10 Cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân
Phụ huynh nên dạy trẻ tư thế nói “Không", tức hai tay chống hông, hai chân hơi tách ra, hai vai mở rộng và đầu ngẩng cao.
Việc cha mẹ giáo dục con cái tự bảo vệ bản thân, tôn trọng cơ thể người khác không phải điều gì quá lớn lao.
Nhưng những ý tưởng nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho xã hội và thế hệ tương lai.
1. Từ những năm đầu đời, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện, kiểm soát và hiểu về những cảm xúc của mình
. Hãy kiên nhẫn lắng nghe trẻ chia sẻ về cảm xúc, bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm và đưa ra những định hướng cho bé.
Cách làm này giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ với gia đình.
Bạn đang xem tài liệu "10 Cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 10_cach_day_tre_tu_bao_ve_ban_than.docx
Nội dung text: 10 Cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân
- 10 CÁCH DẠY TRẺ TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN Phụ huynh nên dạy trẻ tư thế nói “Không", tức hai tay chống hông, hai chân hơi tách ra, hai vai mở rộng và đầu ngẩng cao. Việc cha mẹ giáo dục con cái tự bảo vệ bản thân, tôn trọng cơ thể người khác không phải điều gì quá lớn lao. Nhưng những ý tưởng nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho xã hội và thế hệ tương lai. 1. Từ những năm đầu đời, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện, kiểm soát và hiểu về những cảm xúc của mình . Hãy kiên nhẫn lắng nghe trẻ chia sẻ về cảm xúc, bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm và đưa ra những định hướng cho bé. Cách làm này giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ với gia đình. 2. Nói về cảm giác an toàn và không an toàn Trẻ thường khó phân biệt giữa an toàn và không an toàn hoặc không nhận thức được thế nào là không an toàn. Phụ huynh cần giải thích, hướng dẫn trẻ. Từ đó, mỗi khi cảm thấy không an toàn, trẻ có thể nói chuyện với cha mẹ hoặc người lớn ngay lập tức. 3. Dạy trẻ những dấu hiệu bất thường của cơ thể Phụ huynh hãy dạy trẻ nhận biết một số cảnh báo không an toàn của cơ thể như đau bụng, tim đập nhanh Và khi cơ thể bé xuất hiện những trạng thái đó, hãy nhắc nhở trẻ thông báo ngay cho cha mẹ và người lớn. 4. Giúp trẻ chọn 3 đến 5 người lớn đáng tin cậy để chia sẻ Phụ huynh nên chọn những người đảm bảo an toàn tuyệt đối, có thể thay cha mẹ trong trường hợp khẩn cấp. Người được chọn có thể không phải là thành viên trong gia đình hoặc là người trẻ có thể dễ dàng tiếp cận khi gặp nguy hiểm như cảnh sát. 5. Giải thích mọi người đều có ranh giới cơ thể Ranh giới cơ thể là không gian vô hình xung quanh cơ thể, không ai được phép chạm vào người trẻ nếu không được sự đồng ý. Con bạn có quyền nói "không" với hành động ôm, hôn nếu chúng không muốn. Thêm nữa, hãy dạy con về những nụ hôn gió, đập tay khi muốn thể hiện cảm xúc.