SKKN Rèn HS lớp Ba khắc phục lỗi phát âm ở địa phương bằng những câu thơ vui dễ nhớ

Đặc thù chung của địa phương nông thôn tỉnh Bến Tre nói chung và vùng nông thôn nơi trường tọa lạc nói riêng, thường phụ huynh phát âm theo âm địa phương rất nhiều. Những âm địa phương (thường phát theo thói quen, không đúng âm chuẩn) đã ăn sâu vào các em. Mặt khác ở trường các em phát theo âm chuẩn về nhà các em lại nghe gia đình phát âm theo âm điạ phương nên rất khó khăn cho việc rèn đọc âm chuẩn cho các em.
doc 10 trang lananh 04/03/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn HS lớp Ba khắc phục lỗi phát âm ở địa phương bằng những câu thơ vui dễ nhớ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_hs_lop_ba_khac_phuc_loi_phat_am_o_dia_phuong_bang_n.doc

Nội dung text: SKKN Rèn HS lớp Ba khắc phục lỗi phát âm ở địa phương bằng những câu thơ vui dễ nhớ

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (Do thường trực hội đồng ghi): . 1. Tên sáng kiến: “ Rèn HS lớp Ba khắc phục lỗi phát âm ở địa phương bằng những câu thơ vui dễ nhớ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn giáo dục tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng giúp hình thành hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua bốn dạng hoạt động đó là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng đọc là cơ bản, đầu tiên đối với mỗi học sinh khi bắt đầu đi học. Đầu tiên học sinh phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc đúng sẽ giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ đúng và dùng trong giao tiếp và học tập đạt kết quả tốt. Đối với học sinh lớp 3 trong tiết Tập đọc giúp các em củng cố lại các hệ thống âm, vần, dấu thanh mà các em đã học (nhất là các âm, vần khó), đọc đúng và đọc trơn tiếng, đọc liền từ, đọc cụm từ và câu; tập ngắt nghỉ (hơi) đúng chỗ trong câu sẽ giúp các em hiểu được ý diễn đạt qua những câu, đoạn, bài tập đọc các em đã đọc. Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu học sinh lớp 3 đọc trơn tốc độ đọc đến cuối kì I khoảng 60 tiếng trong 1 phút và đến cuối học kì II khoảng 70 tiếng trong 1 phút. Hầu hết học sinh lớp 3 đều đọc đạt tốc độ đọc theo yêu cầu này.
  2. 3 dạy của giáo viên ở phân môn Tập đọc ở lớp. Đồng thời qua đó góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Điểm mới giải pháp là ngoài việc giáo viên đọc mẫu, đọc chuẩn các từ trong sách giáo khoa cho học sinh học theo, kiên trì rèn luyện cho học sinh mỗi khi phát âm sai mà còn tìm ra cách rèn cho học sinh thông qua đọc những câu thơ có vần điệu, vui vui, dễ nhớ để thường xuyên luyện các em phát âm đúng các âm địa phương đối với các em thường xuyên phát âm sai. Ở mỗi địa phương, đều có thói quen phát âm một số từ có âm đầu, âm cuối theo thói quen của địa phương đó. Ví dụ: Ở vùng Cần Thơ, Hậu Giang phát âm các từ có âm đầu “tr” thành “ch” như ở “trường” thành ở “chường”, “ở trên” thành ở “chên”; Ở quê hương Bến Tre mình vùng nông thôn thì âm “tr” thành “t” và âm r” thành “g”. Ví dụ: “Bến Tre” thành “Bến Te”, cá “rô” thành cá “gô” Ngoài ra cũng còn nhiều âm đầu, âm cuối, dấu thanh phát âm cũng chưa được chuẩn rất nhiều ví dụ như âm: “s’ thành “x”;“v”, “gi” thành “d” b.2 Sự khác biệt giữa giải pháp mới so với giải pháp cũ: - Giải pháp cũ: giáo viên thực hiện đúng qui trình, dạy bám sát chỉ đạo thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng, giáo viên cần năng động sáng tạo tìm ra những giải pháp phù hợp thực tiễn, tâm sinh lí lứa tuổi sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. - Gải pháp mới: - Việc nghiên cứu cách luyện như trên đã làm thay đổi hình thức học và và nâng chất lượng dạy học vì các em lớp 3 rất thích thú khi học.
  3. 5 1.3. Phát âm không đúng chuẩn các dấu thanh: Thanh « ngã » thành « hỏi » 2. Các bước rèn đọc đúng âm chuẩn 2.1. Kiên trì rèn luyện và uốn nắn 2.1.1. Bài đọc mẫu của giáo viên luôn chuẩn xác. Đây chính là mẫu hình để hình thành kỹ năng đọc đúng cho học sinh. - Khi đọc giáo viên phải chọn vị trí sao cho cả lớp đều nhìn thấy khẩu hình của giáo viên, không nên đi lại, cầm sách mở rộng, đúng tầm nhìn, thỉnh thoảng mắt phải nhìn, quan sát sự theo dõi của học sinh nhưng không làm bài đọc bị gián đoạn. - Khi đọc phải đảm bảo đọc chính xác, đọc đúng chuẩn, chính xác về thanh, rõ ràng ngữ điệu. - Khi học sinh đọc phải chú ý theo dõi để hướng dẫn các em nhận xét phát hiện và khắc phục kịp thời những tiếng phát âm không chuẩn. - Dạng bài loại văn xuôi hay thơ, khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ cũng phải chú ý phần luyện đọc đúng âm, vần, tiếng thông qua việc luyện đọc những từ khó, từ hay nhầm lẫn có trong bài. - Những tiếng thường sai học sinh nhận xét phát hiện mà sửa khó khăn, giáo viên đọc mẫu nhiều lần cho các em phát âm theo. Ví dụ: Bài “Cậu bé thông minh” sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau: “ vùng nọ, lo sợ, bình tĩnh, xin sữa”. Khi dạy, cũng cần luyện phát âm thêm các từ ngữ: “ Sẻ, sạch sẽ, nén sợ, tại sao . . .”. vì thực tế ở lớp vẫn còn một số em đọc “s” thành “x”, cụ thể như: Sẻ thành xẻ; sạch sẽ thành xạch xẻ; nén sợ thành “néng” xợ; tại sao thành tại xao. Ví dụ: Bài “Người liên lạc nhỏ” sách giáo khoa chỉ yêu cầu học sinh luyện đọc các từ “ gậy trúc, lững thững, huýt sáo,tráo trưng, thản nhiên,thong manh”
  4. 7 “Ve ve vi vút véo von Ve ve vi vút, véo von ven vườn” - Luyện âm “th” “ Thì thầm, thong thả, thảnh thơi Thủ thư thong thả, thảnh thơi thì thầm” Mỗi khi các em vấp phải phát âm sai do quen theo phát âm điạ phương, giáo viên đọc và yêu cầu học sinh luyện đọc theo. Do câu ngắn vui vui, dễ nhớ nên các em dễ thuộc và từ đó khắc phục lỗi phát âm điạ phương rất có hiệu quả. 3.2. 3.1. Để phát âm đúng nhóm âm cuối, dấu thanh: Do phát âm các âm cuối “c” và “t”, “n” và “ng” khó tôi tôi thường hướng dẫn các em luyện đọc thông qua biện pháp truyền miệng: - Khi có học sinh phát âm sai tôi gọi học sinh nào phát âm chuẩn để em phát âm sai luyện theo. Nếu không có học sinh nào phát âm đúng chuẩn thì giáo viên trực tiếp luyện cho các em. - Đối với trường luyện đọc dấu thanh “hỏi”, “ngã” cũng vậy (dùng biện pháp nêu trên) Cần chú ý do học sinh lớp 3 còn mang nặng ảnh hưởng phát âm theo thói quen của gia đình và đặc biệt khi học ở trường thì học theo âm chuẩn về nhà lại nghe, nói quen theo âm địa phương nên các em ban đầu cũng còn nhiều e ngại giáo viên cần chú ý khắc phục lỗi này bằng cách kiên trì rèn luyện và giáo viên luôn luôn phát âm âm chuẩn để học sinh quen dần. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Giải pháp áp dụng dành cho giáo viên luyện đọc cho các học sinh lớp 3 có thể áp dụng cho các lớp khác cùng điều kiện. Nội dung giải pháp có tác động tích cực tâm lí học sinh làm việc dạy đọc trở nên nhẹ nhàng, học vui vẻ, giúp học sinh