Chuyên đề Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 6

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội nó sẽ trang bị vốn kiến thức cơ bản, cần thiết cho học sinh về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam.

Tuy vậy, việc dạy – học lịch sử trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Học sinh không thích học sử, thiếu hiểu biết về lịch sử, kiến thức lịch sử thiếu và yếu. Vậy nguyên nhân do đâu? Nói đến nguyên nhân thì có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là học sinh thường biết học thuộc lòng, không tích cực chủ động, không khả năng tư duy, khái quát kiến thức nên thường hay quên, hỏi kiến thức cũ cũng không nhớ, rồi chuẩn bị bài mới trước cũng không chuẩn bị.

Do đó, để khắc phục hạn chế trên, tiếp tục góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử đem lại hiệu quả rất tích cực. Vì vậy, tôi quyết định làm chuyên đề: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 6”

docx 5 trang lananh 17/03/2023 2040
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_lich_su_lop_6.docx

Nội dung text: Chuyên đề Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 6

  1. CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 6 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội nó sẽ trang bị vốn kiến thức cơ bản, cần thiết cho học sinh về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam. Tuy vậy, việc dạy – học lịch sử trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Học sinh không thích học sử, thiếu hiểu biết về lịch sử, kiến thức lịch sử thiếu và yếu. Vậy nguyên nhân do đâu? Nói đến nguyên nhân thì có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là học sinh thường biết học thuộc lòng, không tích cực chủ động, không khả năng tư duy, khái quát kiến thức nên thường hay quên, hỏi kiến thức cũ cũng không nhớ, rồi chuẩn bị bài mới trước cũng không chuẩn bị. Do đó, để khắc phục hạn chế trên, tiếp tục góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử đem lại hiệu quả rất tích cực. Vì vậy, tôi quyết định làm chuyên đề: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 6” II. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: * Sơ tư duy (SĐTD) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí mà có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. SĐTD đặc biệt chú trọng về màu sắc, hình ảnh với từ ngữ ngắn gọn thể hiện qua các nhánh trong bài. Từ phần nội dung chính, giáo viên vẽ ra từng nhánh nhỏ theo từng tiểu mục chính của bài giảng và chú thích, giảng giải theo một ngôn ngữ dễ hiểu và gần gũi với học sinh. * Tác dụng của sơ đồ tư duy: - Thay vì phải học thuộc lòng cả bài giảng như trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được nội dung kiến thức qua hình vẽ bằng sơ đồ. - Việc vận dụng SĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học.
  2. - Bước 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn giúp HS hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. - Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh. Ví dụ : Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI. Mục 1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? Sau khi HS biết thế nào là SĐTD và cách tạo lập SĐTD, GV yêu cầu trong mục 1 bài 6 cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng SĐTD, các em chuẩn bị vật dụng để tạo lập SĐTD của cá nhân trong vở. + HD HS tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ đề mục 1. Có thể có những từ khóa như thế nào? => “ thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại”, hoặc “ Văn hóa phương Đông cổ đại” + Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung SGK mục 1. Ở đây có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về một lĩnh vực văn hóa => có 4 ý lớn cấp 1, đó là lĩnh vực nào? => Thiên văn; Chữ viết; Toán học; Kiến trúc. - GV chuẩn bị một SĐTD trên bảng phụ hoặc vẽ khung SĐTD trực tiếp trên bảng, chỉ có 4 ý lớn cấp 1, còn lại các nhánh trống. Chuẩn bị các ô nội dung kiến thức tương ứng nhưng cắt rời => Trò chơi lắp ghép nhanh.
  3. Qua thực tế giảng dạy sẽ giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức, hiểu được bản chất, quy luật phát triển của lịch sử . SĐTD đã góp không ích cho chúng ta rất nhiều trong quá trình thiết kế bài dạy. SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của con người. Vì vậy, việc sử SĐTD trong dạy học Lịch sử đã góp phần giúp cho việc dạy và học lịch sử đạt hiệu quả cao hơn, học sinh sáng tạo nhiều hơn, tiết kiệm thời gian hơn, học sinh ghi nhớ kiến thức sâu hơn, có hệ thống hơn. Với những hữu ích trên, rất mong sẽ nhận được sự tham gia góp ý kiến của quý thầy/cô tổ để cách dạy học bằng SĐTD trở thành một phương pháp sẽ có nhiều giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình.