Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Quan sát đồ vật

Dàn ý:
Mở bài:
- Là một chiếc áo sơ mi đã cũ em mặc đã hơn một năm.
2. Thân bài:
Áo màu xanh lơ
Chất vải: cốt tông (không có ni lông nên mùa đông ấm,
mùa hè mát.
Dáng rộng, tay áo không quá dài, mặc rất thoải mái.
Cổ cồn mềm, vừa vặn, áo có hai cái túi trước ngực rất tiện, có thể cài bút vào trong
Hàng khuy xanh bóng được khâu rất chắc chắn
3. Kết luận:
Áo đã cũ nhưng em rât thích
Em có cảm giác mình lớn lên khi mặc áo này?

ppt 34 trang Đức Hạnh 16/03/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Quan sát đồ vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_4_quan_sat_do_vat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Quan sát đồ vật

  1. Kiểm tra - Đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo mà em đã làm ở nhà.
  2. Tập làm văn Quan sát đồ vật
  3. Gợi ý : a) Các đồ chơi được đem đến lớp để quan sát có thể là: Búp bê, gấu bông, bộ xếp hình, chong chóng b) Nên quan sát theo một trình tự nhất định: M : - Nhìn bao quát: - Quan sát từng bộ phận( bên ngoài/ bên trong, bên trên/ bên dưới, đầu, mình, chân tay .) c) Nên quan sát bằng nhiều giác quan: M: - Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc, . của đồ vật như thế nào - Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ, - Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng, có phát ra tiếng động không, tiếng động ấy như thế nào? d) Cố gắng tìm ra những đặc điểm riêng của đồ vật, phân biệt nó với những đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại. M: - Búp bê hay gấu bông của em có thể có một dáng vẻ riêng, không giống của các bạn khác.
  4. Em hãy giới thiệu đồ chơi của em đã sưu tầm và mang đến lớp?
  5. Gấu bông: đầu tròn, mặt tròn, mắt tròn xoe. Hai tay vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì đó. Hai tay chắp lại trước bụng, miệng cười mũm mĩm
  6. Búp bê lật đật: Đầu tròn, thân tròn không có chân,vẻ mặt xinh xắn, đôi má hồng hào. Đặt nằm xuống có thể tự ngồi dậy.
  7. •Rô bốt bằng nhựa: Cấu tạo các khối hình chữ nhật. Mắt to, miệng rộng, hoạt động bằng giây cót hoặc pin.
  8. ?.Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì? • Phải quan sát theo một trình tự hợp lý- từ bao quát đến từng bộ phận. •Quan sát bằng nhiều giác quan: Mắt, tay,tai •Tìm ra đặc điểm riêng, phân biệt đồ vật này cùng với đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.
  9. III. Luyện tập Dựa vào kết quả quan sát của em, hãy lập một dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn.
  10. Dàn ý: 1.Mở bài: -Giới thiệu gấu bông đồ chơi em thích nhất. 2. Thân bài: -Hình dáng: Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. -Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. -Hai mắt: Đen láy,trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. -Mũi: Màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo, gắn trên mõm. -Trên cổ: Thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh. -Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu. 3. Kết luận : Em rất yêu gấu bông. Ôm chú mềm mại ấm áp vào lòng, em thấy rất dễ chịu thích thú.
  11. Trò chơi: Xem gợi ý 1 2 – Đoán đồ chơi 4 3
  12. 1. Đồ chơi này gồm nhiều chi tiết với các hình khối, màu sắc khác nhau. 2. Đòi hỏi ở người chơi sự thông minh, khéo léo, sáng tạo. 3. Từ những hình 2 khối đó, ta có thể xếp được rất nhiều thứ: ngôi nhà, ô tô, cây cầu,
  13. 1. Đây là đồ chơi được các bé gái rất yêu thích. 2. Thường được làm bằng bông hoặc bằng nhựa, có thể khóc hoặc hát. 3. Khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương. Đôi 4 mắt to, tròn xoe, thường được mặc trang phục đẹp.
  14. 1 2 4 3
  15. 1 2 4 3
  16. Củng cố - dặn dò: - Về nhà xem lại dàn ý của mình, chỉnh sửa câu từ cho phù hợp. - Học thuộc lòng nội dung bài học hôm nay. - Xem trước bài: Luyện tập giới thiệu địa phương – SGK/160.