SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật

Trong môn Mĩ thuật ở tiểu học việc hình thành kỹ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện cho học sinh có nhiệm vụ rất quan trọng là hỗ trợ cho học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, khuyến khích các em trải nghiệm, bày tỏ, giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế. Việc đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được quan tâm. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những giải pháp cũ, song chưa đạt hiệu quả mong muốn. Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng “ Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật”. Từ đó có thể giải quyết phần nào những vấn đề còn vướng mắc và tồn đọng trong dạy học, trong cách sử dụng những kĩ năng vẽ tranh của học sinh.
doc 9 trang lananh 04/03/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_ve_tranh_de_xay_dung_cot_c.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số 1. Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Mĩ thuật ở Tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong môn Mĩ thuật ở tiểu học việc hình thành kỹ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện cho học sinh có nhiệm vụ rất quan trọng là hỗ trợ cho học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, khuyến khích các em trải nghiệm, bày tỏ, giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế. Việc đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được quan tâm. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những giải pháp cũ, song chưa đạt hiệu quả mong muốn. Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng “ Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật”. Từ đó có thể giải quyết phần nào những vấn đề còn vướng mắc và tồn đọng trong dạy học, trong cách sử dụng những kĩ năng vẽ tranh của học sinh. Ngoài những tác dụng to lớn nói trên thì yếu tố quan trọng để tôi chọn đề tài này là do qua thực tế giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh xây dựng cốt chuyện theo tranh vẽ còn chưa sinh động và phong phú. Để học sinh phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo và tự tin trình bày trước đám đông tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp sau đây giúp học sinh có kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Khi lựa chọn việc áp dụng “ Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật ” thì mục đích chính là nâng cao hiệu quả giờ dạy, HS tạo ra được những sản phẩm không chỉ đẹp về hình thức, bố cục mà còn hay về nội dung. Qua đó giúp học sinh tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú trong học tập, để mỗi tiết học thực sự lý thú và hiệu quả, từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện các kĩ năng, năng lực, phẩm chất và tư duy trong học tập. b. Nội dung giải pháp: 1
  2. Đánh giá Khối Sĩ số Chưa hoàn Tỉ lệ Còn rập Tỉ lệ Sinh động, Tỉ lệ thành bài khuôn sáng tạo tại lớp 2 97 13 72 12 3 105 14 78 13 4 98 16 65 17 5 112 18 79 15 b.4. Các bước thực hiện: Từ thực trạng trong dạy học Mĩ thuật như đã nói, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp trong thực tiễn giảng dạy và công tác để giải quyết những băn khoăn, vướng mắc và những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học và giáo dục học sinh với mong muốn góp phần giúp cho học sinh có kĩ năng vẽ tranh thật tốt, được chủ động, mạnh dạn, tự tin phát huy tính sáng tạo, năng khiếu của mình trong học tập, để mỗi giờ học nặng nề trước đây trở thành những giờ học lý thú và hiệu quả. Từ đó sẽ tạo được môi trường học tập có ích, giúp học sinh phát triển toàn diện, giúp giáo viên tiến bộ trưởng thành, không ngừng trau dồi nâng cao tay nghề, để thực hiện điều đó tôi đã tiến hành một số giải pháp như sau: Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức để xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với môi trường học tập và tâm lí lứa tuổi học sinh. Trong chương trình cũ thì nội dung của Mĩ thuật lớp 4 có 5 phân môn là: Tập nặn tạo dáng; Vẽ trang trí; Vẽ tranh; Thường thức mĩ thuật; Vẽ theo mẫu. thì giờ đây với phương pháp Đan Mạch học sinh được trải nghiệm các bài học qua 12 chủ đề khác nhau, mỗi chủ đề đều có nội dung quen thuộc, gắn liền với cuộc sống, học tập của học sinh, học sinh được trải nghiệm thú vị thông qua các đường nét, hình khối Điều này sẽ có tác dụng tích hợp rất tự nhiên việc hợp tác nhóm, hiệu quả giữa việc hình thành kiến thức, rèn kĩ năng, giúp giáo viên chủ động, tạo hiệu quả giờ học cao nhất. Giáo viên chủ động tìm tòi, nghiên cứu xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của trường, của địa phương và văn hóa của mình, không lệ thuộc vào hoạt động dạy học có sẵn, cần sáng tạo ra những bài tập phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh cụ thể của học sinh, từ đó hình thành năng lực thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh có 3
  3. tích hợp nội dung chương trình phù hợp với tất cả các bộ môn và tình huống khác nhau. Theo tôi việc dạy - học có thành công hay không tùy thuộc vào mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh, cùng với phương pháp, mục tiêu, môi trường học tập. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng vẽ hình tạo ngân hàng hình ảnh phù hợp với chủ đề - Để nội dung tranh theo chủ đề sinh động đòi hỏi phần tạo ngân hàng hình ảnh học sinh phải có sự “ đầu tư”, có sự quan sát, mô phỏng và phác họa được các hình ảnh liên quan đến chủ đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong giáo dục Mĩ thuật, HS được phát triển không ngừng và có sự khác biệt ở mỗi em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thể hiện con người, con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ Dần dần HS nhận biết được những cách thức thể hiện hình ảnh con ngừơi khác nhau về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ như: phác họa con người, tạo biểu cảm, biểu tượng người quan sát. - Việc tạo dáng gây hứng thú học tập, giúp cho HS nâng cao hiểu biết về những tình huống sự kiện từ đời sống hằng ngày của các em. HS tự tạo lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong hoạt động chơi, làm việc hoặc học tập. Trong giảng dạy, tôi cố gắng tạo ra các tình huống hài hước, kích thích hứng thú học tập, các em sẽ cố gắng vẽ được những dáng hoạt động, tạo được ngân hàng hình ảnh đa dạng và phong phú theo chủ đề. - Cho Hs quan sát hình dáng cơ thể người và xác định các hình hình học trên cơ thể: + Hình tròn em liên tưởng đến bộ phận nào trên cơ thể? + Hình vuông, hình chũ nhật em thấy gần giống bộ phận nào? + Em sẽ tạo hoạt động nào cho nhân vật của em? + Khi đi, cúi, cuốc đất, cơ thể gập lại chỗ nào, uốn chỗ nào? - Để HS dễ dàng liên tưởng và lựa chọn hình ảnh phù hợp, giáo viên có thể đưa ra một vài hình ảnh mẫu liên quan đến chủ đề, sau đó yêu cầu HS vẽ những hình ảnh liên quan đến hình ảnh mẫu để có thể tạo thành ngân hàng hình ảnh phong phú. Trong quá trình HS thực hành tôi luôn động viên, giúp đỡ HS kịp thời. Đặt các câu hỏi gợi mở như: Hình ảnh này thể hiện điều gì? Mối quan hệ giữa các nhân vật là gì? Giải pháp 3: Nâng cao kĩ năng thực hành vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện. “ Vẽ tranh là một môn nghệ thuật và người vẽ tranh là người nghệ sĩ trình bày những quan điểm của mình về xã hội, về cuộc sống thông qua chất liệu của nghệ thuật tạo hình”. Trong giáo dục mĩ thuật, học sinh được phát triển không 5
  4. thảo luận về câu chuyện của nhóm, có thể là chuyện buồn, vui hoặc “ nghịch ngợm, hài hước”. Để tranh thêm sinh động giáo viên gợi ý các câu hỏi: Nhóm em sẽ xây dựng câu chuyện gì? Ở đâu? Các nhân vật trong chuyện đang làm gì? GV quan sát hoạt động của các nhóm, đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều được phân công công việc. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm được làm sáng tỏ trong từng bước, những gì học sinh có thể nhớ, hiểu, sử dụng và phân tích đánh giá được. Giáo viên kết hợp giúp học sinh phát triển thành một bức tranh với đầy đủ nội dung và yếu tố như trên. Kết quả tiết học các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, tiết học sôi nổi, hứng thú hơn, các em hợp tác, giúp đỡ, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên không còn lúng túng khi lên lớp, các hoạt động diễn ra theo đúng trình tự một cách khoa học và gắn kết với nhau. Học sinh dễ tiếp thu bài hơn, hiệu quả sáng tạo tăng rõ rệt Giải pháp 4. Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. * Mục đích: Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong phát hiện kiến thức mới thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi phù hợp. * Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện. - Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Tạo hứng thú cho học sinh trong thời gian thực hành. - - Rèn kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. - Giáo viên phải nắm vững tâm lí của học sinh để xây dựng kế hoạch và phương pháp tác động vào các em, tạo ra không khí cạnh tranh tích cực trong học tập. Kích thích sự sáng tạo, từ 1 nhóm học sinh giáo viên có thể dùng làm “hạt nhân” kích thích gây ra một làn sóng lan truyền trong học tập. * Tạo hứng thú cho học sinh khi đánh giá kết quả học tập. * Mục đích: Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để có biện pháp cải thiện, hoàn thiện phương thức dạy và học để phát triển năng lực của học sinh. Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên được thực hiện ở các tiết cuối của mỗi chủ đề (Trưng bày sản phẩm). Không nên áp đặt lấy tiêu chuẩn đánh giá tranh vẽ của người lớn để đánh giá các em, đánh giá đúng với khả năng để khích lệ học sinh học tập là chủ yếu. Khi đánh giá động viên các em, các nhóm có tính sáng tạo, như vậy mới tạo cho các em sự tìm tòi, hứng thú say mê và thể hiện cái mới, sáng tạo trong bài viết của mình. Việc đánh giá kết quả không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong 7
  5. Như vậy qua quan sát tôi có thể khẳng định rằng bằng việc tạo môi trường học thân thiện và việc lòng ghép các trò chơi, tôi thấy học sinh lớp 4 các em thực sự mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong tìm kiếm kiến thức và nhất là kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, hoạt động hợp tác của học sinh được nâng cao, đồng thời các em thêm yêu mến tiết học, môn học và sự vận động của thế giới xung quanh. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Các giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật đã được áp dụng triệt để trong trường và ít nhiều cũng có hiệu quả nhất định. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được : Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng một số “ giải pháp rèn kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện trong môn Mĩ thuật ” một cách sáng tạo đã đem lại thành công nhất đinh. Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban giám hiệu trường tiểu học Nguyễn Du cùng các đồng nghiệp trong trường, tôi rất phấn khởi vì đã rèn cho học sinh kĩ năng vẽ tranh để xây dựng cốt chuyện , giúp học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của con người, cảnh vật Việt Nam. Qua đó các em phát triển nhiều kĩ năng , năng lực và rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới. Các em đã thực sự mạnh dạn, chủ động tích cực hơn trong giao tiếp, hoạt động hợp tác. Từ đó cho thấy muốn giờ học thú vị, bổ ích và đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học chú trọng phát triển, rèn luyện kĩ năng, năng lực cũng như bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh, giúp các em biết yêu thương con người và đất nước Việt Nam. Đó cũng chính là chúng ta đang cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của xã hội mới. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không Chợ Lách, ngày . Tháng . Năm 9