SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt để nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm

Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, xã hội ngày một phát triển, cuộc sống ngày một hiện đại với bao sự đổi mới. Song song với sự phát triển đó, tình hình đạo đức của học sinh nói chung và của học sinh ở trường Tiểu học nói riêng cũng có nhiều biến động.
doc 9 trang lananh 04/03/2023 9980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt để nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_de_nang_cao.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt để nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt để nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, xã hội ngày một phát triển, cuộc sống ngày một hiện đại với bao sự đổi mới. Song song với sự phát triển đó, tình hình đạo đức của học sinh nói chung và của học sinh ở trường Tiểu học nói riêng cũng có nhiều biến động. Những năm học gần đây, các lớp tôi chủ nhiệm đa số học sinh đều ham học và chăm ngoan, đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận không nhỏ học sinh chưa ngoan, biểu hiện của sự chưa ngoan ở các em vô cùng phức tạp và đa dạng: Văng tục, chửi thề, không vâng lời cha mẹ, thầy cô, không trung thực, gây gỗ đánh nhau, vô lễ với người lớn, có nguy cơ bỏ học, xem thường nội quy trường lớp, Xét về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hiếu động và hiếu thắng, nhiều nông nổi do sự phát triển tâm sinh lý chưa hoàn chỉnh, là lứa tuổi bắt đầu trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình hình thành cái mới diễn ra không đồng đều ở các mặt trong mỗi cá nhân. * Ưu điểm - Đề tài áp dụng vào việc giáo dục học sinh theo hướng tích cực, tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau. 1
  2. - Đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu trong giáo dục học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm là “Người bạn lớn” của học sinh. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Trước đây đối với những học sinh cá biệt, thầy cô, cha mẹ và người lớn thường hay nghiêm khắc giáo dục trẻ. Nhưng thực tế cho thấy việc giáo dục chúng nghiêm khắc có thể dẫn đến những kết quả hoàn toàn trái ngược với mong muốn. Việc giáo dục nghiêm khắc sẽ tước đi cơ hội tự kiểm điểm và tự chịu trách nhiệm của học sinh. Giáo dục dựa trên sự sợ hãi là dạy trẻ cách bắt nạt người yếu đuối hơn, cũng khiến trẻ tin rằng sức mạnh là lẽ phái, càng khiến học sinh có xu hướng nổi loạn. Việc giáo dục học sinh cá biệt thầy cô, người lớn cần biết cách linh hoạt, uyển chuyển trong cách giáo dục. Giáo dục học sinh phải biết nghiêm khắc bằng tình thương và sự động viên. Từ đó, học sinh sẽ được cảm hóa biết được cách ứng xử với mọi người xung quanh; nhận biết được việc nào đúng, việc nào sai; có thể tự kiểm điểm và chịu trách nhiệm với việc làm của mình. b.3. Cách thực hiện sáng kiến: Trong quá trình thực hiện sáng kiến, để đảm bảo có hiệu quả. Tôi đã phân tích tình trạng, nguyên nhân, giải pháp thực tế. Suy nghĩ, phát hiện ra những hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt (Càng nghiêm khắc, áp đặt học sinh càng có biểu hiện chống đối). Từ đó, đề ra biện pháp khắc phục cho những hạn chế và đưa ra những giải pháp giáo dục phù hợp nhất cho từng đối tượng cá biệt (tình yêu thương, quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời). b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến : Giáo viên chủ nhiệm thường là người đứng ra giải quyết mọi chuyện do học sinh gây ra, nhưng chỉ dừng là ở mức độ khuyên bảo, hay chỉ dạy kèm cho học sinh quá yếu kém. Đối với học sinh cá biệt về đạo đức thì răn đe, xử phạt, thậm chí còn hù dọa nhưng hầu hết chỉ có hiệu quả tức thời rồi đâu lại vào đó, học sinh vẫn trở lại 3
  3. + Do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, chưa ngoan với thầy cô, cha mẹ, hay nói tục + Môi trường sống không lành mạnh. Có gia đình phương pháp dạy con không đúng hoặc quá chủ quan, tin con mình đã ngoan, đã tốt; + Tư chất của học sinh chậm trong nhận thức, hỏng kiến thức từ lớp dưới nên chán học, thường hay nghịch phá, mất trật tự . * Đối với bản thân học sinh cá biệt Giáo viên chủ nhiệm làm việc riêng với học sinh cá biệt với các biện pháp được nâng dần từ thuyết phục đến khi đưa học sinh cá biệt vào thế phải tâm phục, khẩu phục trên cơ sở hài hòa tâm lí giữa thầy và trò. Có thể học sinh cá biệt mới chịu nói lên ý kiến riêng về hành vi của mình. Đôi lúc giáo viên chủ nhiệm cũng nên làm cầu nối để học sinh cá biệt trở lại với tập thể một cách bình thường mà không cưỡng ép.  Với nhóm học sinh cá biệt về đạo đức: Đây là các em thường có hành vi không tốt, thường ảnh hưởng đến sự học tập của lớp: - Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, giáo viên chủ nhiệm bình tĩnh nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý có tình mức độ nguy hại của khuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm lớp thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức để cảm phục các em; - Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá biệt. Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên theo dõi giám sát, kiểm tra, động viên và khen thưởng kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất; - Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho học sinh cá biệt tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình. Công tác này thực sự đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh trầm cảm tự ti. Các em sẽ mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện. Cho các em tham gia và thực hiện tốt các hoạt động ngoại khóa, rèn kĩ năng sống để các em tiến bộ; 5
  4. - Tâm lý phụ huynh của học sinh cá biệt rất ngại việc uốn nắn của giáo viên về con mình, cho nên giáo viên phải hết sức tế nhị trong giao tiếp với phụ huynh. Vận động phụ huynh trong việc đến trường liên hệ với giáo viên chủ nhiệm khi có giấy mời ( hoặc điện thoại) để trao đổi kịp thời ngăn chặn được sai lầm của học sinh. - Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm chia sẻ với họ những kiến thức về giáo dục con cái, tạo được sự thống nhất quan điểm giáo dục với cha mẹ học sinh; - Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với cha mẹ học sinh để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi hầu hết những học sinh cá biệt đều do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục của gia đình; - Gặp gia đình, trao đổi hoặc gọi điện thoại liên hệ với gia đình học sinh để từ đó hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, nguyên nhân cá biệt của học sinh mình; - Thiết lập sổ theo dõi giữa gia đình và lớp. Giáo viên thường xuyên đánh giá nhận xét việc học tập cũng như hành động của các em vào sổ gửi về cho gia đình. Và đồng thời cũng lấy ý kiến từ gia đình để giáo viên có biện pháp giáo dục phù hợp. Từ đó gia đình luôn nắm bắt được tình hình học tập của con em mình, cùng với nhà trường kèm cặp học sinh tốt hơn; - Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến. Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể lấy tấm gương tốt trong tập thể, hoặc của chính một học sinh cá biệt đã tiến bộ để cảm hoá học sinh cá biệt; - Bản thân luôn là tấm gương trước học sinh về mọi mặt: đạo đức, về lối sống, Đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin, động viên học sinh bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải khéo léo, linh hoạt, trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn 7
  5. - Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò; - Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh; - Phụ huynh các em bắt đầu có quan tâm thiết thực đến việc học của các em và tin tưởng giáo viên; - Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội. 3.5. Tài liệu gồm theo gồm: Không. Bến Tre, ngày 5 tháng 2 năm 2019 9