Câu hỏi Ngữ văn 7 (Có đáp án)

Câu 1Trong văn bản “Cổng trường mở ra” có câu viết “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Đã sáu năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? 

                                                                                                         (Thông hiểu 2đ)

Đáp án. Yêu cầu HS nêu được những ý cơ bản

  + Ở trường, thầy cô đã đem lại cho em những tình cảm, tình bạn, tình thầy trò…

  + Trường học là nơi đã cung cấp cho em những tri thức khoa học, bồi dưỡng tư tưởng, đạo lí…để em có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

Câu 2Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em hiểu và thấm thía sâu sắc nhất điều gì? (viết vài câu ngắn gọn)   

                                                                                                           (Vận dụng 2đ)

Đáp án. Tùy vào nhận thức của mỗi em và có những cách viết khác nhau, song cần thể hiện được nội dung cơ bản sau:

  • Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
  • Sự  nghiêm khắc  của cha mẹ là cần thiết khi con mắc lỗi

Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép dưới đây.

Các từ: mặt mũi,  bút bi, bàn ghế, áo mưa, xanh biếc, suy nghĩ, thước kẻ, giang sơn

doc 17 trang lananh 18/03/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi Ngữ văn 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_ngu_van_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Câu hỏi Ngữ văn 7 (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI NGỮ VĂN 7 Học kì I Câu 1. Trong văn bản “Cổng trường mở ra” có câu viết “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Đã sáu năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? (Thông hiểu 2đ) Đáp án. Yêu cầu HS nêu được những ý cơ bản + Ở trường, thầy cô đã đem lại cho em những tình cảm, tình bạn, tình thầy trò + Trường học là nơi đã cung cấp cho em những tri thức khoa học, bồi dưỡng tư tưởng, đạo lí để em có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Câu 2. Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em hiểu và thấm thía sâu sắc nhất điều gì? (viết vài câu ngắn gọn) (Vận dụng 2đ) Đáp án. Tùy vào nhận thức của mỗi em và có những cách viết khác nhau, song cần thể hiện được nội dung cơ bản sau: - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. - Sự nghiêm khắc của cha mẹ là cần thiết khi con mắc lỗi Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép dưới đây. Các từ: mặt mũi, bút bi, bàn ghế, áo mưa, xanh biếc, suy nghĩ, thước kẻ, giang sơn (Nhận biết 2đ) Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Đáp án: Từ ghép chính phụ: bút bi, thước kẻ, áo mưa, xanh biếc Từ ghép đẳng lập: mặt mũi, suy nghĩ, giang sơn, bàn ghế Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng năm học mới của em, có sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ. (Vận dụng 3đ) Đáp án. Yêu cầu HS viết được đoạn văn ngắn có nội dung cơ bản sau. - Tâm trạng của em khi đón chào ngày khai trường - Sự chuẩn bị quần áo, sách vở - Khung cảnh ngôi trường hôm khai giảng - Các bạn của em như thế nào? Câu 5. Qua Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn gửi đến mọi người điều gì? (Vận dụng 3đ) Đáp án. Tùy vào khả năng của mỗi HS sinh, song cần có nội dung cơ bản sau: - Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng - Mọi người hãy cố gắng bảo vệ, giữ gìn - Không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại đến tỉnh cảm gia đình Câu 6. Bài ca dao “ Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
  2. -Khác: . Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà, nói lên tình bạn đậm đà thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện về vật chất. Đó chính là cái cười xòa, là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. . Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua đèo Ngang lại tô đậm thêm sự lẻ loi đơn chiếc của mình. Câu 12. Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ sau đây: A. Mắt nhắm mắt mở B. Chân cứng đá mềm C. Chân ướt chân ráo D. Buổi đực buổi cái (Nhận biết 1đ) Đáp án. A. nhắm, mở. B. cứng, mềm C. ướt, ráo. C. đực, cái Câu 13. Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa. (Vận dụng 2đ) Đáp án. - Yêu cầu đoạn văn viết phải nói được tình cảm của em đối với quê hương, có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa. Câu 14. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) A. Bàn (danh từ) – Bàn (động từ) B. Năm (danh từ) – Năm (số từ) (Vận dụng 2đ) Đáp án. HS đặt câu đúng ngữ pháp, chính tả có sử dụng hợp lý cặp từ đồng âm. Ví dụ: Anh Bàn đang bàn bạc việc làm nhà mới. Năm học này tôi được mẹ tặng năm bộ quần áo đẹp. Câu 15. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau. A. Khẩu phật tâm xà. B. Thâm căn cố đế C. Bảy nỗi ba chìm D. Tắt lửa tối đèn (Thông hiểu 2đ) Đáp án. A. Miệng nói từ bi, thương người mà lòng thì nham hiểm, độc ác. B. Ăn sâu, bền chắc khó lòng thay đổi cải tạo được. C. Long đong, phiêu bạt, chìm nỗi D. Khó khăn, hoạn nạn giúp đỡ lẫn nhau Câu 16. Viết một đoạn văn biểu cảm bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. (Vận dụng 3đ) Đáp án. HS có thể chọn một trong các nội dung: Về cảnh, về người trong tác phẩm -Về tâm hồn, số phận nhân vật trong tác phẩm. Về vẻ đẹp ngôn từ hoặc về tư tưởng của tác phẩm. - Yêu cầu đoạn văn phải thể hiện được cảm xúc của người viết, lời văn trôi chảy, kết cấu chặt chẽ. Câu 17. Câu nào dưới đây là điệp ngữ. A. Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu B. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa hồng, Em trồng cả hoa thược dược C. Bố em rất giỏi, bố em biết hát, bố em biết múa D. Em mơ một giấc mơ. (Thông hiểu 1đ)
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN BẢN (TRUYỆN KÍ VIỆT NAM) Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Năng lực cao I. Văn bản - Nhận biết -Hiểu ðýợc . Trình bày trong lòng mẹ thông tin về nghĩa của từ quan điểm - Ngữ liệu: Văn tác giả. có trong ðoạn của bản bản nghệ thuật. - Xác định trích thân về vấn - Tiêu chí lựa: phương thức - Hiểu ðýợc đề đặt ra từ đoạn trích có độ biểu đạt. tâm trạng của đoạn trích dài không quá nhân vật thông 150-200 chữ. qua câu nói Số câu 1 2 1 4 Số điểm 1,0đ 2,0đ 3.0 6đ Tỉ lệ 10% 20% 30% 60% II. Văn bản lão -Hiểu ý Nêu suy nghĩ Hac nghĩa câu nói về vấn ðề - Ngữ liệu: Văn của nhân vật thông qua vãn bản nghệ thuật. trong ðoạn bản - Tiêu chí lựa: trích câu nói của nhân vật Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0ð 2.0ð 4.0ð Tỉ lệ 20% 20% 40% Tổng cộng Số câu 1 3 1 1 6 Số điểm 1,0đ 4.0 2đ 3.0đ 10đ Tỉ lệ 10% 40% 20% 30% 100%
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I a. -Tác giả: Nguyên Hồng 0,5đ Trong - . Phương thức biểu đạt chính : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 0,5đ lòng b.- Cổ tục: tục lệ xưa cũ 0.5đ mẹ - Thành kiến: Cách nhìn nhận có phần thiên lệch, khó thay đổi 0.5đ c.Câu văn trên thể hiện tâm trạng: Sự căm tức đối với những hủ tục đã đày đọa 1.0đ mẹ. d. Đoạn văn nêu suy nghĩ về tình mẫu tử: - Về kĩ năng: + Biết trình bày đoạn văn ( khoảng 10-15 dòng ) + Bày tỏ được suy nghĩ , quan diểm riêng bằng lập luận chặt chẽ, biết kết 0.5 đ hợp lí lẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát. - Về nội dung: + Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt đối với mỗi 1.5 đ con người: Từ khi sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ ; mẹ có tấm lòng cao cả, tha thứ bao lỗi lầm dù to lớn + Tình mẫu tử giúp ta vượt qua mọi khó khăn + .Tình mẫu từ là truyền thống đạo lí của dân tộc thời xưa. + Ta phải trân trọng giữ gìn tình mẫu tử bằng những hành động thiết thực 1. Câu nói trên có ý nghĩa: - Cuộc đời đáng buồn vì ông giáo nghĩ:đói nghèo làm đổi trắng thay đen 1.5đ II. - Không hẳn đáng buồn vì không có gì làm đổi nhân cách của một con người Văn lương thiện bản - Buồn theo nghĩa khác: đói nghèo làm cuộc sống bế tắc, con người tìm cách Lão giải thoát, muốn giử gìn phẩm giá của mình người ta phải chọn cái chết . Hạc 2.Thái độ và tình cảm của nhân vật tôi: - Từ dửng dưng đến cảm thông( nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão 1.5đ Hạc kể chuyện đứa con.) - Thoáng buồn và nghi ngờ ( khi nghe Binh Tư kể ) - Kính trọng ( khi biết nguyên nhân và chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc ) 3.Cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ: Họ là người sống khổ cực và bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống 2.0 đ của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc Tuy vây họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của dũng cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
  5. KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à ? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ( Lão Hạc- Nam Cao ) 1.Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn và cho biết tác dụng của chúng ? (2.0đ ) 2.Tìm các câu có chứa tình thái từ và cho biết chúng thuộc loại tình thái từ nào? (2.0đ) 3.Tìm câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa và cách nối và quan hệ giữa các vế trong câu ghép ấy.(2.0đ ) 4. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên và cho biết nó có thể thay thế bằng dấu ngoặc đơn không ? Vì sao ? (2.0 đ ) 4. Nếu em là ông giáo khi chứng kiến tâm trạng đau khổ của lão Hạc khi bán chó Vàng, em sẽ an ủi lão Hạc như thế nào? Hãy viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biệp pháp tu từ nói quá và nói giảm nói tránh.( 2.đ )
  6. BÀI VIẾT SỐ 1: Đề bài: Em hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Dàn bài: * Nội dung : 9 điểm a .Mở bài : (1,5 điểm ): Giới thiệu bối cảnh tạo kỉ niệm b. Thân bài : (6 điểm ) Kể những kỉ niệm theo sự hồi tưởng, theo trình tự thời gian của buổi tựu trường: - Đêm trước ngày khai trường - Trên đường đến trường - Lúc dự lễ khai giảng c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học. * Hình thức :1 điểm - Đảm bảo bố cục 3 phần - Viết đúng kiểu bài. - Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả . - Dùng từ, đặt câu chính xác. Câu văn trôi chảy mạch lạc. -Sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm (Trừ không quá 0.5điểm )
  7. BÀI VIẾT SỐ 3 Đề bài: Em hãy thuyết minh về cây bút bi *Nội dụng : 9 điểm a- Mở bài: ( 1.5đ) Giới thiệu cây bút bi b- Thân bài: (6đ) - Cấu tạo but bi. - Công dụng của bút bi - Có những loại bút nào? - Cách sử dụng và bảo quan. c- Kết bài:1.5đ -Tình cảm của em đối với bút bi. - Vị trí của cây but bi trong hiện tại và tương lai * Hình thức :1 điểm - Đảm bảo bố cục 3 phần - Viết đúng kiểu bài. - Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả . - Dùng từ, đặt câu chính xác. Câu văn trôi chảy mạch lạc. -Sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm (Trừ không quá 0.5điểm )
  8. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau: Nguyễn Tuân có lần nói, ông sở trường về tả gió, còn tả nắng thì nhất Nguyên Hồng. Nắng không thể thiếu trong phong cảnh thiên nhiên làm nền cho sinh hoạt của nhân vật tiểu thuyết Nguyên Hồng. Một thứ nắng vùng cửa biển phấp phới, lồng lộng. Một thứ nắng có sức sống, có linh hồn cũng hoạt động sôi nổi như con người thậm chí có lúc như reo lên, hét lên hòa hợp với nhịp sống tưng bừng náo nhiệt của thành phố Hải Phòng rực rỡ màu phượng vĩ. ( Nguyễn Đăng Mạnh, con đường vào thế giới nghệ thuật của nhà văn ) 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.(0.5đ 2 .Nêu nội dung chính của văn bản. (1.0điểm ) 3.Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng : Một thứ nắng có sức sống, có linh hồn cũng hoạt động sôi nổi như con người thậm chí có lúc như reo lên, hét lên hòa hợp với nhịp sống tưng bừng náo nhiệt của thành phố Hải Phòng rực rỡ màu phượng vĩ.(1.5 điểm ) II. LÀM VĂN Câu 1: Đọc đoạn trích sau: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con ” ( Trích cổng trường mở ra, Lý Lan ) Từ việc người mẹ không cầm tay dắt con đi tiếp mà buông tay để con tự đi, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 100 từ) nêu suy nghĩ của em về tính tự lập (2 điểm ) Câu 2: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Em hãy kể lại kỉ niệm về người mẹ của em. (5điểm)