Đề cương học kỳ II lớp 8 môn Lịch Sử 2019-2020

Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 
1858 ? ( học ) 
*) Nguyên nhân Pháp xâm lược Viêt Nam:  
-Nguyên nhân sâu xa:  
    + Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí quan trọng  
    + Chế độ phong kiến lạc hậu  
- Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô 
*) Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858:  
- Sáng 1/9/1858: 3000 liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tại cửa biển Đà Nẵng -> mở đầu 
cho cuộc xâm lược Việt Nam  
- Nhà Nguyễn cử Nguyễn Tri Phương lãnh đạo cuộc kháng chiến  
-> Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà
pdf 4 trang lananh 17/03/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ II lớp 8 môn Lịch Sử 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_hoc_ky_ii_lop_8_mon_lich_su_2019_2020.pdf

Nội dung text: Đề cương học kỳ II lớp 8 môn Lịch Sử 2019-2020

  1. Đề cương học kỳ II lớp 8 môn Lịch Sử 2019-2020 Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 ? ( học ) *) Nguyên nhân Pháp xâm lược Viêt Nam: -Nguyên nhân sâu xa: + Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí quan trọng + Chế độ phong kiến lạc hậu - Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô *) Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858: - Sáng 1/9/1858: 3000 liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tại cửa biển Đà Nẵng -> mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam - Nhà Nguyễn cử Nguyễn Tri Phương lãnh đạo cuộc kháng chiến -> Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà Câu 2: Nội dung của 4 bản hiệp ước nhà Nguyễn ký với Pháp ? 1. Hiệp ước Nhâm Tuất – 5/6/1862: - Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. - Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. - Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. - Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc - Pháp sẽ “ trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến => Nhận xét: -Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp. - Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc. 2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874. - Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. - Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì. => Nhận xét: -Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi. - Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta. 3. Hiệp ước Qúy Mùi (Hiệp ước Hác-măng)-25/8/1883 - Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. - Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì - Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. - Mọi việc giao thiệp với ngước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
  2. +Giai đoạn 2(1893-1908) Chỉ huy: Đề Thám. Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở +Giai đoạn 3(1909-1913) Pháp tập trung lực lượng mạnh tấn công quy mô lên Yên Thế. Nghĩa quân đã ra sức chống địch nhưng lực lượng ngày càng hao mòn ˜10-2-1921: Đề Thám bí sát hại. Nghĩa quân đã từng bước tan rã => Cuộc khởi nghĩa thất bại *) Nguyên nhân thất bại: - Thực dân Pháp mạnh và cấu kết với phong kiến để đàn áp phong trào. Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức lãnh đạo còn hạn chế. *) Ý nghĩa: - Mặc dù cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước của giai cấp nông dân. - Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. Câu 5: Nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam về ( học) kinh tế: - Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh chính sách cướp đoạt ruộng đất; đầy mạnh bóc lột: phát canh thu tô. - Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại và đầu tư vào công nghiệp nhẹ. - Xây dựng hệ thống giao thông vận tải. - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, - Đặt ra nhiều thuế tàn bạo, vô lí Câu 6: Tác động của Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( học) * Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới: - Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn, bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng. - Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. - Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống. Câu 7: Vì sao Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước ? Hướng đi của Người có gì khác so với những nhà yêu nước chống Pháp ? -Vì: +Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khỏi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại. + Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối