Chuyên đề dạy học theo chủ đề Ngữ văn 6

Từ năm học 2014-2015, Sở GD và ĐT Bến Tre, Phòng GD và ĐT Mỏ Cày Bắc đã chỉ đạo các trường THCS triển khai việc xây dựng kế hoạch dạy học và dạy học theo chủ đề.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn: Có đồng chí chưa hiểu chủ đề là gì ? Xây dựng chủ đề ra sao? Dạy như thế nào cho phù hợp?...

Bản thân giáo viên là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng rất lúng túng trong quá trình thực hiện, cũng có những chủ đề xây dựng chưa hợp lý, trong quá trình giảng dạy còn có nhiều ý kiến trái chiều…

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THCS Nhuận Phú Tân, được sự hỗ trợ của các thầy cán sự bộ môn, Tổ Ngữ Văn tiến hành xây dựng chuyên đề “ Dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn” với mong muốn được cùng các đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc, đóng góp ý kiến, bổ sung để cùng nhau tìm ra phương pháp thực hiện việc dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếp cận với chương trình SGK mới.

docx 10 trang lananh 18/03/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề dạy học theo chủ đề Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_day_hoc_theo_chu_de_ngu_van_6.docx

Nội dung text: Chuyên đề dạy học theo chủ đề Ngữ văn 6

  1. I.LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Từ năm học 2014-2015, Sở GD và ĐT Bến Tre, Phòng GD và ĐT Mỏ Cày Bắc đã chỉ đạo các trường THCS triển khai việc xây dựng kế hoạch dạy học và dạy học theo chủ đề.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn: Có đồng chí chưa hiểu chủ đề là gì ? Xây dựng chủ đề ra sao? Dạy như thế nào cho phù hợp? Bản thân giáo viên là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng rất lúng túng trong quá trình thực hiện, cũng có những chủ đề xây dựng chưa hợp lý, trong quá trình giảng dạy còn có nhiều ý kiến trái chiều Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THCS Nhuận Phú Tân, được sự hỗ trợ của các thầy cán sự bộ môn, Tổ Ngữ Văn tiến hành xây dựng chuyên đề “ Dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn” với mong muốn được cùng các đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc, đóng góp ý kiến, bổ sung để cùng nhau tìm ra phương pháp thực hiện việc dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếp cận với chương trình SGK mới. II.MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ: Cùng các đồng nghiệp trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học, tìm ra phương pháp dạy học theo chủ đề thích hợp và đạt hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao năng lực nhận thức của học sinh và khả năng sáng tạo, thích hợp với cái mới của giáo viên. Góp phần vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học mà nhà trường đã triển khai hiện nay. III.CÁCH THỰC HIỆN: 1.Khái niệm dạy học theo chủ đề: - Chủ đề: Là vấn đề cơ bản, là nội dung chính được đề cập đến - Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó( tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể phát huy tốt hơn khả năng chủ động, sáng tạo, khái quát, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở kế hoạch dạy học giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo trình tự bài / tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học , mỗi tiết chỉ có thể thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Các nhiệm vụ học tập
  2. - Là một môn xã hội, lại là môn công cụ nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó là những định hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng vào thực tế. b.Khó khăn: - Trước hết, nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ. - Chủ đề không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào, tự GV quyết định. - Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất thời gian. - Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều. Khả năng tự học hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học. 4. Cách xây dựng chủ đề: Bước 1: Xác định chủ đề: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong nhiều bài. Trong chương trình Ngữ văn của từng khối lớp hoặc nhiều khối lớp, chúng ta chọn những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, ý nghĩa. Từ những nội dung liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học theo chủ đề.Như vậy một chủ đề sẽ có từ 2 tiết trở lên. Ví dụ một số chủ đề tiêu biểu: *Đối với phần văn bản: Chủ đề :Bài học về đạo lí và lẽ sống qua các truyện ngụ ngôn Việt Nam: Gồm các văn bản: - Ếch ngồi đáy giếng. - Thầy bói xem voi. - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Chủ đề:Lòng yêu nước qua thơ hiên đại Việt : Nam Gồm các văn bản: - Đêm nay Bác không ngủ.
  3. - Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra. - Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương trình tránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiến thức. - Tuyệt đối không được cắt xén chương trình, nội dung bài học, không them những nội dung bên ngoài vào nội dung bài học. Không được lấy kiến thức kì 2 đẩy xuống kì 1, kì 1 đẩy lên kì 2 hoặc lớp trên xuống lớp dưới và ngược lại ( Trừ ôn tập). - Việc xây dựng chủ đề phải khớp với giáo án và tiến trình dạy học trên lớp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị -Các tiết dạy của một chủ đề phải được bố trí dạy liền nhau, VD: tiết 31-32. ( Không cách quãng). -Với chủ đề có số tiết nhiều( 3-4 tiết), để đảm bảo trong 1 tuần có cả Văn, TV, nên bố trí các tiết ở cuối tuần trước và đầu tuần sau, vẫn đảm bảo tính liền mạch của chủ đề mà HS không bị quá tải về 1 phân môn. Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. - Mục tiêu của chủ đề: +Về kiến thức + Kĩ năng + Thái độ + Năng lực cần phát triển - Chuẩn bị của GV và HS - Tiến trình hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Giới thiệu chung về chủ đề: - Tên chủ đề - Chủ đề gồm mấy tiết ? - Bao gồm những bài nào? + Tiết 1: Tìm hiểu nội dung nào ? + Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào ?
  4. - Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó. - Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau bài không nằm trong mỗi chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết. 3.5. Cách thực hiện chủ đề dạy học: a. Đối với phần văn bản: Có thể dạy theo 2 cách sau: * Cách thứ nhất: Dạy bổ dọc: - Khai thác kiến thức theo nội dung của chủ đề (Áp dụng đối với những bài ngắn, có những đơn vị kiến thức dễ xâu chuỗi): VD: - Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (Tác giả, tác phẩm) - Tìm hiểu nội dung 1 của chủ đề - Tiết 2,3 : Tìm hiểu các nội dung tiếp theo của chủ đề Tổng kết chủ đề - Luyện tập CHÚ Ý: Cách dạy chủ đề theo kiểu bổ dọc sẽ được thể hiện qua tiết dạy minh họa cho chủ đề ngay sau phần lý luận này: Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm thơ trữ tình. * Cách thứ hai: Dạy cắt ngang: - Khai thức kiến thức theo từng bài của chủ đề (Đối với những tác phẩm dài, có những đơn vị kiến thức không hoàn toàn tương đồng, khó xâu chuỗi hết) Ví dụ: Cách 1 - Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (các tác giả, tác phẩm) Tìm hiểu bài 1 trong chủ đề - Tiết 2,3 : Tìm hiểu bài 2,3 tiếp theo của chủ đề Tổng kết chủ đề - Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà.
  5. b. Đối với phần Tiếng Việt - Tập làm văn: * Tiền trình thực hiện một tiết dạy chủ đề Tiếng Việt - Tập làm văn: Cách 1: (Dạy bổ dọc) 1. HĐ 1: Khởi động 2. HĐ 2: Giới thiệu chủ đề 3. HĐ 3: Hình thành kiến thức chủ đề: - Dạy lý thuyết: Những kiến thức chung về chủ đề, các kiến thức cụ thể trong các bài ở chương trình SGK. - Dạy thực hành: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nâng cao để khắc sâu và vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học. 4. HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề, hướng dẫn học ở nhà (Một số bài tập nâng cao bao quát kiến thức chung toàn chủ đề) Cách 2: (Dạy cắt ngang) 1. HĐ 1: Khởi động 2. HĐ 2: Giới thiệu chủ đề 3. HĐ 3: Hình thành kiến thức chủ đề: - Tìm hiểu đơn vị kiến thức 1 (Lý thuyết + thực hành) - Tìm hiểu đơn vị kiến thức 2,3 (Lý thuyết + thực hành) 4. HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề, hướng dẫn học ở nhà (Một số bài tập nâng cao bao quát kiến thức chung toàn chủ đề). IV. KẾT LUẬN: Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục - đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của giáo viên Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chủ đề, tổ chức dạy học còn nhiều khúc mắc, chưa rõ hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo chủ đề đòi hỏi mỗi đồng chí giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Ở mỗi khối lớp, nên xây dựng, thực hiện một vài chủ đề và từng bước bổ sung, mở rộng Đây là cách để góp phần rèn cho học sinh khả