Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 7: Trau Dồi Vốn Từ - Phạm Thị Thanh Sum

“ Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả.Vì vậy nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.”              
ppt 28 trang lananh 15/03/2023 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 7: Trau Dồi Vốn Từ - Phạm Thị Thanh Sum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_7_trau_doi_von_tu_pham_thi_thanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 7: Trau Dồi Vốn Từ - Phạm Thị Thanh Sum

  1. TRÖÔØNG THCS TÂN THANH TÂY NAÊM HOÏC : 2019-2020 Giáo viên : PHẠM THỊ THANH SUM Lớp: 9
  2. I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: 1.Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì? I. “ Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả.Vì vậy nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn (Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng) đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.” (Phạm Văn Đồng, “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”)
  3. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: 2/ Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau: a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.  Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh (cảnh đẹp)
  4. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: 2/ Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau: c. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.  mở rộng quy mô đào tạo
  5. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1. Ví dụ: “ Từ lúc chưa có ý thức,cho tới lúc có ý thức chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du.Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người.Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự , một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.
  6. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1. Ví dụ: Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường , ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ “ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.Nhưng không phải.Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”.Nếu chỉ viết bén duyên không thì còn có thể ngờ, chứ ‘ bén duyên tơ’ thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe , học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm.Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ , đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!” (Theo Tô Hoài, “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc” )
  7. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 2.Ghi nhớ: -Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ .
  8. 2.a/ Giải thích nghĩa của những từ sau đây: Tuyệt chủng : mất hẳn nòi giống. Tuyệt giao : cắt đứt quan hệ. Tuyệt tự : không có con trai nối dõi. Tuyệt thực : nhịn ăn hoàn toàn . Tuyệt tác : tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ. Tuyệt mật : giữ bí mật tuyệt đối.
  9. 3. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: a. Về khuya, đường phố rất im lặng. - Dùng sai từ “im lặng”, vì từ này thường dùng để nói về con người, về cảnh tượng của con người. - Thay bằng từ “yên tĩnh” hoặc “vắng lặng”
  10. 3. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. - Dùng sai từ “cảm xúc” vì “cảm xúc” là sự rung động trong lòng con người do tiếp xúc với một sự việc nào đó. - Cần thay từ “cảm xúc” bằng từ : “cảm động” hoặc “xúc động” , “cảm phục”
  11. 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với những từ ngữ đó. a. Nhuận bút / Thù lao - Nhuận bút: tiền trả công cho người viết một tác phẩm. Ví dụ: Tôi vừa nhận nhuận bút của bài thơ đăng trên báo “Văn nghệ” . - Thù lao :khoản tiền trả công để bù đắp vào sức lao động đã bỏ ra. Ví dụ: Tháng này, tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm tăng lên.
  12. 7. : Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với những từ ngữ đó c. Kiểm điểm / Kiểm kê. - Kiểm điểm: xem xét, đánh giá để rút ra nhận xét, kết luận chung. Ví dụ: Chúng ta hãy tự giác kiểm điểm lại những hành vi của mình. - Kiểm kê: kiểm tra lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng. Ví dụ : Lớp đang kiểm kê lại tài sản của phòng học.
  13. * 8: Tìm 5 từ ghép và 5 từ láy có yêú tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố khác nhau: Từ ghép Từ láy -Cảm thông -Diệu kì -Thiết tha -Dập dồn -Thương xót -Cực khổ -Ao ước -Tăm tối Đợi chờ -Cầu khẩn -Than thở -Bềnh bồng -Khai triển -Nhiệm mầu -Hắt hiu -Mối manh -Ca ngợi -Bảo đảm -Hững hờ -Dào dạt
  14. *BT củng cố: Chọn từ đúng nhất để điền vào dấu hai chấm trong các cấu sau: 5) Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, 5)lặng lẽ: Mặc cả Mặc cảm Mặc niệm Mặc nhiên 6)Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để xếp loại: Tiêu bản Tiêu chí Tiêu chuẩn Tiêu đề 7)Cử giữ chức vụ cao hơn: Đề cử Đề đạt Đề xuất Đề bạt 8)Cảm thấy ray rứt về lỗi lầm của mình: Ăn sương Ăn gian Ăn năn Ăn vạ