Tài liệu ôn tập tổng hợp môn Luyện từ và câu Lớp 5

Bài 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
a) Tôi đang học bài thì Nam đến..........................................
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.........................................
c) Cả nhà rất yêu quý tôi...........................................
d) Anh chị tôi đều học giỏi....................................................
e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng..................................
Bài 2 :Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 )
- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 )
- Tớ cũng thế. (câu 3 )
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
pdf 42 trang Đức Hạnh 14/03/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập tổng hợp môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_tap_tong_hop_mon_luyen_tu_va_cau_lop_5.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn tập tổng hợp môn Luyện từ và câu Lớp 5

  1. ÔN TẬP TỔNG HỢP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ 1.Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình) Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu T.G.T.H Láy vần Láy âm và vần Láy tiếng 2. Các lớp từ: Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa 3. Từ loại: Danh từ (Cụm DT) Động từ (Cụm ĐT) Tính từ (Cụm TT) Đại từ (Đại từ chỉ ngôi) Quan hệ từ 4. Câu : Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn Phân loại theo mục đích nói: Câu kể Câu ghép Câu hỏi Câu cảm Câu khiến 5.Các thành phần của câu: Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ Định ngữ* Bổ ngữ* Hô ngữ* 6.Liên kết câu : Lặp từ ngữ Thay thế từ ngữ Dùng từ ngữ để nối (Liên tưởng ) 1
  2. QUAN HỆ TỪ a) Ghi nhớ : - QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. - Các QHT thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng ,mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, - Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng 1 cặp QHT. Các cặp QHT thường dùng là : + Vì nên ; Do nên ; Nhờ nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ). + Nếu thì ; Hễ thì (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ). + Tuy nhưng ; Mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ). + Không những mà còn ; Không chỉ mà còn (biểu thị quan hệ tăng tiến ). Bài 1: Tìm QHT và cặpQHT trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng : Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu : nhưng, còn , và , hay, nhờ. a) Chỉ ba tháng sau, siêng năng ,cần cù, cậu vượt lên đầu lớp. b) Ông tôi đã già không một ngày nào ông quên ra vườn. c) Tấm rất chăm chỉ Cám thì lười biếng. d) Mình cầm lái cậu cầm lái ? e) Mây tan mưa tạnh dần. Bài 3: Đặt câu với mỗi QHT sau : của , để, do, bằng, với , hoặc. Bài 4: Hãy đặt 4 câu trong đó có sử dụng 4 cặp QHT dùng để biểu thị quan hệ : - Nguyên nhân- kết quả - Điều kiện ( giả thiết ) - kết quả - Nhượng bộ (đối lập, tương phản ) - Tăng tiến 3
  3. Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây , cây cối đứng , không gian không một tiếng động nhỏ. Bài 5: Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu : a) Thợ + X b) X + viên c) Nhà + X d) X + sĩ Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây : a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ). c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Bài 7: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm : a) Cắt, thái, b) To, lớn, c) Chăm, chăm chỉ, a) Nghĩa chung : b) Nghĩa chung : c) Nghĩa chung : Bài 8: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm : Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn. Bài 9: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau : Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa , tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà , nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng vì một lá cỏ non vừa , hình như mỗi giọt khí trời cũng , không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay. ( theo Nguyễn Đình Thi ) (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh . (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy . (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . 5
  4. TỪ ĐỒNG ÂM (Tuần 5 - lớp 5 ): a) Ghi nhớ : - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể . - Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. b) Bài tập thực hành : Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau : a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu . b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò . c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng Bài 2: Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc. *Đáp án : Bài 2:Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín. Bài 3: Diễn đạt lại từng câu dưới đây cho rõ nghĩa hơn : a) Đầu gối đầu gối. b) Vôi tôi tôi tôi. 7
  5. Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển ) : nhà, đi, ngọt. Bài 2: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghã chuyển : a)Miệng cười tươi , miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn . b)Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà , sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch . Bài 3: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa : a)Vàng : - Giá vàng trong nước tăng đột biến - Tấm lòng vàng . - Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường b) Bay : - Bác thợ nề đang cầm bay trát tường - Đàn cò đang bay trên trời - Đạn bay vèo vèo - Chiếc áo đã bay màu Bài 4: Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu : a) Cân ( là DT, ĐT, TT ) b) Xuân ( là DT, TT ) Bài 5: Cho các từ ngữ sau : Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng , đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy. a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau. b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên 9
  6. Bài 5:Ngắt đoạn văn sau thành từng câu (đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và viết hoa chữ cái đầu câu ): Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn ,năm chiếc vỏ bao diêm Toàn có đôi tai thính như tai meo và bước chân êm, nhẹ như thỏnhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề. Bài 6:Sắp xếp lại trật tự để các câu sau tạo thành đoạn văn thích hợp : a)Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này (1). Bọ ve rạo rực cả người (2) . Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi (3). b) Mặt nước sáng loá (1). Trăng lên cao (2). Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá (3). Bầu trời càng sáng hơn (4). Cả một vùng nước sóng sánh , vàng chói lọi (5). Bài 7:Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách : a) Bông hoa đẹp này. b) Con đê in một vệt ngang trời đó. c) Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy. Bài 8:Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách : a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến ,thương yêu của Bác. b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy. c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ. d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp. e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa. 11
  7. p) Sách vở của con là vũ khí. Lớp học của con là chiến trường. Bài 11:Tìm CN, VN, TN của những câu sau : a)Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói , tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ. b)Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương. c)Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. Bài 12 :Hãy xác định bộ phận song song trong câu b) của BT3 và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu. Bài 13: Chuyển các cặp câu sau thành 1 câu (có BPSS) để cách diễn đạt ngắn gọn hơn. - Buổi sáng, đường phố đông vui, nhộn nhịp./ Buổi chiều, đường phố đông vui, nhộn nhịp. - Sáng nay, lớp 5A lao động./ Sáng nay, lớp 5B lao động. - Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của đất nước. - Sa Pa là một thắng cảnh đẹp của đất nước. Bài 14 :Gọi tên các bộ phận được gạch chân trong các câu sau : a) Ở Vinh, tôi được nghỉ hè. b) Tôi được nghỉ hè ở Vinh. Bài 15:Tìm ĐN, BN trong các câu văn sau : a) Tất cả HS lớp 5A lao động ngoài vườn trường. b) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế đứng trang nghiêm. Bài 16:Đặt câu theo cấu trúc sau : a) TN, TN, CN - VN. b) TN, CN, CN – VN. c) TN, CN- VN, VN. d) TN, TN, TN, CN – VN. e) TN, TN, CN, CN, - VN, VN. 13
  8. CÁC KIỂU CÂU (Chia theo mục đích nói): Dựa vào mục đích nói, người ta chia câu thành các kiểu câu: Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. 1.Câu hỏi: A) Ghi nhớ: - Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết. - Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi dùng để tự hỏi mình. - Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào,sao, không, Khi viết, cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. B) Bài tập thực hành: Bài 1:Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chân sau: a) Dưới ánh nắng chói chang, Bác nông dân đang cày ruộng. b) Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn. Bài 2:Dựa vào các tình huống sau, hãy đặt câu hỏi để tự hỏi mình: a) Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên. b) Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy. c) Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm. Bài 3 :Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây : a) Giữa vườn lá um tùm, bông hoa đang dập dờn trước gió. b) Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c) Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi. d) Bé rất ân hận vì không nghe lời mẹ dặn. Bài 4 :Trong từng câu sau, mục đích dùng câu hỏi để làm gì? a) Anh chị nói nhỏ một chút có được không? b) Sao bạn chịu khó thế ? c) Sao con hư thế nhỉ ? d) Cậu làm như thế này là đúng à ? 15