SKKN Một vài biện pháp cơ bản để xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1

Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp 1 là  một sự thay đổi lớn về môi trường học tập và rèn luyện nhân cách cho các em. Ở Mẫu giáo, các em học chủ yếu bằng hình thức vừa học vừa chơi là chính. Bước sang lớp 1, các em lại được học tập một cách bài bản hơn, học nhiều môn, sách vở dụng cụ học tập mang đi cũng nhiều hơn. Vì vậy ban đầu các em không sao tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng. Chính những bỡ ngỡ, lúng túng này ngay từ buổi ban đầu làm cho nề nếp học tập của lớp không tránh khỏi những khó khăn khi giáo viên chủ nhiệm vào thực hiện chương trình chính khóa
doc 6 trang lananh 04/03/2023 5040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp cơ bản để xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_co_ban_de_xay_dung_ne_nep_hoc_tap_cho.doc

Nội dung text: SKKN Một vài biện pháp cơ bản để xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1.Tên sáng kiến: “ Một vài biện pháp cơ bản để xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm 3.Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1Tình trạng giải pháp đã biết: Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp 1 là một sự thay đổi lớn về môi trường học tập và rèn luyện nhân cách cho các em. Ở Mẫu giáo, các em học chủ yếu bằng hình thức vừa học vừa chơi là chính. Bước sang lớp 1, các em lại được học tập một cách bài bản hơn, học nhiều môn, sách vở dụng cụ học tập mang đi cũng nhiều hơn. Vì vậy ban đầu các em không sao tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng. Chính những bỡ ngỡ, lúng túng này ngay từ buổi ban đầu làm cho nề nếp học tập của lớp không tránh khỏi những khó khăn khi giáo viên chủ nhiệm vào thực hiện chương trình chính khóa. Nếu công tác xây dựng nề nếp lớp chậm chạp hoặc không hiệu quả sẽ dẫn đến việc dạy học theo chương trình bị chậm hoặc không đạt hiệu quả cao. Do đó, để rèn luyện các em trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi thì ngày từ ngày đầu tiên nhận lớp giáo viên chủ nhiệm lớp một bao giờ cũng phải xây dựng cho lớp mình một nề nếp học tập thật tốt. “ Một vài biện pháp cơ bản để xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1”. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp 1 có được hệ thống những bước đi để rèn luyện nề nếp một cách khoa học giúp cho lớp nhanh chóng vào nề nếp học tập và tiếp thu chương trình lớp 1 một cách dễ dàng và hiệu quả b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Hình thành thứ tự những bước đi đúng để rèn luyện và thông qua những bước này sớm hình thành nề nếp, kĩ cương trong học tập cho học sinh lớp 1 vốn đầu năm rất khó khăn trong việc xây dựng nề nếp học tập ban đầu cho các em để giáo viên bắt đầu vào chương trình đạt hiệu quả tốt nhất. b.2.Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Trước đây giáo viên chỉ tập trung nhiều vào việc giảng dạy để cho học sinh mình học thật giỏi, ít quan tập để việc hình thành nề nếp cho học sinh. Từ đó học sinh cũng không có kĩ năng tự quản lí lớp, tự học, khi không có giáo viên. Với phương pháp mới này giáo viên sẽ hình thành cho học sinh những kĩ năng và thói 1
  2. nhóm khi chơi phải tìm ra em cao nhất đứng sau lần lượt đến em cao kế đứng kế tiếp trước em thấp nhất đứng đầu hàng và xếp ngay ngắn. Nhóm nào tìm và xếp nhanh, xếp ngay và đúng nhất từ thấp đến cao sẽ được thưởng. - Khi xếp được thành hai hàng giáo viên cho các em đếm số từ đầu hàng đến cuối hàng ( Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm cần hỗ trợ học sinh khi đếm số vì có thể có một số em chưa đếm được) .Các em đếm xong cần phải nhớ số của mình. Sau khi đếm số nhớ số xong,giáo viên chủ nhiệm cho các em chơi trò chơi tìm tên bạn đứng trước và sau mình. Hướng dẫn các em nhớ mặt bạn đứng trước và bạn đứng sau mình. - Khi xếp hàng các em nhớ tên bạn trước và sau mình để xếp hàng có như vậy các em xếp hàng nhanh và đẹp. - Chỉ trong vài lần xếp hàng thì các em quen và khi nghe lệnh xếp hàng các em xếp hàng nhanh chóng giảm đi thời gian mất của các em. Qua đó rèn kĩ năng nhanh nhẹn, kĩ năng tập thể cho các em. . Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ học tập, sách vở, bút mực, cách lấy dụng cụ học tập, sách vở nhanh chóng chính xác. - Việc chuẩn bị dụng cụ học tập, sách vở, bút mực, cách lấy dụng cụ học tập, sách vờ nhanh chóng chính xác đối với học sinh lớp 1 là điều không dễ. Bởi các em chưa biết viết, biết đọc lại dễ nhớ mau quên. Khắc phục trình trạng này giáo viên phát cho mỗi em một thời khóa biểu in sẵn để các em mang về nhà, một hướng dẫn sắm sửa dụng cụ học tập in sẵn để các em mang về dán ở góc học tập và nhờ phụ huynh xem để hướng dẫn các em thực hiện. - Tại lớp, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên nhắc nhở sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Cách hướng dẫn tốt nhất là mỗi môn học giáo viên phải đưa ra hình ảnh đưa hình ảnh của quyển sách ấy để các em nhận diện thông qua kênh hình ảnh để biết tên sách đó để biết khi chuẩn bị ở nhà và lấy ra đúng sách khi học tập trên lớp( Đặc biệt các em nhận diện qua kênh hình rất nhanh). Thực tế giáo viên hướng dẫn bằng cách này các em nhận diện và thực hành tất nhanh. Tương tự khi hướng dẫn về các đồ dùng học tập khác giáo viên cũng phải làm tương tự như trên và như vậy giúp các em nhanh chóng nhận biết những đồ dùng sách vở để kiểm tra khi chuẩn bị và lấy ra khi đến giờ học môn đó. - Để học sinh chuẩn bị đủ sách vở và đồ dùng học tập cho mỗi buổi học. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách sắp xếp dụng cụ học tập và sách vở vào cặp cũng phải khoa học và ngăn nắp . Có như vậy học sinh mới có thể lấy ra nhanh chóng, chính xác, không làm ồn, làm vở, sách bị hư rách. Sau đây là cách hướng dẫn sắp xếp: Cách sắp xếp vào cặp : Thông thường cặp học sinh có nhiều ngăn nên hướng dẫn phụ huynh mua loại cặp da ít nhất ba ngăn: + Ngăn lớn nhất dùng để tập học , tập nháp và sách giáo khoa, vở bài tập Nói chung là dùng để tập sách. Khi chuẩn bị ở nhà các em mở cặp ra hướng miệng cặp vào người và sắp xếp tập sách theo thứ tự của thời khóa biểu môn nào học sau thì các em để vào cặp trước và lần lượt để chồng lên cho đến môn học đầu tiên của buổi 3
  3. năm học. Điều này, ở những lớp trên ta vẫn còn thấy một số học sinh khi viết mặt còn khom sát với tập rất nguy hiểm cho đôi mắt các em . Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 làm tốt điều này sẽ khắc phục tốt hiện tượng vừa nêu. + Hướng dẫn các em viết trước hết là đúng kĩ thuật cầm bút viết phải nhẹ nhàng, không được ấn mạnh quá sẽ gãy ngòi hoặc xé rách vở, mau tà đầu viết chữ xấu, không tì tay làm quăn mép vở sau đó mới hướng dẫn các em viết đẹp . - Hướng dẫn học sinh cách phát âm, cách đọc, cách cầm sách giáo khoa khi đọc. + Hướng dẫn học sinh cách phát âm khi đọc đảm bảo chính xác hình thành nề nếp phát âm chính xác cho học sinh ngay từ buổi ban đầu. Các em phát âm chính xác về âm đầu, cuối, vần, thanh, tiếng, từ không chỉ trong giờ học Tiếng việt mà còn tất cả các môn học khác và ngay khi học sinh bắt đầu đọc được bài trong sách giáo khoa và cả khi các em phát biểu. Học sinh ở huyện nhà thường các em phát âm sai phát âm “đớt” âm “th” thành “h”. Ví dụ “thưa thầy” thành “hưa hầy” hay “r” thành “ g”, “tr” thành “t”, thanh hỏi và thanh ngã đều phát âm thành thanh hỏi. Mỗi khi phát hiện phát âm sai, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh khác nhận xét phát hiện và yêu cầu học sinh phát âm lại nếu chưa đúng thì hướng dẫn cho các em . - Khi gọi các em đọc bài trong sách giáo khoa giáo viên chủ nhiệm chú ý uốn nắn cách cầm sách không bị bẻ gáy, không làm quăn mép, cách đứng đọc, khoảng cách để sách với tầm mắt phù hợp vừa tầm không gần quá hoặc xa quá; cách lấy hơi để các em đọc to và rõ ràng. Bước 4: Hướng dẫn kĩ năng phát biểu, góp ý thảo luận, học tập theo nhóm. - Các em học sinh lớp 1 hay nói chuyện. Nói chuyện hoàn toàn khác với phát biểu. Đặc điểm lứa tuổi này là các em hay phát biểu. Như vậy không hướng dẫn cách xin phát biểu và phát biểu cho các em thì lớp học trở nên ồn ào mất trật tự vì các em luôn giành phát biểu trước nên lớp dễ mất trật tự. Khi các em phát biểu thường các em trả lời câu hỏi liền sau câu hỏi của giáo viên vừa đặt xong. Do đó, câu trả lời của học sinh thường thiếu chính xác về nội dung, câu cụt thiếu chủ ngữ. Khi các em đã biết đọc thì hầu hết các em đều có khuyết điểm chung khi trả lời câu hỏi của giáo viên là các em lại đọc nguyên văn sách giáo khoa đoạn tương ứng với nội dung câu hỏi làm cho nội dung phát biểu khô khan, cứng nhắt, không phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh và khuyết điểm này có thể còn mang theo các em lên tận trung học phổ thông. - Học sinh muốn phát biểu chồng khuỷu tay trái xuống bàn, giơ thằng, bàn tay khép lại. Khi được mời phát biểu mới đứng lên phát biểu . Các em khác không được nói leo , vuốt đuôi gây ồn ào trong giờ học. Câu phát biểu phải có đầu có đuôi, trả lời theo sự hiểu biết của mình và dùng văn nói là chính. - Khi học tập theo nhóm phải theo sự phân công phát biểu của nhóm không giành phát biểu hoặc phát biểu tràn lan không vào nội dung hoặc nói chuyện làm mất trật tự và ồn ào lớp học. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến” Một vài biện pháp cơ bản để xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. ” có khả năng áp dụng rộng rãi cho tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở các 5