện game ở lứa tuổi sau cấp tiểu học. - Tạo cho học sinh sự hứng thú, yêu thích môn học hơn khi được trãi nghiệm thêm nhiều phần mềm giáo dục có ích. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp Sáng kiến này chúng tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về Một số biện pháp giúp học sinh khối 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game từ đó giúp các em biết chọn những game phù hợp để giải trí, phát triển tư duy sáng tạo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho mình và kết quả học tập. b.2 Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: - Vấn đề học sinh chơi game nhiều chưa giải quyết được cũng do nguyên nhân chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường : nhà trường - gia đình- xã hội, ở trường giáo viên chỉ nhắc nhở qua loa. Chưa cho học sinh nhận thấy được về lợi ích và tác hại của game. - 3 -
  3. + Luôn nhận thức game là một trò chơi để giải trí khi các em có thể nhận thức rõ điều này các em sẽ biết giới hạn giờ chơi của mình. +Luôn xác định mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời của mình là gì? Học để làm gì ? Khi các có mục tiêu các em không có thời gian mê mải trong game các em còn nhiều việc quan trọng hơn muốn làm vì một tương lại tốt đẹp phía trước đang chờ các em. + Lên kế hoạch chơi game thư giãn vào lúc nào trong ngày , ở đâu và tự kiểm soát bản thân tuân thủ theo kế hoạch này . + Chọn game phù hợp với lứa tuổi của mình để chơi , chọn bạn tốt để chơi trong game . Có rất hiều game lành mạnh giành cho từng độ tuổi vừa giải trí vừa hoc hỏi thêm về văn hóa , lịch sử , âm nhạc ngoại ngữ +Chia sẽ với ba , mẹ những điều hay các em học được thư giãn từ game .( Sự quá khắc khe của cha mẹ làm các em chán nãn và chơi game nhiều hơn) +Tự cân bằng các rắc rối trong cuộc sống của các em như bạn bè hiểu lầm , bố , mẹ mắng học chưa tốt Khi các em có suy nghĩ tích cực và luôn cố gắn vươn lên thì các em là người lạc quan và game không có sức cuốn các em theo nó . Đơn giản vì các em là người có sức mạnh tâm lý vững vàng thì không gì có thể làm các em ngã gục +Cuối cùng các em cần có nhiều loại hình giải trí khác nhau song song với game như nghe nhạc , đọc sách , chơi thể thao , đi dao , giúp ba mẹ việc nhà Cách này giúp cuộc sống các luôn phong phú , tràn đầy niềm vui và cá em cảm thấy mình thực sự là người hữu ích và làm chủ cuộc sống của chính mình . 2.2. Xây dựng phong trào nói không với game online - Tất cả các học sinh của trường tự kiểm tra lẫn nhau ghi tên những bạn thường xuyên tụ tập ở tiệm internet mật báo với giáo viên , thầy tổng phụ trách đội để được cộng thêm điểm thi đua trong tuần của chi đội mình . 2.3.Xây dựng môi trường thân thiện lành mạnh: - Học sinh có thể bày tỏ tâm tư tình cảm của của mình bằng nhiều hình thức , các em có thể gửi mail , viết thư , qua thùng thư thân thiện của trường - 5 -
  4. - Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi nhận thấy đề tài có khả năng áp dụng cho tất cả học sinh trường tiểu học trong và ngoài tỉnh. Hy vọng đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi để hạn chế tình trạng nghiện game ở các lứa tuổi (đặc biệt là lứa tuổi học sinh cấp 2, cấp 3) và góp phần giảm đi các tai nạn cũng như các tệ nạn xã hội đáng tiếc xảy ra hiện nay. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. Đây là sáng kiến mà tôi đã áp dụng trong năm học 2017-2018 và kết quả thu được thiết thực có trên 98% tỷ lệ học sinh nhận thức đúng đắn về lợi ích cũng như tác hại của game. Trong năm học 2018-2019 này, dự kiến tỷ lệ học sinh nhận thức đúng sẽ tăng cao hơn. Rất mong sự góp ý chân thành của Hội đồng cùng quý thầy cô đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, giúp tôi hoàn thành tốt công tác và hoàn thiện bản thân mình hơn. 3.5 Tài liệu kèm theo gồm: Không có Chợ Lách, ngày 20 tháng 02 năm 2019 - 7 -