SKKN Phương pháp giúp học sinh khối 3, 4 vận dụng kiến thức Mỹ Thuật khi học chủ đề Em tập vẽ

Trong chương trình Tin học tiểu học, phần lớn thời lượng chương trình xoay quanh 3 chủ đề quan trọng: Em tập vẽ, Soạn thảo văn bản, Thiết kế bài trình chiếu. Trong đó, chủ đề “Em tập vẽ” không phải là chủ đề khó hay mới lạ đối với học sinh. Tuy nhiên, khi học chủ đề “Em tập vẽ”, phần lớn học sinh chỉ chú trọng đến cách sử dụng các công cụ trong phần mềm Paint mà quên đi việc vận dụng kiến thức mỹ thuật vào bài vẽ của mình.
doc 8 trang lananh 04/03/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giúp học sinh khối 3, 4 vận dụng kiến thức Mỹ Thuật khi học chủ đề Em tập vẽ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giup_hoc_sinh_khoi_3_4_van_dung_kien_thuc_m.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp giúp học sinh khối 3, 4 vận dụng kiến thức Mỹ Thuật khi học chủ đề Em tập vẽ

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . 1. Tên sáng kiến: Phương pháp giúp học sinh khối 3, 4 vận dụng kiến thức Mỹ Thuật khi học chủ đề Em tập vẽ. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tin học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Trình trạng giải pháp đã biết: Trong chương trình Tin học tiểu học, phần lớn thời lượng chương trình xoay quanh 3 chủ đề quan trọng: Em tập vẽ, Soạn thảo văn bản, Thiết kế bài trình chiếu. Trong đó, chủ đề “Em tập vẽ” không phải là chủ đề khó hay mới lạ đối với học sinh. Tuy nhiên, khi học chủ đề “Em tập vẽ”, phần lớn học sinh chỉ chú trọng đến cách sử dụng các công cụ trong phần mềm Paint mà quên đi việc vận dụng kiến thức mỹ thuật vào bài vẽ của mình. Hơn nữa, trong chương trình các em chỉ thực hành vẽ và tô màu theo hình mẫu. Vì thế, sau khi kết thúc chủ đề, các em không biết cách kết hợp các công cụ đã học để vẽ một bức tranh hoàn chỉnh, các sản phẩm vẽ ra thường mắc những lỗi như: lệch bố cục, không thể hiện được rõ chủ đề của bức tranh, màu sắc phối hợp không hài hòa, Điều này phần nào làm mất đi ý nghĩa của việc đưa chủ đề “Em tập vẽ” vào chương trình học, vì mục đích của máy tính là giúp con người làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, chất lượng bài vẽ của học sinh còn góp phần quyết định kết quả khi tham gia các hội thi như: Tin học trẻ, Vẽ tranh trên máy tính, Ưu điểm: Nhà trường có trang bị đầy đủ máy tính cho học sinh thực hành. Học sinh nắm vững được kiến thức môn học, biết ứng dụng phần mềm vào việc học tập. Kỹ năng thực hành của học sinh khá tốt. Vì đây là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành trên máy tính. Hạn chế: Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, riêng với chủ đề “Em tập vẽ” đòi hỏi học sinh cần phải có năng khiếu. Một số học sinh còn thiếu tập trung đối với môn học. 1
  2. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: - Ghi nhận trong quá trình giảng dạy môn Tin học. - Nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi thêm những kiến thức về Mỹ thuật b.4.Cách thức thực hiện sáng kiến: ❖ Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các công cụ của phần mềm Paint. Muốn học sinh có thể vẽ được những bức tranh hoàn chỉnh, màu sắc hài hòa, bố cục chặt chẽ, thể hiện đầy đủ mảng chính mảng phụ trên máy tính thì trước tiên các em phải biết cách sử dụng các công cụ của phần mềm Paint. Đối với những học sinh lần đầu tiếp xúc với máy tính, việc điều khiển chuột máy tính rất khó khăn, vì thế cũng ảnh hưởng đến việc vẽ tranh, các em không thể điều khiển chuột theo ý của mình thì không thể thể hiện được những gì mình muốn vẽ. Để khắc phục khó khăn đó, tôi hướng dẫn các em điều khiển chuột chậm rãi, vẽ từng nét một nhưng chính xác. Tôi động viên các em, việc điều khiển chuột cũng giống như lần đầu tiên các em cầm viết viết chữ vậy, thời gian đầu sẽ khó khăn nhưng khi quen rồi thì các em sẽ thực hiện một cách dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp tâm lý học sinh thoải mái hơn và quen dần với việc điều khiển chuột vì thường các em cầm chuột nhưng có cảm giác sợ làm hỏng chuột. Đối với các công cụ của phần mềm Paint, trong mỗi bài học đều đã hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng. Vì thế, giáo viên cần giảng dạy theo đúng chương trình được thiết kế trong sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3 và Hướng dẫn học Tin học lớp 4 thì sẽ đảm bảo học sinh có thể sử dụng tốt các công cụ của phần mềm Paint. Nhưng trong quá trình dạy, để giúp học sinh sử dụng tối ưu các công cụ hỗ trợ của phần mềm và đỡ tốn nhiều thời gian thực hành, giáo viên cần lưu ý học sinh những vấn đề sau: - Trong lúc vẽ hình, em phải kéo thả chuột đến khi nào được hình vừa ý thì mới nháy chuột bên ngoài để kết thúc nét vẽ. - Khi vẽ sai nét vẽ, em sử dụng nút lệnh Undo hoặc tổ hợp phím CTRL+Z để quay lại trạng thái trước đó, không nên dùng cục tẩy để xóa (do thói quen vẽ trên giấy) vì sẽ mất thời gian và khiến hình trở nên bị chấp vá. - Khi vẽ một đối tượng nào đó, em nên chọn công cụ vẽ, nét vẽ thích hợp để đỡ mất thời gian và hình vẽ sẽ đẹp hơn. Ví dụ: Khi vẽ mái nhà em có thể sử dụng công cụ hình tam giác, vẽ tường nhà thì dùng công cụ hình chữ nhật, vẽ đám mây thì dùng cọ vẽ kiểu thứ 2 hoặc thứ 3, Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số tính năng khác trong phần mềm Paint mà chưa được giới thiệu trong chương trình học. Ví dụ, hướng dẫn học sinh chọn những màu khác ngoài những màu có sẵn trong hộp màu bằng cách vào Colors -> Edit Colors. Hoặc cách để học sinh tăng kích thước cục tẩy, cọ vẽ, 3
  3. Ví dụ: Có thể hướng dẫn các em vẽ các mẫu trang trí từ đơn giản đến phức tạp như sau: • Bài 4: Tẩy xóa chi tiết tranh vẽ. Trong bài học này, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được lợi ích của việc vẽ tranh trên máy tính so với vẽ tranh trên giấy: vẽ tranh trên máy tính thì các em có thể tẩy xóa hình mà không để lại dấu vết của nét vẽ cũ. Điều này giúp học sinh thích thú với môn học hơn. • Bài 5: Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ. Ở hoạt động thực hành, yêu cầu học sinh thực hiện thao tác vẽ và sao chép để tạo ra khu vườn có nhiều cây và hoa. Trong bài thực hành này, giáo viên cần lưu ý với học sinh về cách sắp xếp và bố trí các đối tượng trong khu vườn như: ngôi nhà, cây và hoa sao cho hợp lí, bố cục chặt chẽ và cân đối. Nhắc nhở các em khi vẽ tranh trên máy tính cũng giống như các em đang học Mỹ thuật, các bài vẽ cần đảm bảo về tính thẩm mỹ. Dần dần, hình thành thói quen cho các em khi thực hành vẽ tranh trên máy tính. • Bài 6: Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ. Ở bài học này, giáo viên cần chú trọng vào việc nhận xét màu sắc tranh mà học sinh tô màu. Màu sắc tranh phải tô sao cho hợp lí, hài hòa, có mảng sáng mảng tối, độ đậm độ nhạt tùy vào đối tượng cần tô màu. • Bài 7: Thực hành tổng hợp. Trong bài học này, giáo viên cần nhắc nhở học sinh những điểm cần lưu ý khi thực hành vẽ một bức tranh: - Cần xác định đúng những đối tượng cần có trong bức tranh (tùy thuộc vào từng chủ đề). - Bố cục bức tranh phải sắp xếp cho hợp lí, đầy đủ mảng chính mảng phụ. - Màu sắc tranh phải tô sao cho hợp lí, hài hòa, có mảng sáng mảng tối, độ đậm nhạt rõ ràng. 5
  4. sắp xếp các đối tượng, đồng thời gợi ý thêm để các em phát huy trí tưởng tượng của mình. • Bài 5: Thực hành tổng hợp. Trong hoạt động thực hành, bài tập số 4 yêu cầu học sinh vẽ một bông hoa, trong sách giáo khoa có hướng dẫn học sinh vẽ bằng cách phác thảo hình khối. Giáo viên gợi ý học sinh vận dụng kiến thức trong phần vẽ tranh tĩnh vật ở chủ đề 6 của sách Mỹ thuật lớp 5 khi thực hành. Đồng thời, nhắc các em áp dụng kỹ năng phác họa hình khối khi vẽ những hình tương tự. Ví dụ: Khi vẽ lọ hoa và quả em có thể phác thảo hình khối như sau: Ngoài ra, trong bài học này giáo viên có thể đưa ra một chủ đề, sau đó tổ chức cuộc thi vẽ tranh, để các nhóm thi đua với nhau, tạo không khí sôi nổi trong lớp học đồng thời giúp giáo viên phát hiện những học sinh năng khiếu để tham dự các hội thi. Với cách vận dụng kiến thức Mỹ thuật vào trong từng bài học cụ thể như trên, tôi tin chắc rằng kỹ năng vẽ tranh của học sinh sẽ được cải thiện đáng kể. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến này có thể được áp dụng cho giáo viên Tin học khi dạy chủ đề Em tập vẽ ở lớp 3 và lớp 4 ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bến Tre hoặc các địa phương khác có điều kiện tương tự. Ngoài ra còn có thể dùng để bồi dưỡng kỹ năng vẽ tranh trên máy tính cho học sinh có năng khiếu về Tin học tham dự hội thi Tin học trẻ do cấp trên tổ chức. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua thời gian áp dụng, tôi nhận thấy học sinh có hứng thú và tham gia học tập tích cực hơn trong giờ học chủ đề “Em tập vẽ”. Trước đây, các em chỉ biết vẽ và tô màu theo các hình mẫu trong sách giáo khoa, nhưng bây giờ các em có sự chủ động và sáng tạo hơn thông qua việc biết 7