SKKN Một số giải pháp có hiệu quả tích cực giúp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở lớp 3

Trong xã hội, bên cạnh trẻ em bình thường luôn tồn tại một bộ phận trẻ em khiếm khuyết một chức năng nhất định. Đó là trẻ em khuyết tật.Trẻ khuyết tật là trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn những chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động.Ngày nay, trẻ em khuyết tật được các ban ngành, đoàn thể đặc biệt quan tâm mà hơn hết là ngành giáo dục.Trẻ em khuyết tật được giáo dục trên tất cả các hệ thống giáo dục, từ chuyên biệt đến hòa nhập, từ bậc mầm non đến phổ thông và cả các làng nghề dành cho các em khuyết tật.
doc 10 trang lananh 04/03/2023 4940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp có hiệu quả tích cực giúp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_co_hieu_qua_tich_cuc_giup_nang_cao_cha.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp có hiệu quả tích cực giúp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở lớp 3

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp có hiệu quả tích cực giúp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở lớp 3 . 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: * Thực trạng: Trong xã hội, bên cạnh trẻ em bình thường luôn tồn tại một bộ phận trẻ em khiếm khuyết một chức năng nhất định. Đó là trẻ em khuyết tật.Trẻ khuyết tật là trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn những chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động.Ngày nay, trẻ em khuyết tật được các ban ngành, đoàn thể đặc biệt quan tâm mà hơn hết là ngành giáo dục.Trẻ em khuyết tật được giáo dục trên tất cả các hệ thống giáo dục, từ chuyên biệt đến hòa nhập, từ bậc mầm non đến phổ thông và cả các làng nghề dành cho các em khuyết tật. Ở các cơ sở giáo dục, các em được học các mức độ khác nhau và chương trình giáo dục khác nhau. Trong đó, theo tôi quan trọng nhất là bậc học Tiểu học. Vì ở bậc học này các em sẽ được tiếp cận kiến thức cơ bản nhất có thể.Tuy nhiên, đối với các trường học chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ này tương đối dễ dàng. Còn đối với trường phổ thông thì nhiệm vụ giáo dục các em học sinh hòa nhập thì không hề dễ dàng đối với các giáo viên.Trong những năm tôilàm công tác chủ nhiệm, có những năm tôi giảng dạy một số em khuyết tật thì chất lượng giáo dục các em này đối với tôi rất khó khăn. Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là vấn đề đáng được quan tâm của riêng tôi và cả các ngành các cấp, các ban ngành. Giải quyết tốt vấn đề này là giảm được gánh nặng cho gia đình, cho toàn xã hội. * Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ: - Ưu điểm: Với giải pháp cũ đạt những ưu điềm sau: + Được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường tạo điều kiện các em học tập tốt. 1
  2. b.1. Tính mới của giải pháp: Điểm mới ở đây là người giáo viên không gò bó, ép buộc học sinh vào một khuôn khổ nào đó, không bắt buộc học sinh phải làm theo ý của mình. Mà ở đây, với giải pháp này thì người giáo viên sử dụng những biện pháp cụ thể riêng, những việc làm riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực tạo nên sự mới mẻ, ham thích nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đề ra. Đồng thời, giáo viên là người quan sát, giúp đỡ, động viên khi các em thực hiện được yêu cầu đặc ra.Mặt khác, các học sinh trong lớp cùng tham gia giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn ngày càng tiến bộ hơn trong học tập và cuộc sống. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Nếu như ở giải pháp cũ đối tượng mà giáo viên hướng tới để đạt kết quả là học sinh thì ở giải pháp mới này để giúp chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được nâng cao, tôi sẽ hướng tới tất cả các lực lượng giáo dục như nhà trường, gia đình và xã hội. Tôi linh hoạt trong mọi hoạt động để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: Để thực hiện sáng kiến có hiệu quả thì tôi đã nghiên cứu đặc điểm về học sinh khuyết tật, ghi chép cẩn thận về mọi mặt từng em ở lớp mình, thống kê số liệu qua từng giai đoạn, phối hợp chặt chẽ cùng Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh. b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến: Qua thực tế thực hiện công tác giảng dạy, tôi đã đúc kết ra một số biện pháp tích cực trong giáo dục trẻ hòa nhập. Với nội dung chủ yếu như sau: b.4.1 Đối với nhà trường - Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hòa nhập, là người trực tiếp điều hành hoạt động dạy học hòa nhập nên hiểu rõ nhất nhu cầu và năng lực của từng trẻ khuyết tật để xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp với từng trẻ, là người tổ chức các mối quan hệ tốt giữa học sinh bình thường với học sinh khuyết tật, chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập tôi đã thực hiện các yêu cầu sau: ▪ Phân loại học sinh khuyết tật: Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều dạng khác nhau, có những dạng chính sau: + Khuyết tật thính giác (khiếm thính) + Khuyết tật thị giác (khiếm thị) + Khuyết tật trí tuệ 3
  3. - Mục tiêu phát triển các khả năng. Từ đó tôi đã kết hợp với phụ huynh trẻ, nhà trường, y tế, cùng xây dựng chi tiết mục tiêu cụ thể. Tùy vào khả năng trẻ khuyết tật mà tôi có thể xây dựng mục tiêu dài hạn (một năm hoặc là nhiều năm) và mục tiêu ngắn hạn (học kỳ, tháng, tuần). * Lập kế hoạch: Khi xây dựng mục tiêu xong, căn cứ vào mục tiêu, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục. Kế hoạch giáo dục cần được xây dựng dựa vào điểm mạnh của trẻ.Vì trẻ chỉ có thể phát triển tốt khi sử dụng thế mạnh của mình. Tôi xây dựng kế hoạch theo biểu mẫu sau: Nội dung hoạt động Biện pháp Thời gian Người Kết quả tiến hành tiến hành thực hiện Chăm sóc Kiến thức Kỹ năng XH Phục hồi chức năng ▪ Chương trình giáo dục: Giáo viên là người thực hiện chương trình giáo dục. Vì thế tôi luôn điều chỉnh chương trình học tập phù hợp với năng lực của trẻ hòa nhập: làm cho thích ứng, định hình, hòa nhập, sáng tỏ chương trình và phương pháp giảng dạy. Trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, để đáp ứng và tạo điều kiện cho trẻ phát triển tối đa, những khả năng vốn có tôi xác định mục tiêu giáo dục cụ thể trong từng môn học cho mỗi trẻ khuyết tật và vận dụng các phương pháp dạy phù hợp để đáp ứng mọi nhu cầu học tập của trẻ. Ví dụ: Những năm qua, học sinh hòa nhập ở lớp tôi đều dạng chậm phát triển trí tuệ. Trong các giờ học tôi thường dựa theo năng lực của trẻ để điều chỉnh nội dung giảng dạy riêng cho các em. Chẳng hạn, học sinh bình thường học phép tính cộng ( có nhớ) trong phạm vi 1000 thì trẻ khuyết tật cần học được cộng không nhớ trong phạm vi 100; học sinh bình thường thuộc và vận dụng tính toán được các phép tính nằm trong các bảng nhân đã học thì chỉ đòi hỏi học sinh khuyết tật biết đọc và nhớ được một vài bảng nhân dễ như bảng nhân 2, bảng nhân 3 hoặc cho học sinh nhìn bảng nhân để tính một số phép tính. Trẻ bình thường ở mức độ viết bài tập làm văn hoàn chỉnh (mức độ tổng hợp), thì trẻ có khó khăn về học chỉ yêu cầu trả lời các câu hỏi theo gợi ý đã định sẵn (mức độ hiểu) 5
  4. Đồ dùng dạy học là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức tốt hơn, nhanh hơn. Nó đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh khả năng tiếp cận nội dung bài học, đồng thời nó tạo điều kiện cho học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Đối với học sinh hòa nhập đặc điểm chung của các em là lâu nhớ, mau quên. Đồ dùng học tập của các em thường xuyên để quên ở nhà hoặc bỏ quên lại lớp. Trước tình hình đó, tôi đã kiểm tra đồ dùng học tập của các em trước khi ra về. Tôi xin thư viện một bộ sách và chuẩn bị đầy đủ bảng con, phấn, viết, để trong tủ dụng cụ của lớp. Nếu như hôm nào các em bỏ quên đồ dùng ở nhà thì tôi sẽ lấy ra cho các em sử dụng và làm bài. Tôi không bao giờ để các em ngồi chơi trong giờ học, tôi luôn tạo mọi điều kiện để các em tham gia học tập chung cả lớp. Đối với những đồ dùng tự làm, tôi luôn dành phần ưu tiên cho các em, để các em tiếp xúc với những đồ dùng học tập. Từ đó, các em sẽ thấy được quan tâm, dần dần các em trở nên tự tin hơn trong học tập. Ngoài ra, trong các giờ học tôi thường xuyên thay thế hình ảnh minh họa bằng những hình ảnh cụ thể như trong giờ toán khi dạy tôi thường thay thế các ký hiệu bằng hình ảnh hoặc đồ vật thật. Ví dụ như khi tóm tắt bài toán có nội dung về trái cây, con vật, tôi thường thay thế bằng hình ảnh (số lượng có hạn). Trong các bài tập, có những bài tập tôi sử dụng hình thức trò chơi, đi kèm với các đồ dùng tự làm như bông hoa, trái táo, ông mặt trời. Trên các đồ vật này, tôi ghi nội dung, phép tính, Trong từng hoạt động, tôi luôn động viên trẻ hòa nhập tham gia học tập. Kết quả đạt được là học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, học tập tích cực hơn. ▪ Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm: Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ hòa nhập đòi hỏi người giáo viên phải thật sự có tâm huyết, yêu trẻ bằng tấm lòng của mình, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm tác động rất lớn đến kết quả. Trong giờ học cũng như những giờ ngoại khóa, tôi luôn quan tâm đến từng học sinh khuyết tật, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ để các em đi đến kết quả tốt nhất. Tôi động viên, khích lệ trẻ, tuyên dương khi trẻ làm được điều tốt. Đồng thời, tôi thường xuyên trao đổi, trò chuyện để các em cảm nhận được sự quan tâm.Từ đó giúp các em dạng dĩ, tự tin hơn trong các hoạt động.Tôi khuyến khích các học sinh còn lại trong lớp cùng vui chơi, học tập cùng các bạn khuyết tật, giúp các bạn vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Tôi liên lạc, trao đổi, phối hợp thường xuyên với giáo viên bộ môn về sự tiến bộ của trẻ, giúp đỡ kịp thời trong các môn học. Đặc biệt, tôi trao đổi chặc chẽ với phụ huynh học sinh về thói quen, tính cách của trẻ để hiểu hơn về trẻ. Như thế giúp tôi thuận lợi trong công tác giáo dục các em hòa nhập. - Giáo viên bộ môn: 7
  5. Trang bị thêm cho trẻ vật dụng cần thiết như máy trợ thính, kính, dụng cụ học tập, b.4.3 Đối với xã hội Trẻ được sinh ra và lớn lên trong cộng đồng, cộng đồng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tôi tìm hiểu thông tin của gia đình trẻ hòa nhập thông qua tổ tự quản, ấp nơi mà trẻ đang sinh sống để nắm rõ hơn về kinh tế gia đình của trẻ. Từ đó, tôi phối hợp cùng địa phương vận động giúp đỡ trẻ khi cần thiết, giúp trẻ có đủ điều kiện đến trường và vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tôi thường xuyên trao đổi với nhân viên y tế trường, xã về tình hình sức khỏe của trẻ hòa nhập để được tư vấn về phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Đây là chuyên đề tôi nghiên cứu, thực hiện trong giảng dạy và đạt được kết quả khả quan. Những giải pháp nêu trên được đồng nghiệp tán thành. Giải pháp này có thể áp dụng dành cho các lớp 3 có học sinh hòa nhập và có thể sử dụng cho cả các khối khác. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Tôi đã áp dụng giải pháp trên và thu được kết quả rất khả quan. Tôi thấy kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em tiến bộ hơn về mọi mặt . Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong mọi hoạt động vui chơi, học tập trong nhà trường và ngoài xã hội. Tôi rất vui mừng và vơi đi phần nào nổi vất vả và mệt nhọc. Tình cảm giữa thầy trò, giữa bạn bè ngày càng trở nên gắn bó và thân thiết hơn. Mọi người càng tin yêu và gần gũi các em hơn. Điển hình như sau: ĐẦU NĂM HỌC CUỐI NĂM HỌC - Thiếu tự tin trong các - Tự tin phát biểu ý kiến hoạt động học tập và vui trong giờ học. Vui chơi chơi. Ít trò chuyện, giao hòa đồng và được các tiếp cùng mọi người. bạn trong lớp tin yêu. Trẻ khuyết tật trí tuệ - Đọc chậm, viết mắc nhiều - Đọc được một đoạn lỗi chính tả, chữ viết không văn, bài văn ngắn, viết đúng độ cao, độ rộng. được đoạn văn theo yêu cầu, chữ viết rõ ràng, khá đẹp. - Tính được các dạng - Tính toán chậm, trình bày tính đã học như cộng, bài làm không đúng mẫu. trừ, nhân, chia. Biết vận dụng vào giải toán có lời 9