Bồi dưỡng chuyên môn hè cho CB-GV - Chuyên đề 3: “Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. Đồng thời tận dụng có hiệu quả môi trường giáo dục” - Nguyễn Thị Diễm Thúy

¢1/ Khái niệm kỹ năng sống:

¢   Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày, kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng không phải chỉ là những kỹ năng để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá nhân, công việc và cuộc sống xã hội và cách mỗi người sử dụng công cụ ấy sẽ tạo ra sự khác biệt.

¢

pptx 29 trang lananh 14/03/2023 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng chuyên môn hè cho CB-GV - Chuyên đề 3: “Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. Đồng thời tận dụng có hiệu quả môi trường giáo dục” - Nguyễn Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxboi_duong_chuyen_mon_he_cho_cb_gv_chuyen_de_3_huong_dan_giao.pptx

Nội dung text: Bồi dưỡng chuyên môn hè cho CB-GV - Chuyên đề 3: “Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. Đồng thời tận dụng có hiệu quả môi trường giáo dục” - Nguyễn Thị Diễm Thúy

  1. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG MẦM NON PHÚ MỸ
  2.  Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non. Đồng thời tạo nhiều cơ hội cho gia đình trẻ và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non.
  3.  1/ Môi trường trong lớp học  Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ giáo viên tạo một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ.  Giáo viên trang trí với những hình ảnh khác nhau trước cửa lớp để đón trẻ trẻ vào mỗi buổi sáng rất dễ thương, như vậy sẽ làm cho trẻ rất thích đi học hơn, những cử chỉ âu yếm, hôn lên má cô, hoặc bắt tay nhau sẽ làm tình cảm giữa cô và trẻ ngày càng gần gũi nhau hơn.
  4.  Các góc chơi bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc. Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.  Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ
  5.  2/ Môi trường bên ngoài lớp học  - Đối với môi trường vật chất ngoài lớp:  Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
  6.  Trẻ được trèo, bò, chạy nhảy, chui qua cổng, đu, đi trên ghế thể dục, ném bóng rổ, ném trúng đích, có nhiều trò chơi kích thích sự vận động của trẻ, trẻ được tập luyện cho đôi chân khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, phát triển cân đối hài hòa ), khu vui chơi với cát, nước, sỏi (trẻ được tiếp xúc với cát nước chơi các trò chơi câu cá, nơm cá, thả vật chìm nổi, đong, đúc xây nhà trên cát, sỏi ); Góc bên phải sân trường là ao cá, vườn cổ tích, tại vườn cổ tích trẻ được tiếp xúc với các nhân vật, kể chuyện sáng tạo Ngôi nhà chòi ở đây cũng được các cô xây dựng bằng các phế liệu khác nhau để trẻ thể hiện lại các công việc của các thành viên trong gia đình. Trẻ đang hoạt động với gian hàng chợ quê, ở đây tạo cho trẻ cơ hội giao tiếp, hình thành và rèn luyện kỹ năng xã hội, thông qua đó nhằm giúp trẻ tái tạo những hoạt cảnh của làng quê và trẻ hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam
  7.  Tóm lại, tạo ra môi trường giáo dục tốt không chưa đủ, giáo viên cần phải biết tận dụng chúng như thế nào cho thật hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho trẻ được tương tác, trải nghiệm với môi trường đó theo nguyến tắc học bằng chơi chơi bằng học. Lôi cuốn trẻ vào mọi hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất/.
  8. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC CÔ!