SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới

1. Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng chuyên môn.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

doc 10 trang lananh 14/03/2023 5400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_mon_mi_thuat_theo.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng chuyên môn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học nhằm hình thành nhũng yếu tố cơ bản ban đầu của giáo dục thẩm mĩ, tạo cơ sở tiền đề cho học sinh học tiếp ở các cấp học sau và ước mơ cao hơn trong chuyên ngành mĩ thuật. Trong quá trình công tác giảng dạy môn Mĩ thuật tôi nhận thấy các em học sinh tuy có thích học mĩ thuật nhưng các em chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình bởi những thực trạng sau: Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới sẽ rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của các em. Các hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do học sinh chủ động: chủ động hợp tác, chủ động tư duy sáng tạo, chủ động phân tích đánh giá Nếu dạy theo phương pháp cũ, giáo viên chỉ cần chuẩn bị một số tranh, ảnh hoặc mẫu vật dùng cho một tiết dạy là đủ. Khi lên lớp cứ theo trình tự các hoạt động ở các tiết là xong. Nhưng khi dạy theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề. Được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về thời gian, công việc, phối kết hợp với các thầy cô trong nhóm nghiên cứu để có thể dự giờ lẫn nhau, giúp giáo viên có thể trải nghiệm phương pháp mới cùng các đồng nghiệp. Qua 1
  2. Trong một bài dạy, học mĩ thuật ở tiểu học giáo viên phải phân tích gợi mở, nêu ra vấn đề mới của kiến thức hoặc thông qua tranh ảnh trực quan, kết hợp với hệ thống câu hỏi vấn đáp để học sinh trao đổi,nhận xét tìm ra câu trả lời, nhận thức được cách làm, sau đó học sinh mới trải nghiệm. Khi học sinh đã biết phân biệt: hình vẽ, màu sắc, bố cục đẹp hay không đẹp, tức là nhận thức thẩm mĩ của học sinh đã được hình thành, tự các em sẽ hiểu được yêu cầu bài học và chủ động tìm ra bước tiếp theo cho hoạt động học tập của mình. Xuất phát từ khó khăn trên, bản thân tôi đã tìm ra giải pháp giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới. Để giúp học sinh khối lớp 4 học tốt môn mĩ thuật, cần thực hiện các quy trình sau: a. Thực hiện Vẽ theo Nhạc: Chủ yếu mang tính giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen cái đẹp của thiên nhiên, của các tác phẩm mĩ thuật. Qua đó các em vận dụng hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống thường ngày và để có thêm tinh yêu quê hương đất nước. Vì vậy khi dạy học môn Vẽ theo Nhạc giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng dạy học, tranh dạy học phải có tính thẩm mĩ cao. Thực hiện vẽ theo nhạc, âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh, có thể làm cho các em năng động hơn (có khi nhảy múa theo giai điệu, tiết tấu). Trong quy trình dạy - học mĩ thuật này, Âm nhạc và mĩ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí. Âm nhạc: Vẽ khi có âm nhạc, băng, đĩa hát. Trong trường hợp không có băng, đĩa hát, giáo viên hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị bài hát tập thể. Giáo viên tạo nhóm sao cho phù hợp với điều kiện của lớp học. Khởi động: Giáo viên bật nhạc nhẹ nhàng, học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc, học sinh bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu 3
  3. Ví dụ 1: Chủ đề 8: Vẽ theo mẫu. Ở tiết 3: Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát các vật mẫu như thế nào để giúp các em có thể ghi nhớ trong đầu mình những hình ảnh chính là hình trụ và hình cầu. Học sinh vẽ tập trung trong vòng 10 - 15 phút. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay cầm bút vẽ trên giấy theo các bộ phận mắt quan sát. Các em cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ. Học sinh rất thích thú với hoạt động này và tham gia một cách hăng say. Trong không khí làm việc tập trung và đầy háo hức, các em đã thể hiện hết khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú của mình, cùng với sự hỗ trợ kịp thời của cô giáo khi các em gặp khó khăn. Sản phẩm của học sinh học lớp 4 Ví dụ 2 : Chủ đề 5: Đất nước mến yêu. Ở tiết 1: Vẽ chân dung biểu cảm. Trước khi bắt đầu vẽ biểu cảm, tôi sẽ cho học sinh nhận xét một số nét biểu cảm trên gương mặt bạn như : vui , bất ngờ, buồn . - Để học sinh hiểu được thế nào là vẽ biểu cảm, đòi hỏi người giáo viên phải thực hành thị phạm cho học sinh quan sát. Trong tiết dạy tôi thường kết hợp vừa vẽ vừa hướng dẫn cho các em hiểu, chỉ cho các em biết cách đặt bút vẽ ở đâu, bắt đầu quan sát và vẽ như thế nào, đặt ra những câu hỏi gợi mở hướng các 5
  4. sự việc, các nhân vật với hoạt động tương ứng theo bối cảnh của câu truyện hoặc từ những hình tượng nhân vật do học sinh tạo ra theo ý tưởng bằng hình vẽ hay xé dán giấy màu, học sinh trình bày các hình thức biểu đạt câu truyện bằng ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, học sinh chủ động giải quyết vấn đề có liên quan đến mĩ thuật và đời sống hàng ngày. Thông qua hoạt động này học sinh rèn luyện được kỹ năng làm việc theo nhóm. Sản phẩm của học sinh lớp 4 Mặt khác, hoạt động dạy học còn được tiếp tục trong thời gian học sinh thực hành. Nếu như trước đây giáo viên để học sinh "nghiêm túc làm bài" thì đổi mới phương pháp dạy học lại yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm việc tích cực thông qua hình thức trao đổi, nhận xét, gợi ý nhẹ nhàng với cá nhân học sinh hay từng nhóm một. Tạo câu chuyện từng thành viên trong nhóm đóng vai cho từng nhân vật và diễn trước lớp Giáo viên phải cho các em thấy rõ tầm quan trọng của môn Mĩ thuật đối với đời sống tinh thần con người, với việc hình thành nhân cách, thẩm mĩ đúng đắn, với cuộc sống, với các môn học khác. Ai cũng khao khát được tiếp xúc với cái đẹp, đuợc hiểu, làm quen và thưởng thức cái đẹp và muốn thể hiện cái đẹp đó trong mọi mặt của cuộc sống. Muốn đạt được điều đó, phải học quy luật của cái đẹp thông qua bộ môn Mĩ thuật. Quy luật của cái đẹp nằm ở bố cục, ở màu sắc, đường nét, đậm nhạt, sự cân đối, hài hòa hoàn thiện. Khi đã phân biệt được cái xấu, cái đẹp trong thiên nhiên trong con người, trong cuộc sống, trong lao động và trong nghệ thuật, Từ đó gây đuợc cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh, 7
  5. giá cần động viên, khuyến khích là chính, sự khích lệ của giáo viên là nguồn động viên lớn để những học sinh có năng khiếu vẽ sẽ làm tốt hơn, những học sinh còn yếu sẽ cố gắng hoàn thành bài tập. Mặc dù thời lượng dành cho tiết học không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa "học tập tích cực" đối với quá trình nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới sẽ giúp học sinh hiểu biết kiến thức một cách chắc chắn, phát huy được trí tưởng tượng, hạn chế học sinh vẽ giống nhau. Đánh giá kết quả học tập để tạo cơ hội cho học sinh tiếp tục hoàn thiện bài vẽ của mình. Mô tả các kết quả đạt được qua thực hiện dạy học, giáo dục theo phương pháp mới. Cụ thể: học sinh đã thêm yêu thích môn mĩ thuật hơn. Qua quá trình thực hiện phương pháp mới này vào giảng dạy tôi thất đạt kết quả rất tốt, 100% học sinh hoàn thành bài vẽ. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Đối với đề tài này, không chỉ ứng dụng ở trường Tiểu học chúng tôi mà có thể áp dụng cho các trường tiểu học khác trong toàn tỉnh. 3.4. Hiệu quả của giải pháp: Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽ Biết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tập Một điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say 9