Thư viện câu hỏi Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)

Bộ môn: Vật lí Lớp 8

Bài : Chuyển động cơ học

 Phần 01: TNKQ (4 câu)

 Câu 1: Biết (Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc)

   Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?

  1. Ô tô chuyển động so với mặt đường
  2. Ô tô đứng yên so với người lái xe
  3. Ô tô chuyển động so với người lái xe
  4. Ô tô chuyển động so cây bên đường

 Đáp án: C

 Câu 2: Biết ( Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc)

 Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc?

  1. Khi vật đó không chuyển động
  2. Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian
  3. Khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc
  4. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi

Đáp án: C

doc 70 trang lananh 15/03/2023 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện câu hỏi Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docthu_vien_cau_hoi_vat_li_lop_8_co_dap_an.doc

Nội dung text: Thư viện câu hỏi Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)

  1. THƯ VIỆN CÂU HỎI Bộ môn: Vật lí Lớp 8 Bài : Chuyển động cơ học Phần 01: TNKQ (4 câu) Câu 1: Biết (Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc) Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường B. Ô tô đứng yên so với người lái xe C. Ô tô chuyển động so với người lái xe D. Ô tô chuyển động so cây bên đường Đáp án: C Câu 2: Biết ( Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc) Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc? A. Khi vật đó không chuyển động B. Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian C. Khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc D. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi Đáp án: C Câu 3: VDT (Hiểu được ví dụ về chuyển động cơ học) Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền Đáp án: A Câu 4: Hiểu ( Nắm được VD về chuyển động cơ học) Quan sát cái quạt trần đang quay, Nam nhận xét như sau: A. Cánh quạt chuyển động so với bầu quạt B. Trần nhà chuyển động so với cánh quạt C. Cả cánh quạt, bầu quạt và trần nhà đều chuyển động so với mặt trời D. Cả A, B,C đều đúng. Theo em, nhận xét nào sai? Đáp án: A Phần TL: Câu 1: VDT ( Biết chọn vật làm mốc) Khi nói trái đất quay quanh mặt trời ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi nói mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây, ta đã chọn vật nào làm mốc? Đáp án: -Mặt trời, Trái đất Câu 2: VDC ( Hiểu được dạng quỹ đạo và tên của chuyển động) Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây: A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất
  2. Bài : CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU Phần 01: TNKQ(4 Câu) Câu 1: Biết ( Biết được chuyển động đều, không đều) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: A. Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn của .không đổi theo thời gian B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động . C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là chuyển động D. là chuyển động mà độ lớn vận to6c1thay đổi theo thời gian Đ áp án: A. Vận tốc B. Đều C. Không đều D. Chuyển động không đều Câu 2: Biết ( Biết được CT tính vận tốc trung bình) Một người đi được quãng đường s1, hết t1 giây, đi được quãng đường s2 ,hết t2 giây. Vận tốc trung bình của người đó trên tổng quãng đường s1 và s2 là: A. Vtb= s1/t1 +s2/t2 B. Vtb = v1 +v2 / 2 C. Vtb = s1/v1 +s2/v2 D. Vtb = s1+s2/ t1 +t2 Đáp án D Câu 3: Hiểu được chuyển động không đều là gì? Các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không đều? A. Chuyển động của đoàn tàu bắt đầu rời ga B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ C. Chuyển động của cánh quạt đang quay ổn định D. Chuyển động tự quay của trái đất Đáp án: A Câu 4: VDT ( Vận dụng được CT tính vận tốc trung bình) Một HS chạy cự li 1000m mất 4 phút 10 giây. Vận tốc trung bình của em đó là: A. 10 km/h B. 7,2 km/h C. 4 m/s D.2 km/h Đáp án: C Phần 02: TL (2câu) Câu 1: VDT ( Áp dụng được CT để giải bài toán) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường. Đáp án: 1,5 m/s Câu 2: VDC ( Áp dụng được CT để giải bài toán) Một ô tô chuyển động từ A đến B với vận tốc 40 km/h rồi chuyển động ngược lại từ B về A với vận tốc 50 km/h. Tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của ô tô đó. Đáp án: 44,44 km/h BÀI : BIỂU DIỄN LỰC Phần 01: TNKQ(4 câu)
  3. C. Ngược chiều D. Đặt vào hai vật Đáp án: D Câu 2: Biết ( Nêu được quán tính của một vật là gì?) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng B. Vật không chịu tác dụng của lực nào C. Vật chịu tác dụng của một lực D. Các câu trên đều sai Đáp án: C Câu 3: Hiểu ( Tác dụng của hai lực cân bằng) Vật ở trạng thái nào chịu tác dụng của hai lực cân bằng? A. Đứng yên B. Chuyển động thẳng đều C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều chưa đúng Đáp án: C Câu 4: VDT ( Biết được các hiện tượng liên quan đến quán tính) Chọn câu trả lời sai cho câu hỏi sau? Hiện tượng nào sau đây có được do quán tính? A. Vẩy mực ra khỏi bút B. Giu quần áo cho sạch bụi C. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán D. Chỉ có hai hiện tượng A, C Đáp án: D Phần 02: TL ( 2 câu) Câu 1: VDC ( Giải thích được hiện tượng liên quan đến quán tính) Toàn đang chạy nhanh thì gặp một cái cây ở bên đường, Toàn lấy một tay bám vào cây, Toàn có dừng lại được hay không, tại sao? Đáp án: Toàn không dừng được vì có quán tính . Câu 2: VDT (Giải thích được hiện tượng liên quan đến quán tính) Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao? Đáp án: điều này không mâu thuẫn với nhận định ‘ lực tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật” vì khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đoàn tàu sẽ không thay đổi vận tốc. BÀI: LỰC MA SÁT Phần 01: TNKQ ( 4 Câu) Câu 1: Biết ( Cách làm giảm lực ma sát) Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Đáp án: C
  4. D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực Đáp án: D Câu 3: Hiểu ( khi nào có áp lực) Trong các lực sau đây thì lực nào là áp lực? A. Trọng lượng của người ngồi trên ghế B. Trọng lượng của quả cầu treo trên sợi dây C. Lực kéo của đầu tàu D. Lực ma sát của mặt đường Đáp án: A Câu 4: VDT ( Hiểu được độ lớn của áp lực) Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào? A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu B. Trọng lượng của đoàn tàu C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray D. Cả 3 lực trên Đáp án: B Phần 02: TL (2 câu) Câu 1: VDT (Giai thích được các trường hợp làm giảm áp suất) Khi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao? Đáp án: Vì diện tích TX giữa tấm ván và mặt bùn lớn giữa bàn chân và mặt bùn nên khi đi trên đó thì áp suất gây ra trên mặt bùn được giảm đi. Câu 2: VDC ( Hãy giải thích vì sao người ta làm mũi kim, mũi đột nhọn, còn chân bàn ghế thì không? Đáp án: Diện tích tiếp xúc giảm, P tăng. Còn bàn chân, ghế thì không được làm nhọn để tránh hiện tượng bị lún. BÀI: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG- BÌNH THÔNG NHAU Phần 01: TNKQ ( 4 câu) Câu 1: Biết ( Biết được chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương) Câu nào sau đây nói về áp suất của chất lỏng là không đúng? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo hướng từ trên xuống B. CT tính áp suất chất lỏng là p= F/S C. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó D. Áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng mà không phụ thuộc vào loại chất lỏng Đáp án: A Câu 2: Biết(Biết được chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương) Tìm từ, cụm từ thích điền vào chỗ chấm: Chất lỏng gây ra áp suất theo .lên đáy bình, thành bình và Đáp án: mọi phương, cả trong lòng của nó. Câu 3: Hiểu ( Hiểu được áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào d,h) Áp suất của chất lỏng lên đáy bình phụ thuộc vào:
  5. Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu, Bình B đựng nước ở cùng một độ cao. Hỏi sau khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không? A. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau B. Dầu chảy sang nước vì dầu nhiều hơn C. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn D. Nước chảy sang dầu vì áp suất của cột nước lớn hơn áp suất của cột dầu Đáp án: D Câu 4: VDT ( Vận dụng được nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực tính được lực tác dụng) Một người muốn bơm ruột xe đạp để có áp suất 2,5. 105 Pa trên áp suất khí quyển. Nếu người đó dùng bơm với pit tông có đường kính 0,04 m thì phải tác dụng một lực bằng: A. 628N B. 314N C. 440N D. 1256N Đáp án: B Phần 02: TL (2 câu) Câu 1: VDT ( Biết sử dụng nguyên tắc về bình thông nhau) Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000 N/m2. Tàu đã nổi lên hay đã lân xuống? Vì sao khẳng định được như vậy? Đáp án: Áp suất tác dụng lên vỏ tàu giảm, tức là cột nước ở phía trên tàu giảm. Vậy tàu đã nổi lên Câu 2: VDC (Vận dụng được nguyên tắc về bình thông nhau trong thực tế) Trong hai cái ấm, một ấm có vòi ấm dài cao hơn miệng ấm, ấm còn lại có vòi thấp hơn miệng ấm, ấm nào đựng được nước nhiều hơn? Đáp án: Ấm có vòi cao hơn thì đựng nước nhiều hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau Trường THCS Cẩm Sơn THƯ VIỆN CÂU HỎI Bộ môn: Vật lí Lớp 7 BÀI: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi: A. xung quanh ta có ánh sáng B. ta mở mắt C. có ánh sáng truyền vào mắt ta D. không có vật chắn sáng Đáp án: C Câu 2: Nguồn sáng là gì? A. Là những vật tự phát ra ánh sáng B. Là những vật sáng C. Là những vật được chiếu sáng D. Là những vật được nung nóng Đáp án: A Câu 3: Một vật như thế nào thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó ? A. Vật phát ra ánh sáng
  6. A. Tờ giấy trắng và phẳng B. Mặt bàn gỗ C. Miếng đồng phẳng được đánh bóng D. Câu A, B, C đều đúng Đáp án: C Câu 2: Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng? A. Vuông góc với mặt phẳng gương B. Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới C.Ở phía bên phải so với tia tới D.Ở phía bên trái so với tia tới Đáp án: A Câu 3: Tại sao sự tán xạ chỉ xảy ra trên mặt tờ giấy trắng , mặt tường mà không xảy ra trên mặt gương phẳng? Đáp án: Vì mặt tờ giấy , mặt tường là các mặt không nhẵn . Khi ánh sáng gặp các mặt này sẽ bị hắt trở lại theo đủ mọi phương khác nhau gây nên sự tán xạ. Mặt gương rất nhẵn, ánh sáng chiếu tới mặt gương phản xạ theo một hướng nên không có hiện tượng tán xạ. BÀI: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Có các nhận định sau: A. Vật đó cho ảnh hứng được trên màn B. Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật , không hứng được trên màn C. Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật D. Cả 3 nhận xét trên đều đúng Đáp án: C Câu 2: Đ ặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật? A. Luôn song song với vật B. Luôn vuông góc với vật C. Luôn cùng phương , ngược chiều với vật D. Tùy vị trí của gương so với vật Đáp án: D Câu 3: Hai tấm gương phẳng giống hết nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào? A. Hai ảnh có chiều cao như nhau B. Hai ảnh giống hệt nhau C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau D. Cả A, B đều đúng Đáp án: A Bài : GƯƠNG CẦU LỒI Phần 01: TNKQ (4 câu) Câu 1: Biết ( Đặc điểm của gương cầu lồi) Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống