SKKN Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc giáo dục lòng biết ơn, góp phần hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học

Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
doc 9 trang lananh 04/03/2023 8160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc giáo dục lòng biết ơn, góp phần hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nhung_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_viec_giao_duc.doc

Nội dung text: SKKN Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc giáo dục lòng biết ơn, góp phần hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực HĐ ghi): 1. Tên sáng kiến: “ Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc giáo dục lòng biết ơn, góp phần hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý chuyên môn Tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết. Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Để đáp ứng mục tiêu này, việc giáo dục cho học sinh trong mỗi nhà trường là hết sức quan trọng. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những nội dung không kém phần quan trọng để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho trẻ là xây dựng cho trẻ những tình cảm tính cách nhất định giúp các em có hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức và trong đó “biết ơn” là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người. Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta có câu: “ Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc còn là măng tre. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không coi trong điều này, ít quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ đôi lúc thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng ít quan tâm dạy bảo con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Chính cách giáo dục con hiện nay của một số gia đình làm cho trẻ 1
  2. Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Đặc biệt là việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, lòng biết ơn trong các tiết dạy. Nâng cao năng lực ứng xử hành vi đạo đức cho học sinh trường Tiểu học. Đề xuất được các giải pháp có tính tích cực, khả thi để nâng cao chất lượng của giáo viên tiểu học. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: Nghiên cứu tài liệu chương trình giáo dục đạo đức học sinh tiểu học, chương trình rèn luyện Đội viên, các chương trình lồng ghép. Nghiên cứu thực tế tình hình giảng dạy, giáo dục đạo đức ở nhà trường. Phân công tổ chức phối hợp thực nghiệm các giải pháp thông qua hoạt động giảng dạy, phong trào ngoài lớp. Tổng hợp đúc kết kinh nhiệm. b.4. Các bước thực hiện của giải pháp mới: b.4.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của người quản lý, của giáo viên về việc giáo dục lòng biết ơn cho học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế cần phải nâng cao nhận thức của người quản lý, của giáo viên về việc giáo dục lòng biết ơn cho học sinh. Làm thế nào để họ nhận thức được rằng: những người sống với lòng biết ơn không chỉ luôn cảm thấy cuộc sống tốt đẹp mà họ còn có những thái độ tốt. Họ có cử chỉ, phong thái, cách giao tiếp lịch sự, lễ độ; họ luôn lạc quan, lòng nhiệt tâm một cách rõ ràng đối với những người sống xung quanh. Các nghiên cứu cho thấy người được giáo dục tốt về lòng biết ơn thì họ cũng thường hay chia sẻ những cảm thông và an ủi với người khác. Và khi đội ngũ quản lý và giáo viên đã nhận thức rõ được sự tất yếu phải có lòng biết ơn trong mỗi cá nhân thì khi ấy việc giáo dục lòng biết ơn cho học sinh mới đạt hiệu quả. Bởi họ còn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chính từ những phong cách, lối sống tinh thần của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến đến việc giáo dục hành vi đạo đức, lòng biết ơn cho học sinh. 3
  3. Thứ nhất: Qua công tác chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp Tổng phụ trách và giáo viên trong tổ khối xây dựng cho học sinh thói quen tốt đó là: khuyến khích học sinh lớp chủ nhiệm dành mỗi tuần dành từ 3 đến 5 phút trong giờ sinh họat lớp các em viết lại những điều cần cám ơn trong một tuần, cũng như những gì mà các em chưa hài lòng đã xảy ra vào quyển sổ tay cá nhân. Giáo viên chủ nhiêm (GVCN) sẽ đọc (nếu có thời gian đọc hết thì rất tốt, không có nhiều thời gian sẽ đọc theo chu kỳ, có nghĩa là tuần này đọc của một số em, tuần sau đọc của những em khác ). Thông qua quyển “nhật ký” này, người GVCN sẽ hiểu được tâm tư tình cảm, những khúc mắc trong lòng của học sinh mình, cũng qua đó GVCN hiểu được lý do các em chưa biết bày tỏ lòng biết ơn hay không chịu bày tỏ lòng biết ơn, để từ đó GVCN có kế hoạch trao đổi với các cá nhân từng học sinh, nhóm học sinh, cả lớp, khối lớp nhằm kịp thời hướng dẫn, uốn nắn, khuyến khích học sinh trong việc hình thành và nuôi dưỡng lòng biết ơn. Đồng thời thông qua hình thức này giáo viên cũng sẽ nắm được những trăn trở của các em về gia đình, về cha mẹ, về người thân, về môi trường sống của các em để từ đó GVCN có những buổi trao đổi riêng với gia đình về khúc mắc của học sinh để cùng phụ huynh kịp thời điều chỉnh cũng như giải thích, định hướng cho con em khi ở nhà. Tất cả những việc làm này sẽ giúp cho giáo viên làm tốt hơn công tác chủ nhiệm vốn còn nhiều khó khăn. Thứ hai: Giáo dục lòng biết ơn qua sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: những hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền Phòng Hồ Chí Minh như “về nguồn”, tìm hiểu những danh nhân địa phương, các anh hùng thương binh liệt sĩ, các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, đền thờ liệt sĩ, để các em học sinh hiểu rằng: hiện tại các em có được cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc là do thế hệ đi trước đã đổ biết bao xương máu, mồ hôi, nước mắt, biết bao gia đình vợ mất chồng, mẹ mất con .Từ đó sẽ giúp các em yêu hơn nữa cuộc sống hiện tại mà các em đang thụ hưởng, các em sẽ luôn tự hào về quê hương đất nước Việt Nam. Từ đó lòng biết ơn của các em sẽ được nảy sinh, sẽ được thể hiện qua những việc làm hằng mỗi ngày và lòng biết ơn sẽ bền vững trong trái tim của các em. 5
  4. mẹ, cộng đồng phải tự điều chỉnh lại cách sống, cách cư xử, cách giáo dục của chính mình. * Khi thực hiện giải pháp này cần chú ý: . Giữ những “bí mật” riêng tư của học sinh qua quyển “ nhật ký” mà các em đã tin tưởng trao gửi cho GVCN. Từ đó người giáo viên mới hiểu hết các em mà định hướng và giúp các em có chiều hướng phát triển tốt. . Người giáo viên phải thật sự có tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh của mình như chính con đẻ. . Dành nhiều thời gian cho công tác chủ nhiệm. Phải có sự thống nhất của giáo viên trong tổ khối cùng thực hiện. . Phối hợp tốt với giáo viên Tổng phụ trách đội, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh. Đặc biệt là thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường đề ra. b.4.3. Giải pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động lắng nghe, tuyên dương, khen thưởng Bất kỳ một hoạt động nào cũng vậy, sau khi tổ chức cần có bước tổng kết, rút kinh nghiệm. Nếu thiếu bước này xem như đánh mất một “ bàn đạp” bước lên sự hoàn thiện. Chính vì thế, hằng năm, chúng tôi luôn chủ động phối hợp với Ban chấp hành công đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức rút kinh nghiệm sau một học kì, một năm học, về các hoạt động của học sinh, nhà trường về lòng biết ơn; mục đích chính là nghe phản hồi từ giáo viên, học sinh, phụ huynh về các nội dung đã triển khai và thực hiện để có hướng khắc phục điều chỉnh cũng như phát huy. Và quan trọng nhất vẫn là tuyên dương khen thưởng những giáo viên tích cực trong giáo dục, luôn là tấm gương sáng cho học sinh và những học sinh đã thể hiện tốt lòng biết ơn của mình với gia đình, nhà trường và xã hội góp phần nâng cao chuẩn mực đạo đức nền tảng của con người trong thời đại mới. * Khi thực hiện giải pháp này cần chú ý: 7
  5. . Lồng ghép việc giáo dục “ lòng biết ơn” vào các hoạt động trãi nghiệm, các hoạt động ngoài giờ, tham quan du lịch Khuyến khích học sinh nêu ý kiến của mình. . Giáo dục học sinh mạnh dạn loại bỏ lối sống vô ơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Đề tài này đã được áp dụng vào thực tiển tại đơn vị trường chúng tôi công tác đạt kết quả tốt. Nếu được vận dụng hợp lý sẽ có thể áp dụng ở tất cả các trường tiểu học trong và ngoài huyện. 3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được Mọi người biết trân trọng những gì chúng ta đang có và luôn tâm niệm sẽ làm điều gì đó để thể hiện lòng biết ơn của mình. Xây dựng, củng cố tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân với công việc. Làm phát triển những đức tình tốt ở mỗi con người trong thời đại công nghiệp. Rèn sự tự tin; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, đức tính khiêm tốn, tấm lòng nhân ái và luôn trân trọng mọi người xung quanh. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có Chợ Lách , ngày 18 tháng 2 năm 2019 9