SKKN Biện pháp rèn học sinh đọc đúng, trôi chảy cho học sinh lớp 3

Bước đầu tôi phân các em ra làm ba loại: Bằng cách gọi từng em lên đọc trong những giờ ôn tập phụ đạo, nắm bắt được điểm tốt, xấu, có khuyết nhược trong bộ môn này, ghi rõ từng phần vào sổ theo dõi của từng em một vào một quyển vở riêng; mỗi em một trang, tôi kẻ đôi trang giấy để một bên Toán, một bên Tiếng việt; Ghi ba phần: đầu năm, cuối kỳ một, cuối kỳ hai.

  • Loại 1: Đọc to  rõ ràng 5 học sinh.
  • Loại 2: Đọc to, chưa đúng 15.
  • Loại 3: Đọc nhỏ, ê a, ngọng, đọc còn thêm bớt 4 học sinh.
doc 7 trang lananh 04/03/2023 6140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn học sinh đọc đúng, trôi chảy cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_ren_hoc_sinh_doc_dung_troi_chay_cho_hoc_sinh.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp rèn học sinh đọc đúng, trôi chảy cho học sinh lớp 3

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do thường trực HĐ ghi) 1.Tên sáng kiến : Biện pháp rèn học sinh đọc đúng, trôi chảy cho học sinh lớp 3 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Chuyên môn- Tiếng Việt 3.Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết : Môn Tiếng việt đọc rất quan trọng đối với học sinh cấp tiểu học nói chung, ở lớp ba nói riêng. Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp cho học sinh học tốt hơn môn Tập làm văn, viết câu sẽ trau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn.Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn Ngay từ đầu năm học, sau khi đã nắm bắt được tình hình sức học của các em, tôi cho các em hiểu được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng việt. Trong đó, Tập đọc là một phân môn “then chốt” như thế nào? Yêu cầu, đặc trưng của môn này đối với các em là: đọc to, rõ ràng, mạch lạc, đọc diễn cảm. Vậy mà trên thực tế của lớp: Các em đọc còn rất chậm, rất yếu, còn hơn 30% đọc nhỏ, sai “thêm, bớt”, đọc còn ê a, đọc ngọng. Số học sinh đọc tốt trong cả lớp chỉ có khoảng 15 học sinh. Chính vì lẽ đó dẫn đến kết quả : chữ viết sai lỗi nhiều, xấu; văn thì diễn đạt, đặt câu thiếu bộ phận; trong giờ Tập làm văn miệng thì không biết xây dựng bài Với tầm quan trọng nêu trên cộng với tình hình học tập của lớp nên tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ những biện pháp làm thế nào để dẫn dắt các em học tốt môn Tập đọc. Vì vậy chúng tôi chọn Biện pháp rèn học sinh đọc đúng, trôi chảy cho học sinh lớp 3. 3.2. nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Để thấy được tầm quan trọng trong bộ môn này. Ngay từ đầu năm học, sau khi đã nắm bắt được tình hình sức học của các em, tôi cho các em hiểu được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng việt. Trong đó, Tập đọc là 1
  2. nghiệm đó tôi yêu cầu thứ nhất: “về nhà đọc từ 5 đến 10 lần”.Ngắt câu dài, nghỉ đúng chỗ. b.3 Cách thực hiện sáng kiến: Ngay đầu năm học, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân chia đối tượng học sinh. Lập kế hoạch kèm cho các em trong những giờ trống và 15 phút đầu giờ. b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến: a. Để giúp học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy tôi tập trung các biện pháp sau: * Xây dựng nền nếp lớp: Mỗi tiết học đạt hiệu quả đòi hỏi sự tập trung của học sinh, các em chú ý nghe giáo viên đọc mẫu, lắng nghe các bạn đọc, nhận xét sửa sai, học hỏi giữa các bạn với nhau về giọng đọc.Vì vậy, tôi tập trung xây dựng nề nếp thói quen học tập cho học sinh như: Lắng nghe khi thầy đọc hoặc bạn đọc, các bạn dò theo bằng mắt, học sinh yếu có thể đọc thầm theo. Xây dựng kĩ năng đọc trong nhóm với nhau, thực hiện bạn khá kèm bạn yếu *Luyện phát âm: - Khi học sinh đọc nối tiếp câu, tôi chú ý sửa lỗi phát âm cho các em. Đối với các lỗi phát âm các tiếng có phụ âm “th” thành “h” , tôi chú ý dừng lại hướng dẫn cho các em cách đặt lưỡi để phát âm th. - Những tiếng có âm âm quật lưỡi như s- x; s thì hướng dẫn các em nói tự nhiên cho hay. Chú ý cho các em các itếng có phụ âm đầu là r- tr thì khi đọc ta đọc cong lưỡi. Ví dụ: rung rinh, trăng trắng, xin xắn, xôn xao, -Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn khác thì mỗi buổi học tôi còn giao những bài tập đoc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về đọc trước bài của tiết học sau. Hằng ngày kiểm tra về cách đọc của học sinh và nhận xét. Quá trình này thực hiện thường xuyên và luôn khuyến khích tuyên dương các em có tiến bộ hoặc có khắc phục sửa chữa. - Để học sinh biết ngắt nghỉ hơi khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. khi đọc các bài văn xuôi cũng như vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn.Trên thực tế học sinh thường mắt lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài và có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Ví dụ: Mẹ tôi là người miền Trung // Bà qua đời / đã hơn tám năm rồi. // 3
  3. -Đối với học sinh có biểu hiện “ thụ động” giáo viên phải quan tâm nhiều hơn trong giờ học cần tạo hứng thú kích thích học sinh tham gia phát biểu. Phát huy hiệu quả của việc hướng dẫn tự học, trao đổi,trò chuyện với các em ở 15 phút kiểm bài đầu giờ để tạo mối thân thiện, giúp các em học tốt hơn. c. Biện pháp phối hợp: Phối hợp cùng thư viện luân chuyển sách về lớp kích thích việc đọc cho học sinh.Động viên các em đọc sách trong giờ chơi, lúc rãnh rõi, mượn sách về nhà đọc. Phối hợp với cha mẹ việc học ở nhà của các em, đọc bài trước ở nhà, rèn đọc thêm qua sách báo, truyện đọc, . Phối hợp giáo viên bộ môn trong giờ học quan tâm nhiều hơn cách đọc, cách phát âm của học sinh. Kết hợp giờ sinh hoạt lớp tổ chức cho các em đọc to nghe chung, thi đọc sinh, kể chuyện sách 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Đề tài được áp dụng cho tất cả các giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học và giáo viên dạy buổi thứ hai . 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về đọc. Các em luôn tự giác trong học tập. Đọc ngày càng trôi chảy, lưu loát hơn. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không có Chợ Lách, ngày 15 tháng 02 năm 2019 5