Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 68: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu

1. Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời cho câu hỏi gì ?
a) Bằng món ăn “ mầm đá ” độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.
Câu hỏi:
Trạng Quỳnh đã giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng bằng cái gì ?
b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.
Câu hỏi:
Nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc với cái gì ?
ppt 25 trang Đức Hạnh 11/03/2024 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 68: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_4_tiet_68_them_trang_ngu_chi_p.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 68: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu

  1. iÖt chµo t l m Ö õ i n h g n quý thÇy c« vÒ th¨m líp 4B
  2. Kiểm tra bài cũ 1. Hãy kể tên các loại trạng ngữ đã được học trong những bài học trước. 2. Đặt một câu trong đó có trạng ngữ : - Chỉ thời gian - Chỉ nơi chốn - Chỉ nguyên nhân - Chỉ mục đích
  3. Nhận xét 1. Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời cho câu hỏi gì ? a) Bằng món ăn “ mầm đá ” độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng. b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc. - Gạch chân trạng ngữ. Nhóm 2 - Đặt câu hỏi cho trạng TG : 2 phút ngữ đó.
  4. Nhận xét a) Bằng món ăn “ mầm đá ” độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng. b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc. 2. Các trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa gì cho câu ? Các trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện tiến hành sự việc được nêu ra trong câu. Theo em các trạng ngữ trên được gọi là trạng ngữ gì ? Các trạng ngữ trên được gọi là Trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
  5. Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2011 Luyện từ và câu Bài : Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu Ghi nhớ Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ bằng, với và trả lời cho các câu hỏi Bằng cái gì ?, Với cái gì ? .
  6. Luyện tập Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau: a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ. b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
  7. Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, Trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. Viết một đoạn văn Thời gian: khoảng 5 – 7 câu 7 phút
  8. Bạn có biết vì sao loài vịt, ngan hay thiên nga có thể nổi trên mặt nước mà không dùng phao bơi hay không ? Chúng nổi được là nhờ bộ lông rất đặc biệt. Chắc có lần bạn cũng thấy chúng rỉa rỉa cái mỏ vào phần đuôi rồi lại rỉa sang phần lông cánh, phần lông dưới ngực, Chúng làm như thế để lấy phần chất nhờn ở đuôi bôi vào các sợi lông bao bọc bên ngoài cùng để lông bóng lên không thể thấm nước. Còn ở bên trong chúng có rất nhiều sợi lông tơ nhẹ, xốp, xếp dày nhưng vẫn để chỗ chứa không khí. Sự kết hợp hoàn hảo giữa bên ngoài và bên trong khiến bộ lông vịt, ngan, thiên nga trở thành một chiếc phao bơi tự nhiên nhất. Bằng bộ lông đó, chúng thoải mái nổi trên mặt nước, thậm trí ngủ một giấc dài trên đó nếu thấy ngại ngủ trên bờ.
  9. Tiết học kết thúc Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe các thầy cô Chúc các em luôn chăm ngoan, học giỏi