SKKN Biện pháp tổ chức giáo dục có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường tiểu học

- Bạo lực học đường là hình thức hoạt động bạo lực bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường, bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra những tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
doc 10 trang lananh 04/03/2023 4980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tổ chức giáo dục có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_to_chuc_giao_duc_co_hieu_qua_ngan_chan_tinh_t.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp tổ chức giáo dục có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường tiểu học

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1.Tên sáng kiến: “Biện pháp tổ chức giáo dục có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường tiểu học.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học . 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: - Bạo lực học đường là hình thức hoạt động bạo lực bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường, bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra những tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại. - Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường đã trở thành một đề tài nóng bỏng, gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, hiệu quả giáo dục tạo tâm lí bất an cho phụ huynh học sinh cũng như đến tình hình an ninh và trật tự xã hội. Rất nhiều bài báo và các diễn đàn đã phản ánh về tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực ở trong và ngoài trường học, kể cả ở học sinh tiểu học gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong đời sống của xã hội nói chung, cha mẹ học sinh và học sinh nói riêng. Có thể thấy rằng vấn đề bạo lực học đường diễn ra gần đây là một trong những biểu hiện của tình trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp. Giáo dục phẩm chất, hình thành và xây dựng nhân cách làm người cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo dục nói chung và trường tiểu học nói riêng, nhằm đạt mục tiêu giáo dục của Đảng ta: “Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân có tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương thiết tha, có trí thức, có sức khoẻ, có năng lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để giáo dục phẩm chất, hình thành nhân cách cho học sinh Đảng, Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn Ngành Giáo dục & Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục đích giáo dục. Song song với thành tựu to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục nhân cách công dân, Ngành giáo dục còn rất nhiều trăn trở về những khiếm khuyết của một số nhà giáo cùng với những biểu hiện vi phạm đạo đức của một số
  2. Nhận thức được tầm quan trọng đó mỗi thầy giáo, cô giáo cần quan tâm giáo dục các kĩ năng sống cần thiết, ứng xử hòa nhã, quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập và các hoạt động kịp thời chấn chỉnh những hành vi ứng xử không phù hợp để từng bước giúp các em hoàn thiện bản thân. Xuất phát từ thực tế đơn vị nên chúng tôi chọn để viết sáng kiến năm học: “Biện pháp tổ chức giáo dục có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường tiểu học.” với mong muốn được chia sẻ và nhận được những đóng góp từ quý đồng nghiệp. 3. 2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Tôi viết sáng kiến này nhằm nêu ra một số giải pháp giúp giáo viên tổ chức giáo dục có hiệu quả việc ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh ở trường tiểu học, qua đó giúp học sinh nắm được các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội; giáo dục các em về lòng yêu thương con người, biết coi trọng mối quan hệ tình cảm, tôn trọng thầy cô, biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ bạn, quan hệ mật thiết với người xung quanh từ đó giúp các em có ý thức được việc rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của bản thân qua lời nói việc làm Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. b. Nội dung của giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Sáng kiến này chúng tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về cách thức tổ chức giáo dục có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường tiểu học cho học sinh qua các giờ học trên lớp của giáo viên và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo viên tổ chức lồng ghép giáo dục các em về lòng yêu thương con người, biết coi trọng mối quan hệ tình cảm, tôn trọng thầy cô, biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ bạn, quan hệ mật thiết với người xung quanh từ đó giúp các em có ý thức được việc rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của bản thân qua lời nói việc làm từ đó hình thành thói quen ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Trong những năm học qua, ngành giáo dục đã cam kết thực hiện nhiệm vụ “nói không với hành vi bạo lực, trường học không bạo lực”, thế nhưng tình trạng bạo lực học đường vẫn bùng phát và tiếp diễn đang trở thành vấn đề nổi cộm hiện nay trong giới học sinh nguyên nhân do giáo viên chưa chú trọng vấn đề này chỉ giáo dục qua loa, giáo viên chỉ chú trọng vào giảng dạy kiến thức, chưa chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Để ngăn ngừa và từng bước đẩy lùi cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ khoa học từ nhà trường, phụ huynh học sinh và xã hội. Vì vậy, để giải quyết dứt
  3. - Phối hợp với phụ huynh học sinh: đầu năm khi được phân công nhiệm vụ năm học mới xong, mỗi thầy giáo, cô giáo tiếp nhận lớp gặp gỡ và cho sinh hoạt nội quy cho học sinh tiến hành tổ chức họp phụ huynh học sinh để phổ biến và triển khai những nội quy, quy định của nhà trường, tình hình thực tế học sinh lớp về những nội dung có liên quan đến học sinh: nền nếp lớp, việc chấp hành nội quy học sinh, giờ giấc đến trường, giúp phụ huynh nắm và phối hợp cùng nhau để giáo dục các em. Đối với những trường hợp nhiều học sinh vi phạm và vi phạm nhiều lần giáo viên cần lập sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ về những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, thông tin kịp thời tới gia đình học sinh để phối hợp trong việc giáo dục các em. b.4.2.Giáo dục đạo đức thông qua rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh - Tăng cường hoạt động ngoại khóa về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể là: + Giáo viên giáo dục cho các em các kĩ năng cần thiết: kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng giao tiếp, hành vi ứng xử, và tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế qua đó rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hành vi ứng xử để hạn chế những câu nói, hành động gây mất lòng bạn bè. + Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất. + Rèn luyện kĩ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kiềm nén, biết sống bao dung độ lượng quan tâm giúp đỡ mọi người. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. b.4.3. Đối với giáo viên - Giáo viên chủ nhiệm đầu năm sau khi tiếp nhận lớp cần điều tra nắm tình hình, tham khảo giáo viên năm cũ để hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh; có thể chia sẻ những khó khăn; an ủi; động viên các em vượt khó vươn lên. Trong giảng dạy giáo viên cần đặc biệt chú ý những học sinh có điều kiện và hoàn cảnh như: gia đình quá khó khăn ít quan tâm, học sinh mà bố mẹ có mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm, hiếu động hay gây sự với bạn, trong học tập và vui chơi tại trường giáo viên cần tìm hiểu rõ hoàn cảnh, nắm tâm lí và phối hợp với giáo viên trong trường kịp thời uốn nắn những hành vi bất thường, gần gũi, động viên giúp em xóa được mặc cảm các em thấy mình được quan tâm, chia sẻ sẽ có suy nghĩ tích cực, thay đổi hành vi và phấn đấu vươn lên. - Đặc biệt trong tiết dạy giáo viên dạy phải nhẹ nhàng, không được la hét, hoặc dùng nhiều hình phạt đối với học sinh vì đây cũng là một hình thức bạo lực
  4. môi trường giáo dục lành mạnh, luôn đối xử công bằng với tất cả học sinh, là tấm gương sáng để học sinh tin tưởng, học tập noi theo. - Tăng cường các hình thức thi đua khen thưởng để tuyên dương, khen thưởng những gương người tốt việc tốt. Thông qua các hoạt động các em thấy được mình cũng được thầy cô, bạn bè quan tâm chia sẻ từ đó sẽ thay đổi trong nhận thức và thay đổi hành vi ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. b.4.5. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: - Nhà trường cần phối hợp với gia đình và các đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho các em được bày tỏ lòng thương yêu và tôn trọng người khác như: tham gia các hoạt động tập thể, đi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm người ốm đau hay các trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão trong đó chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỷ luật nền nếp học đường, tinh thần trách nhiệm, làm từ thiện, nhân đạo, thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, chào cờ, ngoại khóa để các em biết được giá trị cao cả của lòng yêu thương và sự chia sẻ. - Nhà trường thành lâp: Tổ tư vấn tâm lý; Tổ trật tự trường học; Xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói” thường xuyên tổ chức họp định kỳ hoặc đột xuất với giáo viên chủ nhiệm; Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, lớp để đánh giá về tình hình học sinh trong đó có hành vi vi phạm của học sinh đồng thời để lắng nghe những chia sẻ của các em thông qua hộp thư “Điều em muốn nói” để về tâm tư nguyện vọng của các em qua đó giúp học sinh nhận ra những khuyết điểm và sửa chữa để thực hiện tốt nội quy, thay đổi hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. - Nhà trường cần trao trách nhiệm và đặt niềm tin nơi học sinh. Ngay từ đầu năm học nên đưa ra các nội quy cụ thể để xây dựng nền nếp trường lớp và môi trường học tập thân thiện, tích cực. Giáo viên phối hợp với học sinh trong lớp phân công trách nhiệm cho các thành viên trong lớp để các em thấy rõ mình có trách nhiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. - Nhà trường cần phối hợp với chính quyền, cộng đồng dân cư, các ban ngành, đoàn thể tạo nhiều sân chơi nhằm giúp các em thư giãn và có điều kiện giao lưu, gần gũi, thân thiện với nhau qua các hoạt động phong trào, các chương trình ngoại khóa như: thành lập các câu lạc bộ theo sở thích; tổ chức các buổi sinh hoạt chủ điểm nhân các ngày lễ; tổ chức các hội thi Chính những hoạt động trên đã giảm bớt những căng thẳng trong học tập, gắn kết các em lại với nhau, tạo sự thân thiện, gần gũi. b.4.6. Đối với gia đình: - Gia đình là nôi nuôi dưỡng các em từ nhỏ, bố mẹ sẽ là những người thầy đầu tiên dẫn dắt các em bước vào đời. Nhưng hiện nay, có rất nhiều gia đình phó mặc việc dạy bảo con cái cho thầy cô và nhà trường. Nhiều bậc cha mẹ chỉ mải lo làm giàu mà không có thời gian dành cho gia đình, không có bữa cơm chung, không có giờ sinh hoạt chung, chưa quan tâm gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện