Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu

I. Yêu cầu giáo dục: 

* Giúp hs:  

          - Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.

           - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác.

           - Rèn luyện một số kĩ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến , lắng nghe ý kiến của bạn…

II. Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung :

          - Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi.

          - Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

          2. Hình thức hoạt động :

          - Trao đổi thảo luận.

          - Vui văn nghệ.

doc 12 trang lananh 15/03/2023 5680
Bạn đang xem tài liệu "Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchu_diem_thang_5_bac_ho_kinh_yeu.doc

Nội dung text: Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu

  1. Ngày soạn : Ngày thực hiện : Chủ điểm tháng 5: BÁC HỒ KÍNH YÊU Chủ đề hoạt động 1: “BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI, THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ” I. Yêu cầu giáo dục: * Giúp hs: - Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc. - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác. - Rèn luyện một số kĩ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến , lắng nghe ý kiến của bạn II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung : - Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi. - Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 2. Hình thức hoạt động : - Trao đổi thảo luận. - Vui văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động : 1. Phương tiện hoạt động : - Những câu hỏi về Bác, những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ, bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động. - Ảnh Bác, bình hoa 2. Về tổ chức : - Giáo viên xây dựng một vài câu hỏi và định hướng để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp. - Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề này. - Phân công trang trí lớp. - Cử người điều khiển chương trình cùng GVCN. - Cử người mời đại biểu. - Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ. IV. Tiến hành hoạt động : Giới thiệu: Giới thiệu với các em: Hôm nay có đại diện lãnh đạo Phòng giáo dục và các thầy cô ở 12 điểm trường trong huyện về dự tiết HĐNGLL chủ điểm tháng 5 với chủ đề: Bác Hồ với thiếu nhi – thiếu nhi với Bác Hồ . Đề nghị các em nhiệt liệt chào đón. DCT * Khởi động: (2’) Trước hết để cho không khí buổi hoạt động thêm sôi nổi mời các bạn cùng hát bài hát: Nhớ ơn Bác – Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu DCT *Tuyên bố lí do: (1’) - Các bạn thân mến, nhắc đến Bác Hồ hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến
  2. DCT Cám ơn phần trình bày của các bạn. DCT * Tiếp theo mời các bạn cùng đến với phần thi hiểu biết (13’) Luật thi: - Chia lớp thành 3 đội thi, mỗi đội là một tổ và mỗi tổ sẽ cử 3 bạn dự thi. - Phần thi gồm 9 câu hỏi nói về tình yêu bao la của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng và sự hiểu biết của thiếu niên - nhi đồng về Bác. - Đại diện mỗi đội sẽ bốc thăm câu hỏi và trả lời; mỗi lượt bốc thăm là một bạn khác. Trả lời đúng được cộng 10 điểm. Nếu trả lời không được thì các thành viên còn lại sẽ hỗ trợ và được cộng ½ số điểm của câu hỏi đó. - Trường hợp các thành viên cũng không có câu trả lời thì quyền trả lời thuộc các đội còn lại. - Nếu không đội nào trả lời đúng, BGK sẽ đưa ra đáp án - BGK sẽ chấm điểm và cộng điểm sau mỗi phần thi. Các bạn rõ chưa ạ! Nếu các bạn đã rõ thì phần thi hiểu biết bắt đầu. Mời các đội chơi tự giới thiệu về đội của mình: Đội 1: Đội Làng sen gồm có 10 thành viên, đội em thống nhất lấy tên là Làng Sen vì đó là nơi Bác Hồ sinh ra. Đội 2: Đội Bến Nhà Rồng gồm có 10 thành viên, đội em thống nhất lấy tên là Bến Nhà Rồng vì đó là nơi bác ra đi tìm đường cứu nước. Đội 3: Đội Măng non gồm có 9 thành viên, đội em thống nhất lấy tên là Măng Non vì Măng Non là huy hiệu mà Bác Hồ trao cho chúng em. Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Quê quán? Đáp án: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890, tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Câu hỏi 2: Năm 1941 Bác viết tặng thiếu nhi bài thơ có nhan đề là “Kêu gọi thiếu nhi”. Bạn hãy đọc 2 câu thơ đầu của bài thơ ấy? Đáp án: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Câu hỏi 3 : Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác đã mong mỏi thiếu niên Việt Nam chúng ta điều gì ? Đáp án : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài ving quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ”. Câu hỏi 4 : Bạn hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy và cho biết 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng ra đời trong hoàn cảnh và thời gian như thế nào ? Đáp án : Nhân kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/1961). Bác Hồ gửi thư cho thiếu niên, nhi đồng trong đó có 5 điều Bác Hồ dạy. Câu 5 : Bác Hồ từng dạy học ở một ngôi trường thuộc tỉnh Phan Thiết từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911, ngôi trường này có tên là gì ? Đáp án : Trường Dục Thanh Câu 6: Tết Trung Thu năm 1953, Bác Hồ đã viết thư cho các cháu thiếu
  3. trong các hoạt động vui chơi khác để phong trào thi đua của lớp ngày một tốt hơn các bạn nhé. (cả lớp vỗ tay) DCT * Mời thầy cô cùng các bạn thưởng thức một tiểu phẩm do lớp em dàn dựng. Tiểu phẩm có tên là : Lời xin lỗi chân thành (10’) Trong tiểu phẩm này có sự tham gia của các bạn : - Lê Thị Ngọc Diệu : là người dẫn chuyện - Đặng Quỳnh Bảo Trân : GVCN - Lữ Thị Yến Nhi : Lớp trưởng - Huỳnh Thị Phương Lan : học sinh bị đánh - Nguyễn Ngọc Khánh Băng, Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Thị Cẩm Giang : 3 học sinh tham gia đánh bạn Tiểu phẩm của lớp em xin được bắt đầu Các bạn ơi chúng ta hãy yêu thương, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, không nên kì thị, xa lánh các bạn ấy để cuộc sống này ngày một tốt đẹp hơn các bạn nhé! Và việc đánh nhau trong nhà trường chúng ta cũng không nên bắt chước nha các bạn. Chúng ta hãy cùng nhau học tập và làm theo Bác Hồ vĩ đại của chúng ta hãy mở rộng vòng tay để yêu thương mọi người. Trong bài thơ « Bác ơi » nhà thơ Tố Hữu viết Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già DCT Cuối cùng là phần tổng kết phát thưởng - BGK công bố kết quả của các đội thi, xếp hạng - Mời đại diện các đội lên nhận phần thưởng - Mời cô chủ nhiệm lên phát phần thưởng cho các bạn DCT Phần hoạt động của chúng em đến đây là kết thúc, mời cô chủ nhiệm nhận xét, đánh giá tiết hoạt động của chúng em. GVCN * Ý kiến GVCN (5’) Đầu tiên cô chúc mừng các em vừa hoàn thành xong tiết hoạt động. * Qua phần hoạt động của các em cô có một số nhận xét sau : - Các em đã chuẩn bị tốt cho tiết hoạt động này. - Phân công nhiệm vụ rõ và hoạt động nhịp nhàng. - Nội dung hoạt động phong phú. - Các bạn tham gia tích cực, tinh thần hợp các tốt. - DCT năng động, điều khiển được tất cả hoạt động Đánh giá chung : Tốt * Sau đây cô có một số câu hỏi để dành cho các em : H. Bạn nào có thể cho cô và các bạn biết trong tháng 5 có những ngày lễ lớn nào ? - 1-5 : Ngày Quốc tế lao động - 7-5 : Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
  4. 3. GVCN đánh giá, xếp loại: Tốt Khá TB Yếu VI. Rút kinh nghiệm:
  5. Khăn Quàng Thắm Mãi Vai Em Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu Khi trông phương đông vừa hé ánh dương. Khăn quàng trên vai chúng em tới trường. Em yêu khăn em càng gắng học hành. Sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh. Nhìn bao khăn thắm tươi, Lòng ngập bao sướng vui. Cùng hát vang lên chào đón tương lai. Màu khăn tươi nhắc em, Học tập luôn gắng siêng Làm sao cho khăn quàng thắm mãi vai em. Em reo vang muôn lời ca sáng tươi Lao động kiến thiết chúng em xây đời Tương lai em như ngàn đóa hoa tươi. Nở trong ánh mắt tưng bừng sớm mai. Em nhớ mãi Bác Hồ Nhạc sĩ: Vũ Lê Phú, Nguyễn Phú Yên Ngày em lớn lên khi Bác chẳng còn đâu Lòng em ghi sâu bóng dáng Người yêu dấu Nhớ Bác Hồ người ra đi năm nào Bác chạnh lòng nhìn đất nước quạnh đau Từ nơi xa xôi nghe giá lạnh mùa đông Niềm vui lo toan cho lửa hồng sưởi ấm Bác suốt đời nguyện hi sinh quên mình Cho mọi nhà được sống vui hòa bình Ôi bao thiêng liêng tiếng người vang sông núi Cho luôn mai sau con đường ta đi tới Mặt trời thêm sáng ngời cuộc đời càng rực tươi Cho em ghi nhớ mãi ơn Người
  6. Thế rồi năm tháng dần trôi, em được đến trường, được nghe cô giáo dạy cho nhiều bài hát, nhiều bài thơ hay về Bác. Cô còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện về Bác nữa. Và giờ đây, em đã phần nào hiểu được câu nói của bà: “ Bác Hồ là Bác chung của mọi người”. Sau đây em xin kể câu chuyện: “Bác Hồ đến thăm trường thiếu nhi miền Nam” của NXB Thanh niên năm 1999 Bác Hồ đến thăm trường thiếu nhi miền Nam. Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác. Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có một cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi: - Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây? - Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác. Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy: - Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý. Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn. Câu chuyện em kể đến đây là hết rồi! Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn kính mến! Bác Hồ của chúng ta là vậy đấy!Bác có một sự gắn bó mật thiết, hiền hòa và chu đáo vô cùng. Bác luôn hướng về các cháu của mình với tình yêu thương bao la nhất. Qua câu chuyện trên, em đã biết rằng: “Muốn cho cơ thể khỏe mạnh, em phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi có tiếp xúc với đất