SKKN Giải pháp bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT cho giáo viên

Từ khi Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học  ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT, mặc dù giáo viên đã được Sở giáo dục và Đào tạo Bến Tre, Phòng GD&ĐT tập huấn về cách nhận xét-đánh giá học sinh theo Thông tư này nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn gặp không ít khó khăn, lúng túng khi nhận xét - đánh giá học sinh. Nhiều giáo viên chưa nắm rõ mục đích và nguyên tắc của cách đánh giá mới. Tình trạng câu nhận xét còn chung chung, đôi lúc biện pháp hỗ trợ chưa cụ thể, chưa xác với thực tế học sinh, chưa giúp được học sinh khắc phục kịp thời
doc 11 trang lananh 04/03/2023 5080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT cho giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_boi_duong_ki_nang_danh_gia_hoc_sinh_theo_thon.doc

Nội dung text: SKKN Giải pháp bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT cho giáo viên

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Giải pháp bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT cho giáo viên. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết a. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới - Đối với giáo viên Từ khi Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT, mặc dù giáo viên đã được Sở giáo dục và Đào tạo Bến Tre, Phòng GD&ĐT tập huấn về cách nhận xét-đánh giá học sinh theo Thông tư này nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn gặp không ít khó khăn, lúng túng khi nhận xét - đánh giá học sinh. Nhiều giáo viên chưa nắm rõ mục đích và nguyên tắc của cách đánh giá mới. Tình trạng câu nhận xét còn chung chung, đôi lúc biện pháp hỗ trợ chưa cụ thể, chưa xác với thực tế học sinh, chưa giúp được học sinh khắc phục kịp thời. Bên cạnh câu nhận xét của giáo viên chưa thể hiện được kiến thức trong chuẩn và ngoài chuẩn Dù còn gặp nhiều khó khi áp dụng cách đánh giá mới nhưng tâm lí giáo viên thường ngại, chưa mạnh dạn chia sẻ khó khăn, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Trong sinh hoạt chuyên môn, các tổ cũng chưa thật sự bàn sâu về những khó khăn và cách khắc phục những khó khăn đó. Đôi lúc tư tưởng giáo viên còn mang tính hình thức, mang tính chiếu lệ, để đối phó. Cách đánh giá của giáo viên còn nhẩm lẫn giữa phẩm chất và môn học Đạo đức, còn nhầm lẫn giữa học tập và năng lực. Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh mà quên mất rằng phẩm chất và năng lực góp phần quan trọng tạo nên sự tiến bộ trong học tập cho học sinh. 0
  2. - Học sinh chưa có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực tế, được bồi dưỡng phát triển cả về năng lực và phẩm chất. c. Sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới Với trực trạng trên thì việc bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT cho giáo viên là hết cần thiết. Qua đó giúp giáo viên có được kĩ năng đánh giá học sinh đúng theo mục đích và nguyên tắc của việc đánh giá thì nhất định sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì thế, với vai trò người làm công tác quản lí giáo dục, tôi đã nghiên cứu đề ra một số giải pháp để bồi dưỡng kĩ năng nhận xét-đánh giá học sinh cho giáo viên trong đơn vị. 3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến a. Mục đích của giải pháp Tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT cho giáo viên” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp tối ưu, có tính khả thi để giúp giáo viên trong đơn vị khắc phục được những hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình nhận xét, đánh giá học sinh. Thông qua đó, góp phần bồi dưỡng kĩ năng cho giáo viên trong việc đánh giá học sinh theo Thông tư này. b. Nội dung giải pháp + Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ - So với giải pháp trước thì kết quả nghiên cứu đề tài này có nhiều điểm khác biệt. Tôi đã tìm ra một số giải pháp giúp cho giáo viên trong đơn vị thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT + Điểm mới dành cho giáo viên - Có được nhận xét xác với thực tế của từng học sinh, giúp việc ghi nhận xét 2
  3. học sinh để cùng nhau thảo luận, phân tích và đưa ra cách nhận xét, viết lời nhận xét cho phù hợp, xác thực với từng em. Đặc biệt phải đưa ra được biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ để các em ngày càng tiến bộ hơn. Lãnh đạo nhà trường tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ để nắm cách nhận xét, ghi nhận xét của giáo viên để có hướng tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Ngoài ra còn tổ chức thao giảng-chuyên đề cấp trường, đặc biệt thảo luận xoáy sâu vào cách nhận xét, biện pháp hỗ trợ, cách giúp đỡ học sinh vượt qua những hạn chế của bản thân để vươn lên cả về học tập, năng lực và phẩm chất. Cách đánh giá mới này được tôi lưu ý cả trong quá trình dự giờ thăm lớp để bồi dưỡng cho giáo viên thêm kĩ năng nhận xét, đánh giá học sinh. Mỗi tháng tổ trưởng ghi lại những vướng mắc vẫn còn vấp phải qua hoạt động trải nghiệm mà tổ không thể đưa ra cách giải quyết giúp cho học sinh tiến bộ để trong cuộc họp sinh hoạt chuyên môn của trường xin ý kiến chia sẻ từ Ban giám hiệu và các anh chị đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm. Có thể nói qua sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp, ngoài việc bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng về nhận xét, đánh giá học sinh, còn giúp cho giáo viên ngày càng mạnh dạn hơn, không còn “ngại” trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. c.2. Khuyến khích, động viên tinh thần tự bồi dưỡng kĩ năng đánh giá học sinh ở mỗi giáo viên - Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kĩ Thông tư 30, 22 để nắm rõ mục đích, nguyên tắc và nội dung của cách đánh giá mới. - Đánh giá học sinh cần dựa trên nguyên tắc đánh giá: đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác; không tạo áp lực cho học sinh, - Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, giáo viên cần đưa ra những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh để thảo luận – tìm cách tháo gỡ - Mỗi giáo viên cần tự bồi dưỡng thêm vốn từ, kỹ năng quan sát, theo dõi học sinh, xác định ưu điểm nổi bật, hạn chế cơ bản; nâng cao năng lực xác định các 4
  4. Lời nhận xét của giáo viên phải chứa đựng những tâm tư, tình cảm và cả sự tâm huyết sâu sắc về mỗi học sinh. Khi giáo viên nêu rõ, cụ thể về ưu điểm, hạn chế của học sinh đồng thời đưa ra hướng giải quyết phù hợp sẽ giúp các em tìm được phương pháp học tập và rèn luyện tốt nhất. Khi đã có những nhận xét sát thực về mỗi học sinh, việc quan trọng nhất của giáo viên là tổ chức hoạt động dạy - học và hoạt động giáo dục phù hợp để giúp các em học sinh tiến bộ. Ví dụ trong phân môn Tập đọc, yêu cầu giáo viên chia thành 3 nhóm như sau: Nhóm đọc bài tốt nhưng chưa tập trung theo dõi bạn đọc, nhóm thứ hai là nhóm đọc bài tốt và chăm chú theo dõi bạn khi đọc và nhóm thứ ba là nhóm phát âm còn lẫn lộn. Từ đó giáo viên có biện pháp nhận xét cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần linh hoạt, chủ động lập kế hoạch đánh giá: xác định nhóm đối tượng? Thời gian nhận xét? Cách nhận xét sao cho gọn và rõ ràng, ưu tiên cho nhóm đối tượng chưa hoàn thành và nhóm phát triển năng khiếu. Vì thế giáo viên sẽ an tâm trong việc nhận xét học sinh. * Một số hình thức hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Đối với học sinh tiểu học, nhất là các em học sinh lớp đầu cấp, các em còn hạn chế nhiều về kĩ năng giao tiếp, hợp tác; tự phục vụ; tự học và giải quyết vấn đề; nên giáo viên cần quan tâm bồi dưỡng, giúp đỡ các em đạt được những năng lực, phẩm chất cần thiết. Ví dụ: Để hình thành và phát triển năng lực (tự phục vụ), phẩm chất (chăm làm, tự tin, trách nhiệm), giáo viên lớp 2 có thể kể cho các em nghe câu chuyện “Mẫu giấy vụn” và dựa vào câu chuyện này để tạo ra nhiều mẫu chuyện vui kể vể những đồ dùng học tập, những bộ phận trong cơ thể con người “biết nói” để giáo dục các em biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập, biết giữ vệ sinh cá nhân - phòng chống bệnh tật, bảo vệ môi trường Trong mỗi buổi học, giáo viên nên chú ý rèn cho các em chưa tự tin, nhút nhát, hạn chế về vốn từ được phát biểu, trình bày ý kiến trước lớp nhiều hơn. Khen khi các em nói đạt nội dung cần trao đổi dù là rất nhỏ, khen khi học sinh có 6
  5. phụ huynh hiểu được mục đích của việc đánh giá mới, để cùng phối hợp với giáo viên đánh giá học sinh trong giáo dục ngoài nhà trường. - Giáo viên cũng cần tuyên truyền rộng rãi đến học sinh về cách đánh giá mới, giúp cho các em hiểu được mục đích của việc đánh giá mới và cùng tham gia vào đánh giá học sinh lẫn nhau. Phải giúp các em hiểu được: đánh giá bạn là phải giúp bạn tiến bộ chứ không phải là để so sánh bạn này với bạn khác. c.4. Các nội dung đánh giá + Về học tập Khi đánh giá HS theo nội dung từng bài ở các môn học, giáo viên cần linh hoạt nhận xét bằng lời nói hoặc nhận xét bằng viết. Cuối tháng giáo viên ghi nhận vào Sổ theo cá nhân của mình, ưu tiên nhận xét đánh giá nhóm đối tượng HS chưa hoàn thành, nhóm phát triển năng khiếu. + Ghi nhận xét học sinh Khi ghi câu nhận xét, GV cần chú ý đến cách trình bày và nội dung viết. Câu nhận xét phải giúp cho người đọc hiểu được điều GV muốn nói. Nội dung nhận xét phải bao hàm cả tình cảm thân thiện của người viết, thể hiện cả ý khen ngợi hoặc động viên, hỗ trợ giúp các em tích cực rèn luyện, vượt khó trong học tập. Câu nhận xét như thế mới có giá trị thúc đẩy sự tích cực, rèn luyện trong mỗi học sinh. Để ghi được câu nhận xét ta cần dựa vào bài làm, sản phẩm của HS đã đạt được ở mỗi tiết học. Cần nghiên cứu kĩ mục tiêu của từng bài để ghi nhận xét cho phù hợp với nội dung kiến thức mà các em đã đạt được và để có hướng giúp đỡ các em kịp thời. Ví dụ: Toán lớp 1 Bài: Luyện tập (trang 48 SGK) Mục tiêu bài: HS biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. Gợi ý lời nhận xét: Bài 1: - Thực hiện tốt các phép cộng trong phạm vi 3, 4 hoặc nắm tốt các phép cộng đã học, đáng khen. 8
  6. Đề tài này áp dụng cho giáo viên khi thực hiện nhiệm giảng dạy từ lớp Một đến lớp Năm ở mọi vùng miền. Đề tài giúp cho việc chỉ đạo giáo viên có thêm kĩ năng về nhận xét - đánh giá học sinh đúng theo mục đích của cách đánh giá mới, nhưng khi áp dụng cần linh hoạt với điều kiện thực tế của từng học sinh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp + Qua đề tài SKKN giúp cho GV và HS thay đổi - Làm thay đổi quan điểm đánh giá, chủ động tiếp cận Thông tư 22 cho GV, qua đó giáo viên hiểu được mục đích, nội dung, nguyên tắc và cách thức nhận xét-đánh giá. Giáo viên nắm được tính mới, tính mở, của thông tư. - GV nắm vững được các kĩ thuật đánh giá thường xuyên, xác định được căn cứ nhận xét, cấu trúc, nội dung, hình thức của lời nhận xét - Rèn được kĩ năng đánh giá thường xuyên trong quá trình tổ chức các hoạt động học, dựa vào nội dung từng môn học, mục tiêu cần đạt của từng hoạt động, từng bài, từng mạch kiến thức cũng như đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của học sinh giáo viên đối chiếu với kết quả học tập, các sản phẩm học sinh đã hoàn thành để có nhận xét kịp thời khích lệ kịp thời học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em đồng thời tư vấn, hướng dẫn các em khắc phục những khó khăn trong học tập. - Tích hợp trong cách ghi nhận xét giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, câu từ ngắn gọn hơn. Khi cần nhận xét vào vở học sinh, tích hợp ghi những khó khăn trong học tập của học sinh vào biện pháp giáo dục. Giáo viên chủ động tích hợp giữa nhận xét bằng lời và bằng viết khi cần thiết. Qua thực hiện đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí đã nắm được tính nhân văn sâu sắc của Thông tư. Học sinh thật sự hứng thú, cha mẹ học sinh đồng thuận và tin tưởng. Học sinh hoàn thành chương trình lớp học cao. Nhiều học sinh có cơ hội phát triển năng lực. Thực hiện Thông tư nhằm tạo cơ hội để tập thể giáo viên Nhà trường bước thêm một bước trên con đường đổi mới giáo dục và hội nhập Quốc tế. Do đó, vấn đề phân cấp, trao quyền cho GV, phải được tăng cường, khuyến khích từng GV phát huy mọi khả năng, sáng tạo của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục được giao trong tình hình mới, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục./. 10