Chuyên đề Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam - Nguyễn Ngọc Hân
- Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam - Nguyễn Ngọc Hân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- chuyen_de_tim_hieu_mot_so_bien_phap_nghe_thuat_trong_van_ban.doc
Nội dung text: Chuyên đề Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam - Nguyễn Ngọc Hân
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG TỔ NGỮ VĂN GV: NGUYỄN NGỌC HÂN CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I. Lí do chọn đề tài: 1. Cơ sở lí luận: - Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân. - Trong một tác phẩm văn học có giá trị thì các hình thức nghệ thuật luôn thống nhất với nội dung. Bê-lin-xki, nhà phê bình lí luận văn học Nga viết rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật, nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức nghệ thuật thì cũng là hủy diệt nội dung tư tưởng của tác phẩm và ngược lại cũng vậy”. - Hê-ghen viết: “Tác phẩm văn học mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích đáng thì không phải là một tác phẩm văn học thực sự. Và đối với người nghệ sĩ khi đó sẽ là một biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về nội dung thì tác phẩm anh tốt, nhưng nó thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có những tác phẩm văn học mà nội dung và hình thức thống nhất với nhau mới là những tác phẩm văn học đích thực”. - Trong môn Ngữ văn, người học chỉ chú trọng vào việc tìm hiểu về nội dung mà quên đi những hình thức nghệ thuật của tác phẩm thì lúc đó việc dạy và học chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao. Nó trở nên khô khan, cứng nhắc, sống sượng. HS sẽ không hiểu sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền đạt đến, đôi khi còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm. - Các hình thức nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học nói chung và trong thể loại truyện ngắn tự sự hiện đại Việt Nam nói riêng. Người học phải nắm bắt được toàn diện tác phẩm, có một cái nhìn bao quát về cả nội dung và nghệ thuật. Bút pháp trần thuật mang nhiều ẩn ý. - Việc cần thiết là phải cho HS nắm được các biện pháp nghệ thuật trong một văn bản, xâu chuỗi, và thực hiện tích hợp trong ba phân môn. 2. Cơ sở thực tiễn: 1
- - Giúp HS hiểu thêm về các biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam. - Biết cách phân tích và đưa ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong mối liên hệ với nội dung tác phẩm. - Biết vận dụng các hiểu biết để phân tích các tác phẩm tự sự nói chung và tác phẩm tự sự hiện đại Việt Nam nói riêng. - GV có thể áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác và truyền thụ tốt hơn tới HS các hình thức nghệ thuật. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn ở đối tượng HS khối 9 trường THCS Phước Mỹ Trung - Phạm vi là các văn bản tự sự hiện đại Việt nam sau Cách mạng tháng Tám (trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc và giai đoạn sau 1975). Gồm 4 tác phẩm: 1. Làng - Kim Lân - 1948 2. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - 1970 3. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng - 1966 4. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê - 1971 - Bài dạy thực nghiệm: Văn bản Chiếc lược ngà - NV9 (HKI) V. Nội dung và cách tiến hành: 1. Một số khái niệm và kiến thức liên quan: Khi tìm hiểu văn bản tự sự thì bắt buộc người GV cần nắm vững những khái niệm liên quan để khai thác tốt nhất văn bản. - Tác phẩm tự sự: Khác với tác phẩm trữ tình, hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ con người, được thể hiện qua những lời lẽ, bộc bạch, thổ lộ. tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó. Qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Đây là yếu tố đặc trưng để nhận diện tác phẩm tự sự (hiểu rộng ra: tác phẩm tự sự gồm anh hùng ca, sử thi, truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên, truyện ngụ ngôn, ). - Truyện ngắn tự sự (nghiên cứu trong phạm vi nhỏ): Là hình thức ngắn của tự sự, khuôn khổ ngắn, tái hiện lại cuộc sống đương thời. Nội dung của truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay sử thi. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời, một đoạn đời hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật. Cái chính của truyện ngắn không phải là hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn nói chung không phải là vì truyện của nó ngắn mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại: ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Ở truyện ngắn, bút pháp trần thuật thường là chấm phá; kết cấu thường là sự liên tưởng, tương phản. Ý ghĩa quan trọng nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và mang nhiều ẩn ý. 3
- hiểu biết sơ lược bước đầu về thành tựu và đặc điểm của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám - 1945 như các nội dung: + Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (ông Hai có tình yêu làng đặt trong tình cảm yêu nước và kháng chiến; Bé Thu có tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với cha; Ông Sáu, hay ba cô TNXP có tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt). + Tình yêu quê hương đất nước, trân trọng vẻ đẹp bình dị của quê hương. (nhân vật Nhĩ - Bến Quê cảm nhận vẻ đẹp của quê hương mình lúc nằm trên giường bệnh) + Vẻ đẹp của con người lao động bình dị, chân chính (anh thanh niên với công việc thầm lặng, tính cách cao đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước). 3. Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng và cách khai thác tìm hiểu: Các tác giả tích cực tìm tòi các đề tài và đưa vào đó những hình thức nghệ thuật mới lạ, phức tạp, đòi hỏi GV và HS phải nắm chắc kiến thức và cách triển khai, phân tích một tác phẩm. Như cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ, các lời đối thoại, độc thoại và cả độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật, hệ thống ngôn ngữ, sử dụng bút pháp tái hiện hiện thực nghiêm ngặt, hay cách tạo tình huống truyện, hay cách sử dụng ngôn ngữ địa phương. 3.1 Phương thức trần thuật (người kể chuyện trong văn bản tự sự): - Trong mỗi văn bản tự sự hiện đại Việt Nam lại có sự xuất hiện của người kể chuyện khác nhau (hay nói cách khác là ngôi kể). Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau, khi vô nhân xưng, khi nhập vào một nhân vật trong truyện, thông thường trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc là ngôi thứ ba. Và khi trình bày miêu tả thì người kể chuyện thường gắn với điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể chuyện khi thuật lại truyện. Có 3 loại điểm nhìn trong một văn bản tự sự: + Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn thông qua đôi mắt của một nhân vật trong truyện) + Điểm nhìn bên ngoài: một người quan sát bên ngoài, khách quan, trung tính, không đi sâu vào tâm lí nhân vật. + Điểm nhìn thấu suốt: người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi, thấy tất cả mọi hành động, tư tưởng, tình cảm của nhân vật và đưa ra nhận xét đánh giá về họ. - Khi nghiên cứu và phân tích tác phẩm, GV không nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả ngay cả khi người kê chuyện xưng “tôi”. Trong các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam, vấn đề người kể chuyện và việc thay đổi các điểm nhìn khác nhau rất có ý nghĩa. Nó giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ của mình một cách sinh động. Khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, khi thì đi sâu vào tâm lí từng nhân vật, khi miêu tả thì rất 5
- Câu hỏi tích hợp “Em còn bắt gặp biện pháp nghệ thuật này ở những văn bản đã học nào?” - VD tiếp, để nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của Kim Lân thì trong khi phân tích diễn biến tâm lí nhân vật này, GV có thể đưa câu hỏi gợi ý cho HS nhận xét: “Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào (hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại)? Diễn biến tâm lí nhân vật có hợp lí không? Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Tác giả đã miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đặt biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. GV làm cho HS hiểu việc chứng tỏ rằng Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. - GV cũng cần làm cho HS hiểu về đặc sắc ngôn ngữ của nhân vật ông Hai: đó là ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói cảu người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai. 3.3 Cách tạo tình huống truyện: Nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc biệt thành công qua hai tác phẩm văn bản tự sự hiện đại Việt Nam là “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa”. Tình huống truyện là yếu tố do tác giả sáng tạo ra để bộc lộ phẩm chất của một hay nhiều nhân vật. Tình huống truyện có thể rõ rệt, có thể mờ nhạt, có thể gay cấn. Và sau khi tình huống truyện được giải đoán thì ta sẽ thấy được tâm trạng của nhân vật được bộc lộ rõ nét hơn rất nhiều. VD: Ở tác phẩm “Làng” tác giả đặt nhân vật ông Hai vào tình huống rất gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông, tình huống ấy là cái tin làng ông đã theo giặc - mà chính ông đã nghe được từ những người tản cư. Đây là một tình huống, một nét nghệ thuật quan trọng mà trước khi tìm hiểu tình yêu quê và tinh thần yêu nước của ông Hai không thể không nghiên cứu. Nếu GV bỏ qua hoặc lướt qua tình huống truyện này thì coi như việc phân tích nhân vật ông Hai và tìm hiểu giá trị của tác phẩm không thành công. 3.4. Nghệ thuật tái hiện hiện thực: Hiện thực được tái hiện thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả đã đưa vào tác phẩm. Tạo cái nền cho hệ thống các sự kiện, nhân vật thể hiện và bộc lộ tính cách của mình. GV cũng phải cho HS thấy được hiện thực đã được đưa vào tác phẩm như thế nào, từ đó HS hình dung ra một khung cảch chân thực trong tác phẩm. Nhìn chung, sự tái hiện hiện thực của các tác giả trong giai đoạn sáng tác này đều dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Đó là các giai đoạn kháng chiến ác liệt của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ. Không khí khẩn trương xây dựng hòa bình ở miền Bắc, và sau khi đất nước thống nhất đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. - Khi học văn bản “Những ngôi sao xa xôi”, GV phải làm tái hiện được khung cảnh của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. Có thể sử dụng các câu hỏi để HS liên tưởng, và so sánh với khung cảnh chiến tranh ở hiện thực ngoài cuộc sống. 7