Tài liệu ôn tập Toán và Tiếng Việt hè Lớp 4 lên Lớp 5

Bài 9: Cho số 1960. Số này sẽ thay đổi như thế nào? Hãy giải thích?
a) Xoá bỏ chữ số 0:
b) Viết thêm chữ số 1 vào sau số đó:
c) Đổi chỗ hai chữ số 9 và 6 cho nhau:
Bài 10 : Tìm một số có hai chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 4 vào bên trái số đó ta được số mới gấp 9 lần số phải tìm. (Giải bằng hai cách)
doc 74 trang Đức Hạnh 09/03/2024 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Toán và Tiếng Việt hè Lớp 4 lên Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_toan_va_tieng_viet_he_lop_4_len_lop_5.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn tập Toán và Tiếng Việt hè Lớp 4 lên Lớp 5

  1. ÔN TẬP HÈ TOÁN – TIẾNG VIỆT LỚP 4 LÊN 5 Toán ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN Bài 1.Viết các số tự nhiên sau: a. Ba trăm mười sáu nghìn bốn trăm lẻ hai: b. Một triệu sáu trăm lẻ năm nghìn chín trăm tám mươi: c. a nghìn b chục : . Bài 2 Đọc các số tự nhiên sau: 200321 1002405 20020 Bài 3: Phân tích số tự nhiên sau: 1234; 56827; 262056; 98345 thành: a. Các nghìn, trăm, chục, đơn vị: b. Các trăm và đơn vị c. Các chục và đơn vị Bài 4: Số tự nhiên X gồm mấy chữ số X có chữ số hàng cao nhất thuộc hàng nghìn: X có chữ số hàng cao nhất thuộc lớp nghìn: X đứng liền sau một số có ba chữ số: X đứng liền trước một số có ba chữ số: Bài 5: Tìm X là số bé nhất thỏa mãn: X ở giữa 5 và 15: X lớn hơn 193: X bé hơn 126: Bài 6: Cho 3 chữ số 3, 5, 6. Hãy lập tất cả các số có hai chữ số từ ba chữ số trên. Bài 7: Cho 4 chữ số 2, 5, 0, 6 . Hãy lập tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ ba chữ số trên.
  2. Bài 12 :Tìm các số tròn chục X biết a.X 95: Thứ ba ngày . tháng . năm Tiếng Việt ÔN TẬP: CẤU TẠO CỦA TIẾNG; TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC Bài 1: Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng của câu tục ngữ sau; Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Vào bảng sau: Tiếng Âm đầu Vần Thanh
  3. Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài, Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng , Bài 6 : Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao. Bài7 : Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau: Ơi quyển vở mới tinh Em viết cho thật đẹp Chữ đẹp là tính nết Của những người trò ngoan. Bài 8 : Dùng gạch ( / ) tách từng từ và tìm từ phức trong các câu sau: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân. Bài 9 : Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau và tìm các từ phức trong đoạn văn sau:
  4. Bài 13: Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được đọc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
  5. Bài tập 4: Tìm 3-5 từ có chứa tiếng: gia, da, rả, giả, dã, rã, dán, gián, dang, giang, danh, giành, rành, dành, giao, dò, dương, giương, rương.
  6. n.9 x20 x6 x5 m.1677 + 1969 + 1323 + 1031 Bài 5: Tính bằng hai cách a.123 x 5 x 2 b.2 x 3 x 4 x 5 c.2 x 34 x 5 d.20 x 6 x 5 x 7 e.28 x ( 7- 2 ) g.79 x 5 – 79 x 3 h.135 x ( 10 – 1 ) i. 564 x 10 – 564 x 8 Bài 6: tính bằng cách thuận tiện nhất a.49 x 8 + 49 x 2 b.123 x 45 + 123 x 55 c.72 x 2 + 72 x 3 + 72 x 5 d.56 x 4 +56 x 3 + 56 x 2 + 56 e.(42 x 54 + 17 x 42) : 71 g.(123 x 154 – 65 x 123) : 89 h.789 x 101 – 789 i.(324 x 6 + 4 x 324) : (162 x 2) Bài 7: Tìm x a.X : 17 + 28= 432 b.435 – 72 : X =426
  7. Thứ ngày tháng năm 20 TiếngViệt Ôn tập văn kể chuyện A.Ôn lại văn kể chuyện 1) Nội dung – Yêu cầu: * Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Khi viết bài văn kể chuyện, ta phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào, Một bài văn kể chuỵen hay phải bộc lộ được một cách rõ ràng chủ ý của người kể, có cốt chuyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc. * Có nhiều cách kể chuyện, song chủ yếu là 3 cách sau: +Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe hoặc trực tiếp tham gia. +Cách 2: Loài vật, đồ vật, cây cối, tự kể chuyện của mình (tự thuật). Muốn làm đúng thể loại này, chúng ta phải biến sự vật thành con người (nhân hoá) và cần vận dụng nhiều về trí tưởng tượng. +Cách 3: Kể chuyện theo trí tưởng tượng. * Khi viết văn kể chuyện, cần lưu ý mấy điểm sau: + Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. Để xác định được ý nghĩa của câu chuyện, cần tự giải đáp các câu hỏi: Những điều ta sắp kể nhằm chứng minh hoặc khẳng định điều gì? Nó gợi cho người đọc những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? + Nắm được cốt chuyện và những chi tiết chính. Cốt chuyện ấy có thể lấy nguyên từ thực tế, cũng có thể tự nghĩ ra (những cái tự nghĩ ra phải có sự hợp lí y như thậtô). Cốt chuyện chính là sự nối tiếp nhau của một chuỗi các chi tiết lớn, sau đó sẽ được bổ sung các chi tiết nhỏ hơn (tình tiết) để câu chuyện thêm sinh động. + Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn vậy phải biết xây dựng nhân
  8. Đề bài Một chú ong mê mải hút nhụy hoa, không hay biết trời đang sập tối, ong không về nhà được. Sớm hôm sau, khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu chuyện nó xa nhà trong đêm qua. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện cuả chú ong xa nhà đó. -Yêu cầu học sinh lập dàn ý và viết văn. Đề bài: Suốt đêm trời mưa to gió lớn, sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao,con chim lớn lông cánh ướt, mệt mỏi nhích sang bên để chú chim nhỏ bừng mắt đón ánh mặt trời. Chuyện gì đã xảy ra với hai con chim trong đêm qua? Em hãy hình dung và kể lại.
  9. Bài 7, Khi nhân một số tự nhiên với 6789 do lúng túng, bạn Hoa đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả là 296280. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó. Bài 8, Khi nhân một số tự nhiên với 235 do sơ ý, bạn Cúc đã viết tích riêng thứ hai và thứ ba thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả là 10285. Em hãy tìm tích đúng giúp bạn. Bài 9- Khi nhân một số tự nhiên với 142 do lúng túng, bạn Lan đã viết lộn thừa số thứ hai nên đã làm cho kết quả tăng 27255. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó. - Khi nhân một số tự nhiên với 103 do lúng túng, bạn Huệ đã viết thiếu chữ số 0 nên đã làm cho kết quả giảm 37080. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó. Bài 10, Khi nhân 234 với một số tự nhiên, do chép nhầm, bạn Ngọc đã làm đổi chỗ chữ số hàng nghìn với chữ số hàng chục; chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng trăm của thừa số thứ hai nên đã được kết quả là 2250846. Em hãy giúp bạn Ngọc tìm tích đúng của phép nhân đó. Bài 11, Lan thực hiện một phép nhân, do viết nhầm chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ hai từ 2 thành 8 nên đã được kết quả là 2034 mà đáng lẽ phải là 1356. Em hãy tìm các thừa số ban đầu của phép nhân đó. Bài 12, Khi nhân 254 với một số có hai chữ số giống nhau, bạn Hồng đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả kém tích đúng là 16002. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó.
  10. Tới đây tre ứa à nhà Giò phong an ở nhánh hoa nhuỵ vàng Trưa ằm đưa võng, thoảng sang Một àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình. án đêm, ghé tạm trạm binh Giường cây ót á cho mình đỡ đau (Tố Hữu) Bài tập 4: Điền tiếng có chứa phụ âm đầu l /n: a) trường Tam Đảo chạy quanh quanh Dòng qua nhà lấp xanh Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng Đàn cừu gặm cỏ yên (Vĩnh Mai) b) Trăng toả từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm ban phát từng hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng , nức. (Đức Huy) *Đáp án : a) nông, nước, lánh, lượn, non, lành. b) lan, lờ, lặng, làn, nàn, náo. Bài tập 5: Tìm 4-5 từ có tiếng : la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương. *Đáp án: - la: la bàn, la cà, la đà, la hét, la liệt, la ó, bao la, dò la, - lạc: lạc đà, lạc đề, lạc đường, lạc hậu, lạc quan, - lạm: lạm dụng, lạm phát, lạm quyền, tiêu lạm, - nam: nam nữ, gió nam, Miền Nam, phương Nam, - lam: lam lũ, lam nham, danh lam thắng cảnh, màu lam, tham lam, - lan: lan man, lan tràn, sà lan, tràn lan, - nan: nan cót, nan rổ, nan hoa xe đạp, quạt nan, thuyền nan,
  11. + Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng, , axit, cà phê , ô tô, mô tô, rađiô, có thể cho là từ ghép ( theo định nghĩa ) hoặc từ đơn ( tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa . Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm ). b) Từ láy( T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại. ( * Xem thêm : Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu : Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần . Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy : láy đôi, láy ba,láy tư, ) B. Bài tập: Bài 1 : Các từ in đậm trong hai đoạn văn dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao? a.Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Bài 2:Cho đoạn văn sau: Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngàu giận giữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. a.Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp vào hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. b.Tìm từ láy trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, r5ồi xếp vào ba nhóm: từ láy âm đầu; từ láy vần; từ láy cả âm đầu và vần (láy tiếng ) Bài 3: Tìm các từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau:Ngay, thẳng, thật. Đặt câu với một từ láy hoặc một từ ghép vừa tìm được
  12. Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út , chị dâu, anh rể, anh chị, ruột thịt,hoà thuận , thương yêu. Bài 10 : Cho những kết hợp sau : Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười. Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm : Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp 2 từ đơn. Bài 11 “Tổ quốc” là 1 từ ghép gốc Hán ( từ Hán Việt ). Em hãy : - Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “tổ”. - Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “quốc ’’. Bài 12 : Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được. Bài 13 a. Tìm một từ ghép có nghĩa tổng hợp và đặt câu với từ đó . b.Tìm một từ ghép có nghĩa phân loại và đạt câu với mỗi từ đó. c.Tìm một từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và đạt câu với mỗi từ đó. c.Tìm một từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần và đạt câu với từ đó. d.Tìm một từ láy có hai tiếng giống nhau cả âm cả vần