Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phước Mỹ Trung
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA…
(Trích)
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò…sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
(Nguyễn Duy, Mẹ và con, Ngữ văn 9, tập 2, trang 49)
File đính kèm:
- de_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_20.doc
Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phước Mỹ Trung
- PHÒNG GD & ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG: THCS PHƯỚC MỸ TRUNG NĂM HỌC: 2018 -2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể phát đề) I. Đọc - hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA (Trích) Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò sung chát đào chua câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. (Nguyễn Duy, Mẹ và con, Ngữ văn 9, tập 2, trang 49) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 : Xác định hai từ láy trong đoạn thơ. Câu 3 : Hình ảnh người mẹ nghèo vất vả được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết thơ nào ? Câu 4 : Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.” có ý nghĩa triết lý về tình mẹ giống với câu thơ trong bài thơ nào mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 9. Câu 5 : Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình. II. Tập làm văn (7.0 điểm) Câu 1 : (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-9 câu) bày tỏ trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ. Câu 2 : (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Hữu Thỉnh - Sang thu, Ngữ văn 9, tập 2, trang 70 ) - Hết -
- c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, sau đây là một gợi ý: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 0,5 Khái quát nội dung hai khổ thơ. Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. - Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong “gió se” ( gió heo may) của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của 1,5 những vườn cây trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. +“Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ như một làn sương nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. - Cảm xúc của nhà thơ: Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước tín hiệu chuyển mùa. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người. - Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa. “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa” + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần, không chói chang, dữ dội, gay gắt. + Mưa cũng đã ít đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. - Hình ảnh hai câu cuối: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” 1,5 + Nghĩa tả thực: thiên nhiên cuối hạ đầu thu có nhiều chuyển biến. Mưa giảm dần nên sấm không còn vang động dữ dội. Và hành cây sau tháng ngày chịu đựng mưa giông thì trưởng thành và vững vàng hơn + Nghĩa ẩn dụ:“Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, đã đi qua thử thách khó khăn trở nên vững vàng trước những biến động của cuộc đời. Điều này đã làm nên chất triết lí, làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình trong bài thơ. - Khẳng định lại nội dung của hai khổ thơ trên. 0, 5 - Liên hệ bản thân phù hợp d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, 0,25 phù hợp về nội dung hoặc về nghệ thuật. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25