Bồi dưỡng chuyên môn hè cho CB-GV - Chuyên đề 2: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non” - Nguyễn Thị Diễm Thúy

¢1/ Khái niệm kỹ năng sống:

¢   Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày, kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng không phải chỉ là những kỹ năng để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá nhân, công việc và cuộc sống xã hội và cách mỗi người sử dụng công cụ ấy sẽ tạo ra sự khác biệt.

¢

pptx 32 trang lananh 14/03/2023 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng chuyên môn hè cho CB-GV - Chuyên đề 2: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non” - Nguyễn Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxboi_duong_chuyen_mon_he_cho_cb_gv_chuyen_de_2_giao_duc_ky_na.pptx

Nội dung text: Bồi dưỡng chuyên môn hè cho CB-GV - Chuyên đề 2: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non” - Nguyễn Thị Diễm Thúy

  1. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG MẦM NON PHÚ MỸ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ CHO CB-GV CHUYÊN ĐỀ 2: “GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON” NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY
  2. 2/ Nội dung giáo dục kỹ năng sống: Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ “Điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ .
  3. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kĩ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
  4. Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
  5. 3/ Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học: Việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ,kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề, kỹ năng thích nghi,kỹ năng khám phá thế giới xung quanh,kỹ năng tự chăm sóc bản thân,kỹ năng tạo niềm vui,kỹ năng tự bảo vệ,kỹ năng làm việc theo nhóm,kỹ năng nhận thức
  6. Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn. Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cánh lắng nghe mọi người và đối đáp. Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng (trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố, khi gặp người lạ, )
  7. + Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Ngày từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp . Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu trẻ không mạnh dạn tự tin thì sẽ rất khó khăn trong việc giao tiếp sau này.
  8. + Kỹ năng lao đông tự phục vụ: Đối với trẻ Mầm non trước khi trẻ học cách tự phục vụ thì trẻ đang còn rất vụng về, khi cho trẻ ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi,hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Vì thế giáo viên phải xác định rằng phải dạy cho trẻ có kỹ năng. Đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn,tự mặc quần áo lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống.
  9. Thông qua các trò chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, hợp tác với mọi người trong quá trình chơi, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Giúp trẻ hiểu dược tầm quan trong khi làm việc có sự chia sẻ và ủng hộ của người khác. Đối với trẻ mầm non có thể hợp tác để có thể làm được những công việc đơn giản như tự xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của mình và của bạn.
  10. + Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên là giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn
  11. Góc mừng sinh nhật bé, tôi trang trí các hoạ tiết biểu tượng của từng tháng và cho học sinh ghép hình ảnh của mình vào. Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ vào cuối chủ đề của lớp, tổ chức giao lưu các lớp với nhau, tổ chức mừng sinh nhật một nhóm trẻ. Qua đó trẻ rất hứng thú và thông qua các hoạt động đó nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách rất nhẹ nhàng và có hiệu quả. Sưu tầm, chuẩn bị học cụ dưới dạng mở để cho trẻ cùng khám phá, trải nghiệm, cụ để trẻ vừa chơi, trải nghiệm thực hành rót nước từ ấm có vòi mời khách.
  12. - Thông qua họat động học: Tôi đã lựa chon những bài thơ câu chuyện có mang tính giáo dục kỹ năng sống như: Tích Chu, Ai đáng khen nhiều hơn, Bông hoa cúc trắng, Ba chú lợn con,VD: Giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác,chia sẻ,biết quan tâm giúp đỡ người khác,thông qua câu chuyện “Ba chú lợn con” . - Thông qua hoạt động ngoài trời và tham quan dã ngoại: Thông qua hoạt động này tôi tận dụng các cơ hội để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Ví dụ : Khi cho trẻ thăm quan, giáo viên cung cấp cho trẻ yêu thiên nhiên, không vứt rác thải các nơi công cộng, không ngắt lá bẻ cành cây các khu vui chơi, khu di tích.
  13. Đồng thời tập cho trẻ cách sử dụng khăn lau miệng khi ăn như thế nào cho đẹp, đúng. Ăn xong cất Bát thìa ở vị trí nào, để như thế nào cho đúng, gọn gàng và tiện lợi nhất. Song song với việc tập cho trẻ khả năng tự phục vụ trong bữa ăn là tập cho trẻ tự vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng quy trình, lau mặt đúng kỹ năng, biết thay quần áo, gấp quần áo. Thông qua hoạt động vui chơi : Trẻ mầm non chơi mà học – học bằng chơi . Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên tôi lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân vai.
  14. Ví dụ: trẻ chơi góc làm quen với toán giúp trẻ phát triển kỹ năng phán đoán,hợp tác cùng giải quyết công việc Thông qua hoạt động chiều gồm có: kỹ năng lao động - vệ sinh : Giáo dục trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp. Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp. Kỹ năng lao động chăm sóc vât nuôi, cây trồng: đây chính là những việc làm tốt cho môi trường, ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp thông qua các hoạt động này Giáo viên giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng biết bảo vệ bản thân khi có nguy hiểm.
  15. Để hình thành kỹ năng sống cho trẻ tốt phải có một quá tŕnh sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về kĩ năng sống.Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cô giáo khuyến khích trẻ tò mò, sáng tạo trong mọi hoạt động. Mỗi giờ hoạt động tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người khơi gợi, truyền đạt kĩ năng sống đến cho trẻ.