Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phước Mỹ Trung

I.PHẦN TRẮC NGHỆM (3đ). Học sinh làm bài trong thời gian 15 phút.

   Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D để lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Nhóm máu nào trong huyết tương không chứa kháng thể ?

       A. Nhóm máu O                                         B. Nhóm máu A

      C. Nhóm máu AB                                      D. Nhóm máu B.

Câu 2.Trong tuyến nước bọt có loại enzim? 

  A. Pepsin                       B. Amilaza                C. Tripsin                  D. Lipaza.

Câu 3. Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu oxi đến tế bào?

        A.Tĩnh mạch phổi                             B. Động mạch phổi                           

       C. Động mạch chủ                              D. Tĩnh mạch chủ.     

Câu 4. Bộ phận giữ vai trò điều khiển hoạt động sống của tế bào là:

      A.chất tế bào                                         B. màng tế bào

       C. nhân tế bào                                       D. các bào quan.

doc 8 trang lananh 17/03/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_1_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2020_2021_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phước Mỹ Trung

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 PHƯỚC MỸ TRUNG Môn: Sinh học 8 Đề 1 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề) Họ và tên học sinh: lớp: I.PHẦN TRẮC NGHỆM (3đ). Học sinh làm bài trong thời gian 15 phút. Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D để lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Nhóm máu nào trong huyết tương không chứa kháng thể ? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu AB D. Nhóm máu B. Câu 2.Trong tuyến nước bọt có loại enzim? A. Pepsin B. Amilaza C. Tripsin D. Lipaza. Câu 3. Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu oxi đến tế bào? A.Tĩnh mạch phổi B. Động mạch phổi C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ. Câu 4. Bộ phận giữ vai trò điều khiển hoạt động sống của tế bào là: A.chất tế bào B. màng tế bào C. nhân tế bào D. các bào quan. Câu 5. Một người bị triệu chứng thiếu axit dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non như thế nào ? 1. Môn vị luôn đóng 2. Môn vị luôn mở 3. Thức ăn xuống ruột non liên tục 4. Thức ăn không xuống ruột non 5. Hiệu quả tiêu hóa thấp Câu trả lời đúng là: A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 5 C. 1, 4, 5 D. 2, 4, 5. Câu 6. Các khớp xương sọ thuộc loại khớp nào sau đây? A. Khớp động B. Khớp bán động C. Khớp bất động D. Khớp cử động. Câu 7. Hệ hô hấp gồm các bộ phận nào? A. Thanh quản và khí quản B. Khí quản và 2 lá phổi C. Đường dẫn khí và 2 lá phổi D. 2 lá phổi và các mao mạch. Câu 8. Phương pháp hà hơi thổi ngạt có hiệu quả cao hơn phương pháp ấn lồng ngực vì: A. không khí được đưa gián tiếp vào phổi nạn nhân. B. không khí được đưa trực tiếp vào phổi nạn nhân. C. nạn nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa. D. các thao tác được thực hiện liên tục hơn phương pháp ấn lồng ngực. Câu 9. Nhóm thức ăn nào hoàn toàn không bị biến đổi hoá học trong quá trình tiêu hoá? A. Gluxit, vitamin, protein. B. Vitamin, muối khoáng, nước C. Lipit, protein, gluxit. D. Gluxit, lipit, muối khoáng. Câu 10. Bộ xương người được phân chia thành: A. xương đầu, xương cổ, xương thân B. xương tay chân, xương sườn, xương mặt. C. xương đầu, xương thân, xương chi D. xương mặt, xương cột sống, xương chi. Câu 11. Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa? A. Gan B. Dạ dày C. Thực quản D. Ruột non
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Sinh học 8 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề ) Đề 1 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ) Học sinh làm bài trong thời gian 30 phút Câu 1. (3 điểm) a. Sự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày và ở ruột non có điểm khác nhau cơ bản nào?2đ b. Giải thích về mặt nghĩa đen câu thành ngữ: "Nhai kĩ no lâu"?1đ Câu 2. (1,5điểm) Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào? Câu 3. (1,5điểm) Nêu các bước xử lí thích hợp khi gặp tình huống: ở nơi đông người, có một em nhỏ bị ngất xỉu, mặt tím tái và ngừng hô hấp đột ngột. Câu 4. (1điểm) Có bốn người thuộc 4 nhóm máu khác nhau, Mai nhận được máu của Nam và Huệ không xảy ra tai biến, lấy máu của Huệ truyền cho Nam hoặc lấy máu của Bình truyền cho Huệ thì xảy ra tai biến. Hãy tìm nhóm máu của Mai, Nam, Huệ, Bình.
  3. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 PHƯỚC MỸ TRUNG Môn: Sinh học 8 Đề 2 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề) Họ và tên học sinh: lớp: I.PHẦN TRẮC NGHỆM (3đ). Học sinh làm bài trong thời gian 15 phút. Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D để lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Mô liên kết gồm: 1.mô biểu bì 2.mô sợi 3.mô sụn 4.mô xương 5.mô cơ Câu trả lời đúng là: A- 1,2,3 B- 2,3,4 C- 3,4,5 D- 1,4,5 Câu 2: Nơron cảm giác còn được gọi là: A- nơron liên lạc B- nơron li tâm C- nơron hướng tâm D- nơron trung gian Câu 3: Chất được hấp thụ và vận chuyển theo cả hai con đường máu và bạch huyết là: A- sản phẩm của lipit B- sản phẩm của axit nuclêic C- sản phẩm của prôtêin D- sản phẩm của gluxit Câu 4: Dịch mật là chất tiết của: A- tuyến nước bọt B- tuyến gan C- tuyến vị D- tuyến tụy Câu 5: Loại mạch máu nào thành được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào? A- Động mạch B- Động mạch phổi C- Tĩnh mạch D- Mao mạch Câu 6 : Thức ăn được tiêu hóa hóa học ở dạ dày là: A- tinh bột chín B- prôtêin C- lipit D- vitamin Câu 7: Chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở: A- dạ dày B- ruột non C- ruột già D- ruột thẳng Câu 8: Dựa vào nguyên tắc truyền máu người có nhóm máu A có thể cho người có: A- nhóm máu O và A B- nhóm máu B và AB C- nhóm máu A và AB D- nhóm máu O và AB Câu 9: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất? A- Ngón út B- Ngón cái C- Ngón giữa D- Ngón trỏ Câu 10: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào? A-Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển. B- Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao. C- Phân tán lực và hạn chế diện tích tiếp xúc của bàn chân với mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn. D- Làm tăng tác động, tăng bề mặt tiếp xúc lên mặt đất, giúp di chuyển nhanh. Câu 11: Nguyên nhân của bệnh loãng xương (xương xốp, giòn, dễ gãy) là do: A- tỉ lệ cốt giao giảm đi rõ rệt, quá trình xương bị phân hủy nhanh . B- tỉ lệ cốt giao tăng lên đột ngột, quá trình tạo xương nhanh. C- quá trình xương bị hủy nhanh hơn tạo thành, tỉ lệ cốt giao tăng lên. D- quá trình xương bị hủy nhanh hơn tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm đi rõ rệt.
  4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Sinh học 8 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề ) Đề 2 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ) Học sinh làm bài trong thời gian 30 phút Câu 1:(2điểm)Khi chảy máu mao mạch và tĩnh mạch cần tiến hành sơ cứu cầm máu như thế nào? Câu 2:(1,5điểm) Tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp? Lợi ích của việc trồng cây xanh? Câu 3: (2,5điểm ) a/ Ruột non có đặc điểm cấu tạo nào giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? b/ Nếu dạ dày bị chứng thiếu axít thì sự tiêu hóa ở ruột non sẽ như thế nào? Câu 4:(1điểm) Có bốn người thuộc 4 nhóm máu khác nhau, Mai nhận được máu của Nam và Huệ không xảy ra tai biến, lấy máu của Huệ truyền cho Nam hoặc lấy máu của Bình truyền cho Huệ thì xảy ra tai biến. Hãy tìm nhóm máu của Mai, Nam, Huệ, Bình.