SKKN Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa chăm học ở lớp chủ nhiệm
Việc giúp đỡ học sinh chưa chăm học để trở thành học sinh chăm ngoan, hứng thú trong học tập là giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách đạo đức, cách ứng xử trong cộng đồng. Học sinh được giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, tập cho các em có nề nếp học tập tốt hơn; làm thay đổi cách suy nghĩ của học sinh về việc học tập: học cho bản thân chứ không phải học cho người khác; tạo điều kiện cho học sinh khẳng định mình trước lớp, trước tập thể. Bước đầu xây dựng thói quen ham học cho học sinh.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa chăm học ở lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_khac_phuc_tinh_trang_hoc_sinh_chua_cha.doc
Nội dung text: SKKN Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa chăm học ở lớp chủ nhiệm
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa chăm học ở lớp chủ nhiệm.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Năm học 2016-2017 là năm học thực hiện việc đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh. Trong những năm học qua, thực tế cho thấy nền giáo dục của chúng ta đã và đang đổi mới nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học nhưng công tác chủ nhiệm lớp còn chưa thật sự đổi mới. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống người dân được cải thiện hơn. Chính sách mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa của các nước cũng đa dạng. Các em ngày càng thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo hơn. Tuy nhiên không thể bàn đến mặt trái của nền kinh tế thị trường. Các hành vi xấu, các tệ nạn xã hội đang len lõi vào thế hệ trẻ của chúng ta làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hành vi đạo đức của học sinh. Đặc biệt là các em không ham thích học và đến trường. Đối với đối tượng học sinh chưa chăm học nếu giáo viên, cha mẹ ít quan tâm sẽ tạo cơ hội cho các em không cố gắng trong học tập và rèn luyện. Chính vì những lí do đó mà tôi đã từng băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp các em ham thích đến trường, hứng thú trong học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình một cách tốt nhất. Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm ở trường tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm vô cùng khó khăn và vất vả. Bởi vì đa số học sinh có hoàn cảnh sống khác nhau góp phần hình thành cho các em nhiều tính cách khác nhau: có em hiền lành, ngoan ngoãn, chăm học; có em hiếu động, tinh nghịch; có em còn chậm hoặc chưa ngoan, Đa số các em chưa nhận biết được tầm quan trọng của việc học. Vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục kiến thức và kĩ năng cho các em. 1
- b) Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Đề tài nhằm tìm hiểu học sinh để có giải pháp cụ thể giúp các em chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn chú ý nghe giảng bài. Đó là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Đề tài này giải quyết 4 vấn đề: - Tìm hiểu thực trạng về tình hình học tập của học sinh chủ nhiệm - Những biểu hiện của học sinh chưa chăm học - Xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt của lớp - Giải pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm học. Giáo viên chủ nhiệm nắm và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình để thực hiện công tác một cách có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng, có hiệu quả tối ưu nhất. Phương pháp này giúp giáo viên phát huy tính tự giác tích cực trong công tác chủ nhiệm. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Điểm mới của đề tài này là tìm ra được giải pháp có nội dung cụ thể, có hệ thống, giúp giáo viên giáo dục cho đối tượng học sinh chưa chăm học của lớp mình có ý thức học tập tốt hơn. Tôi muốn xây dựng lớp tôi thành một lớp học thân thiện, học sinh tích cực, học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực “lấy người học làm trung tâm”. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, xuất phát từ tình hình thực tế của nhiều lớp, tôi thấy chất lượng của khối chưa cao. Tôi đã học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tìm hiểu sách báo trên mạng về những khó khăn trong công tác chủ nhiệm. Ngoài ra tôi còn thu thập số liệu về chất lượng học tập của học sinh ở năm học 2016-2017 và học kì 1 năm học 2017-2018. b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến: * Tìm hiểu thực trạng về tình hình học tập của học sinh lớp Hầu hết học sinh trong lớp đa số là con em nông dân. Một số em sống xa bố mẹ, ở với ông bà nên việc học tập ít được quan tâm nên các em chưa chăm học, ít tập trung vào bài giảng, chưa hoàn thành chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trong quá trình quản lý lớp, quan sát, theo dõi tôi đã phát hiện ra một số học sinh có những biểu hiện và nguyên nhân chưa chăm học cụ thể như sau: - Tiếp thu chưa nhanh, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, thường xuyên nhìn bài bạn, không thuộc bài. Nguyên nhân: Tư duy thiếu linh hoạt, ít chú ý quan sát và tập trung, hoặc do bố mẹ đi làm thuê xa nhà em sống với ông, bà lớn tuổi nên ít được quan tâm nhắc nhở đến việc học. 3
- + Đầu năm học, giáo viên chú ý nhiều hơn đến học sinh có biểu hiện chưa chăm học, chưa ngoan. Giáo viên thường xuyên gần gũi thăm hỏi, trao đổi, kể những mẫu chuyện mang tính giáo dục đạo đức cao trong những giờ sinh hoạt lớp để cảm hóa các em và giúp các em có ý thức học tập tốt hơn; hoặc trong tiết học, tổ chức thay đổi nhiều hình thức vui chơi, lôi cuốn các em vào việc học tập như đó vui, trò chơi học tập. - Xây dựng nền nếp giờ truy bài + Đôi bạn cùng tiến truy bài cùng nhau dưới sự kiểm tra của ban cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm. + 15 phút truy bài đầu giờ của mỗi ngày, giáo viên chủ nhiệm có mặt để đôn đốc nhắc nhở các em. Thỉnh thoảng, giáo viên cho lớp tự quản để kiểm tra ý thức của các em, từ đó nhắc nhở và phát hiện kịp thời cá nhân làm ồn lớp trong giờ truy bài. - Xây dựng nền nếp kỉ luật trong giờ học + Hướng dẫn học sinh học tập nội quy của nhà trường. Phổ biến một số nội quy riêng của lớp. Hướng dẫn các em tỉ mĩ từ cách viết vở, bao bìa, dán nhãn, giữ gìn sách vở đến cách ăn mặc, giao tiếp. Hướng dẫn các em cách soạn tập vở, chuẩn bị bài theo thời khóa biểu. + Liên hệ với giáo viên bộ môn Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể dục để phát hiện kịp thời các học sinh nói chuyện, làm ồn, không lo học trong giờ học để có biện pháp giáo dục thích hợp. + Hằng tháng liên lạc đến phụ huynh thông báo kết quả học tập, phẩm chất và năng lực của các em. Các em vi phạm hoặc mặt nào còn hạn chế thì phải được giáo viên chủ nhiệm liên lạc với phụ huynh kịp thời. Phối hợp cả ba môi trường là nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục các em. + Giáo dục các em không làm việc riêng trong giờ học, yêu cầu các em chú ý nghe giáo viên giảng bài. Đẩy mạnh thi đua trong tổ, thi đua cá nhân để tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu. + Lập bảng tuyên dương (ngoài bảng dành cho học sinh nổi trội trong tuần còn có bảng dành cho học sinh tiến bộ). Chỉ cần có những tiến bộ nhỏ là giáo viên yêu cầu thành viên tổ bình chọn đưa tên các em lên bảng để động viên, khuyến khích trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần. + Cho các em thường nói chuyện riêng trong giờ học giữ chức vụ trưởng ban kỉ luật nhóm. Khi có chức vụ các em sẽ có trách nhiệm và hạn chế khuyết điểm. Giáo viên luôn tìm cái hay nhất để học sinh phát huy dù là ưu điểm nhỏ để dần dần lấn át cái chưa hay và trở thành học sinh ngoan. 5
- quyết định khắc phục nhược điểm là chìa khóa thành công cho bất kì học sinh nào. Bên cạnh đó giáo viên cố gắng cùng học sinh phân tích các vướng mắc gặp phải. . Giúp học sinh ôn tập lại những kiến thức căn bản và từng bước nâng cao trình độ. Chúng ta không nên đảm bảo với học sinh là các em sẽ hoàn thành tốt trong các lần kiểm tra mà hãy cho các em cơ hội để tiến bộ. . Theo dõi sát sao việc thực hiện kế hoạch mà các em đã vạch ra và chắc chắn rằng các em đang làm đúng theo kế hoạch đó. Hãy cho các em biết là giáo viên lúc nào cũng đang quan tâm đến thành công của các em và cũng đừng tiếc khi khen ngợi sự tiến bộ của các em hằng ngày trước lớp nếu các em xứng đáng được khen. Ví dụ: Em viết chính tả có tiến bộ, cần cố lên. Em đã thuộc được bảng chia và biết vận dụng vào giải toán. Cô tin là em sẽ làm được, . Gợi ý cho học sinh gặp riêng mình để yêu cầu được giúp đỡ. Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù đó là nhỏ nhất. + Đối với học sinh sống xa bố mẹ, ít được quan tâm, mặc cảm với bạn bè . Động viên các em cố gắng học tập để có vốn kiến thức sau này giúp ích cho bản thân và gia đình. Phân tích để các em thấy được nổi vất vả của cha mẹ, giải thích cho các em hiểu lí do vì sao mà em không được ở với cha mẹ. . Tạo điều kiện để học sinh được giao lưu, tiếp xúc nhiều với các học sinh khác trong lớp và trong trường; tổ chức một số trò chơi cho các em tham gia, khuyến khích các em tham gia ý kiến trước lớp, trước tập thể, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn về bản thân. . “Cô giáo như mẹ hiền.” Để xứng đáng với hình ảnh so sánh trên người giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm đến học sinh, gần gũi, thương yêu, quan tâm các em như chính người thân của mình. Từ những việc làm rất nhỏ nhặt: ánh mắt, cử chỉ, lời nói cũng cần thật sự trìu mến để các em cảm nhận được sự thương yêu của cô, cảm nhận được những lời khuyên nhủ nhằm giúp các em nên người, nhằm muốn các em học hành tốt hơn. Các em xem thầy cô là điểm tựa của mình, không có khoảng cách xa lạ giữa thầy và trò. Từ đó, các em sẽ dễ dàng bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng của mình. + Đối với học sinh hay gây gỗ, làm ồn ào trong lớp học 7
- giáo viên chủ nhiệm cần biết lắng nghe, biết quan tâm đến mọi hoạt động của học sinh, biết đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu. - Đối với phụ huynh học sinh + Nắm được thời gian biểu của con em mình, bố trí cho em có góc học tập riêng ở nhà. Sắp xếp công việc hợp lí để có thời gian trò chuyện với con, kiểm tra nhắc nhở con học tập thường xuyên. + Liên lạc với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên, kịp thời để trao đổi về tình hình học tập cũng như các năng lực, phẩm chất của con em mình. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sau một thời gian vận dụng các giải pháp trên để giúp đỡ học sinh chưa chăm học ở lớp chủ nhiệm, tôi thấy có nhiều khả quan, đặc biệt là các học sinh đã có nhiều tiến bộ trong học tập. Giải pháp này góp phần cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách sống cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Với hiệu quả như thế tôi thiết nghĩ giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả học sinh chưa chăm học ở cấp Tiểu học. Tùy vào tình hình, điều kiện thực tế từng lớp, trường, giáo viên cần linh hoạt trong vận dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: a) Ý kiến của những người tham gia sáng kiến: - Sáng kiến này đã giải quyết những khó khăn của giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp. - Các em chăm ngoan, lễ phép, chăm học, thực hiện tốt nội quy và các hành vi đạo đức. Tham gia tích cực các hoạt động học tập, hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Kết quả học tập của học sinh ngày một tăng lên. b) Ý kiến của tác giả: * Hiệu quả áp dụng giải pháp: - Các em học sinh chưa chăm học qua thời gian giúp đỡ đến nay các em đã chú tâm trong việc học, đi học chuyên cần, có nhiều cố gắng. Các em tham gia vào các hoạt động của lớp một cách hào hứng, sôi nổi, không còn tự ti mặc cảm như trước nữa. - Các em thường làm việc riêng trong lớp, ít tập trung vào bài giảng của giáo viên nay đã biết giữ trật tự và chú ý lắng nghe, kết quả học tập tốt hơn. - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, nền nếp lớp tốt, học sinh chăm ngoan hơn nhiều. Học sinh biết tự quản, giúp bạn ôn bài đầu giờ, sắp xếp thời gian học hợp lí. Từ đó chất lượng học tập của lớp được nâng lên. 9