SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên trường tiểu học xây dựng tốt thư viện lớp học
Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho các thế hệ. Đó là nguồn kiến thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả con người, những cuốn sách có nội dung sâu sắc sẽ đưa đến cho con người không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những suy nghĩ tìm tòi, sự biến đổi tâm hồn mỗi con người.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên trường tiểu học xây dựng tốt thư viện lớp học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_giao_vien_truong_tieu_hoc_xay_dun.doc
Nội dung text: SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên trường tiểu học xây dựng tốt thư viện lớp học
- TCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực HĐ ghi): 1. Tên sáng kiến : “Một số giải pháp giúp giáo viên trường tiểu học xây dựng tốt thư viện lớp học ”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho các thế hệ. Đó là nguồn kiến thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả con người, những cuốn sách có nội dung sâu sắc sẽ đưa đến cho con người không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những suy nghĩ tìm tòi, sự biến đổi tâm hồn mỗi con người. Bên cạnh đó, thư viện trường học có vai trò cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh; là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, để các hoạt động giáo dục trong nhà trường đảm bảo an toàn, thân thiện và hiệu quả thì vai trò của thư viện trong nhà trường là hết sức quan trọng. Thư viện phải làm thế nào để thu hút được nhiều bạn đọc, tạo điều kiện tốt cho các thành viên khi tham gia đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Song song với hoạt động giáo dục của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì tại trường Tiểu học chúng tôi mô hình xây dựng thư viện lớp học, thư viện thân thiện được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. Dù vậy, trong thực tế, nhiều thư viện trường học (trong đó có trường tôi) chưa phát huy hết vai trò của thư viện như: cách tổ chức cho mượn sách, đọc sách tại chỗ, hình thức phục vụ còn cứng nhắc, nguyên tắc. Cán bộ, giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách còn mất nhiều thời gian cho việc mượn, trả; hoạt động thư viện còn xề xòa, qua loa, chưa mang lại hiệu quả mong muốn. 1
- - Một số em đọc chậm còn nhút nhát, ngại đọc sách, chưa tự tin để tham gia. - Nguồn sách còn hạn chế do chưa huy động được các nguồn ủng hộ sách mà chủ yếu là nguồn ngân sách của nhà trường. - Một số gia đình chưa xem trọng ích lợi của việc đọc sách nên chưa quan tâm nhắc nhở con em dành thời gian đọc sách mà chơi game. - Ban giám hiệu chưa chú trọng tầm quan trọng của việc đọc sách, từ đó chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có sự chỉ đạo sâu sát về công tác này. b.1. Tính mới của giải pháp: - Tổ thư viện, giáo viên triển khai tổ chức hoạt động đọc sách trong nhà trường có sự quan tâm chỉ đạo thống nhất từ Ban giám hiệu đến các bộ ban, giáo viên trong nhà trường. Trong suốt quá trình triển khai, tổ chức hoạt động đọc luôn có sự quan sát, theo dõi và có sự tư vấn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của trường nhằm thu hút nhiều đối tượng học sinh tham gia. - Các em được đọc sách mỗi ngày, đặc biệt các ngày lễ, ngoại khóa, các em được tham gia “ngày hội đọc sách”được nói lên ý nghĩa, những cảm nhận của mình về nội dung quyển sách đã đọc. Đồng thời được ghi những nội dung đó vào sổ tay để lưu giữ. - Các em được đọc sách chủ yếu ngay trong lớp học của mình, được đọc cùng với thầy cô, với bạn, có cơ hội nêu những thắc mắc của mình và được thầy cô giải đáp kịp thời. - Khu vực tham gia hoạt động đọc sách ở lớp, ở sân trường được bố trí sắp xếp khoa học, đẹp mắt, thu hút và gây hứng thú cho các em. - Giúp học sinh thường xuyên được rèn kĩ năng đọc, rèn luyện trí tuệ, góp phần rèn kỹ năng sống và tạo môi trường thân thiện trong trường học. b.2. Sự khác biệt của giải pháp so với giải pháp cũ đã và đang được áp dụng: - Giải pháp mới: Ngoài việc đọc sách ở thư viện, ở sân trường, các em được tham gia đọc sách ngay tại lớp học của mình có sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên, được đọc nhiều thể loại sách, báo, tài liệu phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. Đặc biệt hơn là các em được trao đổi, chia sẻ với bạn, với thầy cô, được viết những cảm nhận của mình về quyển sách đã đọc. - Qua thực hiện giải pháp mới: + Phần lớn thư viện lớp học được thiết kế khá đơn giản. Dù chỉ được đặt ở một góc nhỏ trong phòng học, không tốn kém, không đòi hỏi nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ cho việc trang trí nhưng lại tạo hứng thú, ý thức ham đọc sách cho học sinh. + Tất cả học sinh đều yêu thích, hứng thú tham gia đọc sách; có ý thức tự qu trọng giữ gìn sách, sắp xếp sách ngăn nắp trên giá, trên kệ mỗi ngày. + Học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, tìm hiểu nét văn hóa, hình thành và nuôi dưỡng lòng yêu quê hương và tự hào dân 3
- Giải pháp 3. Xây dựng vốn sách, báo: Ngoài vốn sách báo đã có trong thư viện nhà trường, vốn sách báo được bổ sung thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp, chúng tôi còn huy động sự ủng hộ sách từ học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường và nhân dân địa phương. Thông qua công tác tuyên truyền, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ mọi nguồn. Đặc biệt là các em học sinh, các em đã mang những cuốn sách mình đã đọc ủng hộ vào thư viện nhà trường, những sách, báo các em ủng hộ được lựa chọn và sắp xếp vào giá sách thân thiện của mỗi lớp. Tủ sách ấy được các em tự quản sử dụng hằng ngày và bổ sung thường xuyên. Các loại sách huy động ủng hộ được phân ra từng mảng như: sách giáo khoa, sách bài tập, sách bổ trợ nâng cao, sách an toàn giao thông và các loại truyện như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện giáo dục đạo đức, chuyện kể về Bác Hồ, . Giải pháp 4. Xây dựng góc thư viện tại phòng học của học sinh: Tại phòng học của học sinh nhà trường chỉ đạo bố trí góc thư viện được các em trang trí đẹp, khoa học, thu hút sự chú ý của người đọc gồm: góc đọc sách, góc viết, góc nghê thuật, xem Mỗi góc đều có biển tên và các tài liệu, đồ dùng phù hợp. Góc đọc: được xếp các loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện cổ tích, truyện danh nhân, Học sinh có cơ hội đọc sách để nâng cao kiến thức, phục vu nhu cầu học tập hoặc tham gia các chương trình của thư viện. Góc nghệ thuật: được bố trí để các em trưng bày các sản phẩm do các em tạo ra như tranh vẽ, sản phẩm đất nặn Góc viết: Các đồ dùng chủ yếu ở đây là giấy, vở viết, bút mức, bút chì, thước kẻ Tại góc viết, các em có khả năng thể hiện sự sáng tạo như viết truyện, thơ, thư, nhật ký, những cảm nghĩ về sách. Các em cũng có thể luyện viết hoặc trung bày các bài luyện viết của mình. Góc xem: Tại góc xem nhà trường đã chuẩn bị máy tính có nối mạng Internet. Tại đây, học sinh có thể tra cứu, lấy thông tin trên mạng hoặc xem các nội dung cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập. Thư viện trong lớp được thống nhất thực hiện theo xu hướng: thân thiện, phù hợp, an toàn, dễ tìm, vừa tầm với học sinh của mỗi lớp. Đồng thời đảm bảo tiêu chí: giá sách không che khuất ánh sáng, không gian đọc sách khô thoáng, sạch đẹp. Các “nội quy thư viện”, “góc trò chơi” được bố trí hợp lý. Sau khi tiến hành xong, thư viện sẽ phối hợp cùng với tổ cộng tác viên thư viện kiểm tra, đánh giá thi đua cho các lớp về công tác xây dựng góc thư viện. * Tổ chức hoạt động của Thư viện lớp học: Các hoạt động của học sinh trong phòng đọc có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, (giáo viên cùng tham gia đọc với các em). Các em tự tìm cho mình vị trí thích hợp và tự lựa chọn tài liệu mà mình cần một cách thuận tiện, tuy nhiên cần nghiêm túc, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bạn khác 5
- Giải pháp 7. Tổ chức hoạt động đọc to nghe chung: Hàng tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt cờ bộ phận thư viện phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh đọc to nghe chung. Mỗi lớp được chọn một vài em học sinh có giọng đọc tốt, các em luân phiên nhau đọc cho cả lớp, cả sân cờ nghe trong từng giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt cờ. Các câu chuyện là những bài học đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, an toàn giao thông, Sau khi nghe xong câu chuyện, các em sẽ được trả lời một số câu hỏi xoay quanh nội dung câu chuyện, đồng thời các em có thể chia sẻ cho nhau những cảm nhận của mình về ý nghĩa câu chuyện. Từ đó, dần dần hình thành trong các em kĩ năng nói, viết, kĩ năng bày tỏ cảm xúc, Bồi dưỡng cho các em đức tính tốt, những tình cảm trong sáng, lành mạnh, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của nền giáo dục nước nhà. Giải pháp 8. Tổ chức khen thưởng học sinh: Cuối mỗi tuần lễ, trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh bình chọn những bạn có số lượt đọc nhiều nhất; có những chia sẻ cảm nhận về các câu chuyện hay nhất, sâu sắc nhất; số bạn có ý thức giữ gìn sách cẩn thận, sắp xếp sách báo ngăn nắp gọn gàng. Bên cạnh, lớp cũng tuyên dương các bạn được phân công giúp đỡ bạn khó khăn trong việc rèn. Nếu bạn đọc có tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu của giáo viên thì cả hai cùng được khen. 3.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp: Đề tài được áp dụng trong phạm vi trường của chúng tôi đang công tác. Bên cạnh đó, cúng tôi sẽ mạnh dạng chia sẻ sáng kiến của mình đến các trường bạn trong và ngoài tỉnh. Nhằm giúp các em nâng cao ý thức và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đọc sách, góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; góp phần thực hiện hiệu quả và sáng tạo phong trào "Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực". Sáng kiến này nếu được thực hiện nghiêm túc chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường tiểu học. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: * Hoạt động thư viện: Từ mô hình hoạt động thư viện lớp học, thư viện nhà trường đã thu hút được 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường tham gia hằng ngày. Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như CB, GV, NV và học sinh. Số lượt giới thiệu sách của cán bộ thư viện cũng nhiều lên vì số sách mới được tăng lên hằng tuần và phương thức tiếp cận sách thuận lợi. Các hoạt động vui chơi, thư giãn được học sinh hưởng ứng nhiệt tình, vì thế đã có nhiều cuộc thi các em tham gia đạt hiệu quả tốt như: Thi viết về thầy cô và mái trường, thi vẽ tranh ATGT , thi “Ý tưởng trẻ thơ”; thi làm thơ, Tiếng hát tuổi thơ, 7