Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 120: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

a/Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn sau:

        “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện ” của mình. Quả như là một câu chuyện thần thoại,như câu chuyện về một vị tiên,một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách,họp Bộ Chính trị,làm việc và ngủ,với những đồ đạc hết sức mộc mạc,đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị,với bộ quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc,với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho,rau luộc,dưa ghém,cà muối,cháo hoa…”

b/ Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận có tác dụng gì?

ppt 14 trang lananh 17/03/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 120: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_120_luyen_tap_dua_cac_yeu_to_tu_su.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 120: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

  1. BÀI CŨ a/Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn sau: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện ” của mình. Quả như là một câu chuyện thần thoại,như câu chuyện về một vị tiên,một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách,họp Bộ Chính trị,làm việc và ngủ,với những đồ đạc hết sức mộc mạc,đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị,với bộ quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc,với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho,rau luộc,dưa ghém,cà muối,cháo hoa ” b/ Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận có tác dụng gì?
  2. I/CHUẨN BỊ Đề: Trang phục và văn hoá -Lập dàn ý chi tiết -Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong đời sống ở nhà trường và ngoài XH.
  3. 1/ Định hướng bài làm + Đề tài: trang phục và văn hoá +Chủ đề: một số bạn đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh,không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em viết 1 bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn
  4. 3/ Sắp xếp luận điểm ⚫Sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn(có thể bổ sung nếu cần) theo hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch,hợp lí,chặt chẽ,thuyết phục được người đọc (người nghe)? ⚫a→c→b→e→f
  5. 5/ Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả. Yêu cầu: ⚫Đoạn văn phải tập trung làm rõ luận điểm ⚫Trình bày theo cách thức hợp lí ⚫Câu đúng ngữ pháp,chính tả ⚫Chữ viết rõ ràng ⚫Từ dùng trong sáng,rõ nghĩa.
  6. THẦY CÔ VÀ CÁC EM MẠNH KHOẺ!
  7. b) Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự“sành điệu”,“văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời”hơn, “hiện đại”hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩn cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch ông Giuốc –Đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-Đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hể mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn” nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc- Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn củn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cọc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!