SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học

Thực tế cho thấy, hiện nay học sinh các cấp học nói chung và học sinh tiểu học nói riêng các em chỉ nắm vững và giỏi về lý thuyết nhưng kĩ năng tự giải quyết vấn đề chưa có, nhất là kĩ năng tự học. Đặc biệt là những học sinh ở cấp tiểu học chưa có kĩ năng tự học, các em phải nhờ đến sự hỗ trợ giúp đỡ của người lớn rất nhiều. Khi giao 1 bài tập, một tình huống có liên quan với nội dung bài học,… yêu cầu các em tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề thì các em lúng túng, thậm chí không thể giải quyết được cho dù có những vấn đề các em đã được học, rất gần gũi với các em. Đó là do các em có thói quen không tự học, không nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cho riêng mình hoặc nhớ nội dung bài học thông qua việc học thuộc lòng một cách máy móc,…
doc 9 trang lananh 04/03/2023 6240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_de_n.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học . 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: a. Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến: Thực tế cho thấy, hiện nay học sinh các cấp học nói chung và học sinh tiểu học nói riêng các em chỉ nắm vững và giỏi về lý thuyết nhưng kĩ năng tự giải quyết vấn đề chưa có, nhất là kĩ năng tự học. Đặc biệt là những học sinh ở cấp tiểu học chưa có kĩ năng tự học, các em phải nhờ đến sự hỗ trợ giúp đỡ của người lớn rất nhiều. Khi giao 1 bài tập, một tình huống có liên quan với nội dung bài học, yêu cầu các em tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề thì các em lúng túng, thậm chí không thể giải quyết được cho dù có những vấn đề các em đã được học, rất gần gũi với các em. Đó là do các em có thói quen không tự học, không nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cho riêng mình hoặc nhớ nội dung bài học thông qua việc học thuộc lòng một cách máy móc, Nhưng làm thế nào để xây dựng cho các em tinh thần và thái độ học tập tích cực; kích thích sự hứng thú, thích tìm tòi, khám phá kiến thức cũng như phát triển ở các em tinh thần tự học; hình thành cho các em phương pháp học tập khoa học, kĩ năng tự học, giải quyết vấn đề mà trên hết là ý thức tực học, tự mình khám phá, tự mình giải quyết những vấn đề có liên quan nội dung bài học, một vài tình huống xảy ra trong cuộc sống xung quanh, giúp các em tự hoàn thiện được bản thân. Đó là những vấn đề rất khó khăn, nhiều thách thức đòi hỏi người giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học một cách linh hoạt, đổi mới cách dạy học, việc đánh giá học sinh trong đó chú trong đến việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học theo tinh thần Văn bản số 4612/BGDĐT- GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. b. Ưu điểm, hạn chế của giải pháp: * Ưu điểm: - Có nhiều kênh thông tin hướng dẫn thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học (Chương trình giáo dục tiên tiến “VNEN”; tài liệu thực hiện chương trình
  2. 3 tập cho học sinh để nâng cao chấat lượng dạy học ở Tiểu học” với mong muốn được chia sẻ và nhận được đóng góp từ quý đồng nghiệp. 3. 2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu, có tính khả thi để giúp giáo viên có ý thức trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đầu tư nghiên cứu chuyên môn, vận dụng các kĩ thuật dạy học, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Bên cạnh đó còn hình thành cho các em tinh thần và thái độ học tập tích cực; kích thích sự hứng thú, thích tìm tòi, khám phá kiến thức cũng như phát triển ở các em tinh thần tự học; có phương pháp học tập khoa học, kĩ năng tự học, giải quyết vấn đề mà trên hết là ý thức tực học, tự mình khám phá, tự mình giải quyết những vấn đề có liên quan nội dung bài học, một vài tình huống xảy ra trong cuộc sống xung quanh, giúp các em tự hoàn thiện được bản thân. Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. b. Nội dung của giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Thực tế đã có nhiều bài báo, các công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề “Hình thành ý thức tự học cho học sinh-sinh viên” như “Nghiên cứu tự học của sinh viên sư phạm”; “Phát huy tính tích cực học Toán cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Toán Tuổi thơ”; Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, những đề tài nghiên cứu về việc phát triển kĩ năng tự học của học sinh Tiểu học chưa có nhiều. Đặc biệt, những nghiên cứu về các biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh vẫn còn thiếu. Chính vì vậy, với sáng kiến : “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học” trên cơ sở quan tâm đến việc đổi mới phương pháp, hình thức, vận dụng các kĩ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên cùng với hoạt động học và các hoạt động khác của học sinh là thiết thực, nhằm hình thành cho các em tinh thần và thái độ học tập tích cực; kích thích sự hứng thú, thích tìm tòi, khám phá kiến thức mới giúp các em có nền tảng và phát huy tính tự học khi lên các cấp học khác. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Trước đây vẫn dạy theo hình thức là truyền thụ kiến thức, chưa quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức tạo hứng thú học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nhưng hiện nay do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự đổi mới của giáo dục, việc tiếp cận các mô hình dạy học tích cực của các nước tiên tiến. Phát huy vai trò “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” từ bỏ lối “dạy áp đặt, truyền thụ một chiều”, “thầy giảng – trò ghi nhớ”, phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành, kỹ năng sống, tự tìm, tự tạo việc làm và năng lực tự học của người học là mục tiêu – phương pháp.
  3. 5 Thứ hai: Về công tác chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp, đồng thời tổ chức lãnh đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá mọi hoạt động và mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách, nhằm hình thành nhân cách của học sinh. Với vai trò, vị trí như vậy giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối liền giữa nhà trường- gia đình- xã hội. Để trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi thì ngoài những công việc trên, người giáo viên phải rèn cho mình những năng lực sau: - Phải quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh. - Phải xây dựng nề nếp học tập tốt, có quy định về nội quy của lớp. - Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp của trường, lớp. - Xây dựng và phát triển quan hệ, kết hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo phương châm xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục học sinh. Thông thường trẻ ở Tiểu học tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Do đó phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm là nhân tố hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung. b.4.1. Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học: - Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó. Cụ thể là sau khi học xong một môn học các em sẽ lĩnh hội được những gì và nếu như không học thì chúng sẽ không có những gì. Có như thế, học sinh mới nỗ lực học tập và chủ động tìm tòi, nghiên cứu hơn. - Giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc hệ thống trong dạy học, giúp học sinh dễ dàng liên kết các nội dung liên quan và vận dụng chúng tốt hơn vào thực tiễn. - Gây hứng thú học tập ngay từ bắt đầu tiết học. Ví dụ: Giới thiệu bài sự sinh sản của ếch như sau : + Cho học sinh hát bài “Chú ếch con” + Tổ chức cho học sinh thi “ Bắt chước tiếng ếch kêu” + Hỏi: Bạn có biết ếch thường kêu vào mùa nào không? ( Đầu mùa hạ ếch đực thường cất tiếng gọi ếch cái đến để giao phối ). Giáo viên mới giới thiệu và cho các em tìm hiểu bài : Sự sinh sản của ếch b.4.2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp, đa dạng các hình thức dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh:
  4. 7 - Tổ chức hình thức di chuyển trạm ( 3 đi một ở lại, di chuyển tự do ) để học sinh được học tập thêm từ các nhóm khác. Ví dụ : Dạy bài Đạo đức: Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. Sau khi học sinh được làm việc nhóm trưng bày những hình ảnh, tư liệu về Liên Hợp Quốc sưu tầm được vào bảng nhóm. Giáo viên tổ chức cho học sinh 3 đi 1 ở lại để học tập thêm từ nhóm khác. Bạn mang thẻ màu đỏ sẽ ở lại giới thiệu thông tin, hình ảnh sưu tầm của nhóm mình cho các bạn nhóm khác nghe. Ba bạn mang thẻ ( trắng, vàng, xanh) di chuyển sang trạm khác để học tập thông tin mới rồi trở về nhóm kể cho bạn ở lại nghe . - Bên cạnh những lời giảng giải của giáo viên thì đồ dùng trực quan cũng là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính khoa học, tính thẫm mĩ và tính sư phạm thì mới hấp dẫn, mang tính hiệu quả. * Tổ chức hoạt động ngoài trời: Dạy học ngoài trời giúp học sinh tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kĩ năng từ cuộc sống. Dạy học ngoài trời là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi thế để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, một năng lực cần thiết cho tất cả mọi môn học. * Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học: Có những kiến thức mà trong thực tế các em khó có điều kiện quan sát, đối với những dạng bài này, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các em tiếp nhận kiến thức tốt hơn như video clip, hình ảnh được trình chiếu bằng PowerPoint mà trong thời điểm hiện tại các em không thể quan sát được. Ví dụ: Dạy bài “ Phòng bệnh Sốt xuất huyết”. Học sinh được xem một đoạn phim thời sự về thông tin người bệnh sốt xuất huyết và biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. * Lưu ý: Không nên quá lạm dụng vào đồ dùng dạy học, sử dụng phải đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, dùng xong giáo viên nên cất ngay để tránh gây mất tập trung cho các em. * Sử dụng lời khen một cách hợp lý: Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với trẻ. Đối với trẻ nhỏ, việc ghi nhận và khen thưởng những hành vi tốt là một điều hết sức quan trọng. Trẻ ở lứa tuổi này chưa đủ vốn sống và kinh nghiệm để phân biệt hành vi của chúng là đúng hay sai, tốt hay chưa tốt. Vì vậy, cần có sự ghi nhận và định hướng của người lớn. Khi được khen ngợi, trẻ chắc chắn hơn với những hành vi và khả năng của mình. Từ đó, học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin và được củng cố niềm tin, có động lực phấn đấu hơn. Lời khen còn giúp đẩy lùi những hành vi không tốt. Điều này có nghĩa là, khi nhận được lời khen, trẻ sẽ tự nhận thức rằng việc làm ngược lại chính là hành vi xấu. Nếu cư xử không tốt, trẻ sẽ không được khen. Tránh chê bai hay dùng những từ ngữ nặng nề, khó nghe khiến các em sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học. 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: