SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 thông qua dạy học phát triển năng lực

Hiện nay, khi dạy học môn Toán lớp 2, giáo viên (GV) thường dựa vào hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV) theo quy trình như sau:

* Đối với dạng bài hình thành kiến thức mới:

- Kiểm tra bài cũ

- Dạy bài mới:

  + Giới thiệu bài

  + Giúp học sinh (HS) tìm hiểu và rút ra các kiến thức toán học

- Hướng dẫn  HS làm bài tập

- Củng cố, dặn dò

* Đối với dạng bài Luyện tập:

- Kiểm tra bài cũ

- Dạy bài mới:

  + Giới thiệu bài

+ Hướng dẫn  HS làm bài tập

- Củng cố, dặn dò

doc 9 trang lananh 14/03/2023 6700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 thông qua dạy học phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_toan_lop_2_thong_qua_day.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 thông qua dạy học phát triển năng lực

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): 1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 thông qua dạy học phát triển năng lực 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Thực trạng giải pháp đã biết Hiện nay, khi dạy học môn Toán lớp 2, giáo viên (GV) thường dựa vào hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV) theo quy trình như sau: * Đối với dạng bài hình thành kiến thức mới: - Kiểm tra bài cũ - Dạy bài mới: + Giới thiệu bài + Giúp học sinh (HS) tìm hiểu và rút ra các kiến thức toán học - Hướng dẫn HS làm bài tập - Củng cố, dặn dò * Đối với dạng bài Luyện tập: - Kiểm tra bài cũ - Dạy bài mới: + Giới thiệu bài + Hướng dẫn HS làm bài tập - Củng cố, dặn dò Từ thực tế dạy học trên, việc dạy học theo quy trình hướng dẫn trong SGV cũng đã góp phần thực hiện được mục tiêu dạy học môn Toán ở lớp 2, cụ thể là: - Giúp HS bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân, phép chia và bảng nhân 2, 3, 4, 5; tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng phép tính; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép nhân và phép chia; các số đến 1000, phép cộng và phép trứ các số có 3 chữ số (không nhớ), các phần bằng nhau của đơn vị dạng (một phần hai, một phần ba, một phần tư, một phần năm) ; các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét (dm), mét (m), ki-lô-mét (km), mi-li-mét (mm);
  2. 3 Yêu cầu dạy học môn Toán hiện nay không chỉ giúp HS đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình mà còn giúp hình thành và phát triển một số năng lực cho HS, cụ thể như sau: - Những năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: giúp học sinh trở thành người học độc lập, tự chủ và có ý thức tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc giải quyết các vấn đề về nội dung bài học, việc liên hệ thực tế của GV đã giúp HS vận dụng những nội dung đã học vào thực tế để giải quyết những vấn đề trong đời sống có liên quan + Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc thực hành trong nhóm, thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập, rút ra kiến thức mới đã giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp và hợp tác. - Năng lực đặc thù của môn Toán: + Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và biết khả năng, kết quả của việc quan sát, bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. + Năng lực mô hình hóa toán học: HS sử dụng được các các phép tính và công thức toán học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề, giải quyết được bài toán liên quan đến mô hình được thiết lập. + Năng lực giải quyết vấn đề toán học: HS nhận biết được vấn đề cần giải quyết, nêu được cách thức giải quyết vấn đề, thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề, kiểm tra giải pháp đã thực hiện. + Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép tóm tắt được nội dung toán học, trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) các nội dung, giải pháp toán học ở mức độ đơn giản, biết đặt và trả lời câu hỏi khi lập luận, biết sử dụng ngôn ngữ toán học kết hợp ngôn ngữ thông thường để trình bày, giải quyết một vấn đề. + Năng lực sử dụng công cụ, phượng tiện toán học: HS biết tên gọi, tác dụng, cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ và phương tiện toán học: que tính, thẻ số, thước, compa, các mô hình hình học , biết sử dụng công cụ và phương tiện toán học để thực hiện nhiệm vụ học tập toán. 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 thông qua dạy học phát triển năng lực 3.2.3.1. Xác định mục tiêu tiết học GV phải xác định được mục tiêu từng tiết học, trong đó chú trọng việc hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng;
  3. 5 - Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề. - Đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới. - Giáo án được thiết kế có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học - Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện. Ví dụ: Bài: 9 cộng với một số; 9+5 (Sách giáo khoa Toán 2, trang 15) GV tổ chức cho HS tự thực hiện trên que tính để biết kết quả 9 + 5, tự lập được bảng cộng 9 cộng với một số, tự học thuộc bảng cộng, tự làm các bài tập trong sách giáo khoa, khuyến khích HS tự trình bày, giải thích cách làm. 3.2.3.4. Đổi mới không gian dạy học Không gian dạy học có tính linh hoạt, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể trong phòng hoặc ở ngoài trời, trong công viên,, sân trường, vườn trường, nhằm dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm Ví dụ: Bài: 9 cộng với một số; 9+5 (Sách giáo khoa Toán 2, trang 15) GV tạo bầu không khí cởi mở, thân thiện, giúp HS mạnh dạn trình bày, giải thích, trao đổi, nhận xét, góp ý cho bạn. 3.2.3.5. Đổi mới phương pháp đánh giá Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra, đặc điểm quan trọng trong đánh giá đó là: người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại. Ví dụ: Bài: 9 cộng với một số; 9+5 (Sách giáo khoa Toán 2, trang 15) GV tổ chức cho HS tự đánh giá, nhận xét mình, nhận xét bạn, kết hợp nhận xét của GV, chú ý động viên sự cố gắng, tiến bộ của HS. 3.2.3.6. Đánh giá về sản phẩm giáo dục đạt được + Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. + Phát huy khá năng tự tìm tòi, khám phá, ứng dụng vào thực tiễn nên người học không bị phụ thuộc vào sách vở + Người học trở thành những con người tự tin năng động và có năng lực. Ví dụ: Bài: 9 cộng với một số; 9+5 (Sách giáo khoa Toán 2, trang 15) Sau khi học xong bài này, HS có thể làm được các bài toán dạng 9 cộng với một số trong sách giáo khoa cũng như giải được các bài toán từ thực tế cuộc sống dạng 9 công với một số: Chẳng hạn: Bài toán: Nhà em có trồng 9 cây hoa cúc, mẹ ra chợ mua thêm 6 cây hoa cúc nữa về trồng. Hỏi nhà em trồng bao nhiêu cây hoa cúc ? 3.2.3.7. Xây dựng giáo án dạy học phát huy năng lực người học Để có thể nâng cao chất lượng dạy học thông qua dạy học phát triển năng lực, người giáo viên cần có kinh nghiệm thiết kế giáo án theo định hướng phát triển năng lực. Sau đây là cấu trúc về một giáo án theo định hướng phát triển năng lực
  4. 7 2. Kế hoạch bài học (giáo án) minh họa tổ chức lớp học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Hoạt động 1: Khởi động: - Mục tiêu: giúp học sinh hệ thống lại kiến thức kỹ năng liên quan bài học mới. Trời chơi: “Hình thành phép tính” ? - Cách chơi: Mỗi dãy bàn cử ra một nhóm có 05 người (Có 3 đội chơi) - Giáo viên phát cho mỗi em một thẻ gồm 3 thẻ chữ số ( thẻ số 10, thẻ số 6, thẻ số 4), 1 thẻ dấu “ = “, 1 thẻ dấu “ – “ (các thẻ số sao cho có thể tạo thành phép trừ. Ví dụ: phép trừ 10 – 6 = 4; 10 – 4 = 6) . - HS nêu đúng tên thành phần của mình trong phép trừ là kết thúc lượt chơi. GV hô 1,2,3 bắt đầu đội nào xếp thành phép trừ nhanh nhất và gọi đúng tên thành phần là thắng, đội nào xếp trước được gọi tên thành phần trước (ví dụ: Em mang thẻ số 10 nói “Em là số bị trừ; Em là dấu trừ, em mang thẻ số 6 nói "Em là số trừ"; Em là dấu = ; Em mang thẻ số 4 nói "Em là hiệu" ) Thời lượng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh cho HĐ Hoạt động 2 . Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: Giúp HS tự tìm ra kiến thức mới qua thực hành -Yêu cầu HS, nêu lại các thành -HS nêu: 10: số bị trừ; 4: Số trừ; 6: phần trong phép trừ : 10 – 4 = 6 hiệu Các tổ thảo luận, tìm số thích hợp -HS thảo luận nhóm đôi viết vào chỗ dấu chấm:4 = 10 - . HS: 4 = 10 - 6 5 phút -Mà ta vừa tính được: 4 =10 – 6, -Thảo luận nhóm hoàn thành phát yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, biểu sau: điền vào chỗ chấm cho thích hợp. Số trừ sẽ bằng Vậy số trừ sẽ bằng Số bị trừ trừ đi Gv nhận xét kết luận hiệu Kết luận: Số trừ bằng số bị trừ trừ -HS trình bày ghi nhớ 1 đi hiệu phút Hoạt động 3. Thực hành kiến thức mới Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học và nắm tình hình học sinh nắm kiến thức như thế nào? Chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu - HS trao đổi nhóm đôi, nêu tên các trong phép trừ sau? thành phần. 10 – x = 6 Để tìm số trừ chưa biết x ta làm -HS làm bài cá nhân vào vở thế nào ? (vừa đọc nhẩm vừa viết phép tính) 10 – x = 6 x = 10 – 6
  5. 9 dạy học môn Toán ở tất cả các khối lớp khác trong tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện. Qua đó góp phần khắc phục những hạn chế trong dạy học môn Toán, hình thành và phát triển năng lực cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 nói riêng cũng như môn Toán ở tiểu học nói chung. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng các giải pháp mà sáng kiến đã nêu, bản thân nhận thấy một số hiệu quả và lợi ích thu được là: - Giờ học diễn ra sôi nổi hơn. HS chủ động, hào hứng trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài. - HS chủ động, tích cực, tự tìm tòi, khám phá, tự rút ra kiến thức mới - Phát huy được các kĩ năng cho học sinh: kĩ năng trình bày, giao tiếp, lập luận, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế. - Kiến thức được khắc sâu hơn, biết liên hệ các kiến thức toán học vào cuộc sống - Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực đặc thù của môn Toán: Năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực mô hình hóa toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học; Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học - Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 nói riêng và dạy học môn Toán tiểu học nói chung. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có Mỏ Cày Bắc, ngày 15 tháng 1 năm 2021