Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp hs:

  1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

  2. Kĩ năng: 

    - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

    - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

  3. Thái độ: Trân trọng tài năng và tấm lòng của tác giả; biết yêu mến thiên nhiên tạo vật, biết hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, biết rung cảm trước những điều bình thường giản dị

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

- GV: + Thiết kế giáo án: Đọc SGK, SGV, tài liệu tham khảo

         + Phương tiện dạy học: bảng phụ, ảnh chân dung tác giả Hữu Thỉnh, tranh ảnh về mùa thu Bắc Bộ.

         + Định hướng dạy học: theo hướng tích hợp, tích cực.

- HS: Đọc VB, soạn bài theo các câu hỏi SGK; tìm đọc thơ Hữu Thỉnh

doc 9 trang lananh 16/03/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_sang_thu.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu

  1. Tröôøng THCS Phöôùc Myõ Trung Giaùo aùn: Ngöõ Vaên 9 Ngày soạn: Ngày thực hiện: Tuần 27, tiết 131 Văn bản: SANG THU Hữu Thỉnh A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs: 1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 3. Thái độ: Trân trọng tài năng và tấm lòng của tác giả; biết yêu mến thiên nhiên tạo vật, biết hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, biết rung cảm trước những điều bình thường giản dị B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: - GV: + Thiết kế giáo án: Đọc SGK, SGV, tài liệu tham khảo + Phương tiện dạy học: bảng phụ, ảnh chân dung tác giả Hữu Thỉnh, tranh ảnh về mùa thu Bắc Bộ. + Định hướng dạy học: theo hướng tích hợp, tích cực. - HS: Đọc VB, soạn bài theo các câu hỏi SGK; tìm đọc thơ Hữu Thỉnh C. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý: * Nội dung: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. * Phương pháp: Nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC: * D.1. Ổn định: (1’) * D.2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ" Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, cho biết hoàn cảnh ra đời và nội dung, ý nghĩa của bài thơ? * D.3. Giới thiệu bài mới: (2’) H K-G: Đọc những câu thơ viết về mùa thu mà em biết? - HS trình bày. - GV nhận xét (chiếu một số tranh ảnh, câu thơ về mùa thu). -> GV kết luận: Mùa thu vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca VN. Đã có biết bao thi nhân đã không ngần ngại dùng ngòi bút văn chương của mình để vẽ lên những bức tranh mùa thu tuyệt đẹp. Mỗi bức tranh mùa thu ấy đều có những nét độc đáo riêng. Cũng viết về đề tài này nhưng Hữu Thỉnh lại chọn cho mình những nét khám phá riêng độc đáo: Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. GV ghi tựa bài lên bảng * D.4. Tổ chức các hoạt động dạy - học trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt * HĐ1: Hướng dẫn học sinh I. Giới thiệu: phần giới thiệu (5’) MT: Giúp hs nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: - GV chiếu cho hs xem chân Xem ảnh. dung nhà thơ. H TB: Giới thiệu nét chính về - Hữu Thỉnh sinh năm 1942, - Hữu Thỉnh sinh năm 1942, GV: Nguyeãn Thò Phuïng Naêm hoïc: 2018- 2019
  2. Tröôøng THCS Phöôùc Myõ Trung Giaùo aùn: Ngöõ Vaên 9 khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.Rèn kỹ năng đọc diễn cảm một văn bản thơ trữ tình hiện đại; kỹ năng thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. Trân trọng tài năng và tấm lòng của tác giả; biết yêu mến thiên nhiên tạo vật, biết hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, biết rung cảm trước những điều bình thường giản dị 1. Đọc - HD đọc: H TB: Bài thơ thuộc thể thơ gì? - Thơ 5 chữ. TH H K-G: Kể tên những bài - Tiếng gà trưa, Ông đồ thơ 5 chũ em đã học? GV nhấn mạnh: Thơ ngũ ngôn - Nghe HD là thể thơ dễ bày tỏ tâm tư tình cảm cảm xúc của con người. Do đó đọc bài thơ với giọng nhẹ, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư. - Nghe đọc, đọc theo y/c; nghe GV đọc 1 lần, gọi hs đọc lại, nhận xét, RKN. 2. Bố cục nhận xét - BC: 3 phần H K. Bài thơ có thể chia làm + Phần 1: Tín hiệu báo thu về. mấy phần? Đại ý của từng + Phần 2: Đất trời ngả dần phần? sang thu. GV nhận xét bằng cách chiếu + Phần 3: Những biến chuyển nội dung bố cục. âm thầm trong lòng cảnh vật. H TB: Bố cục bài thơ đi theo - Trình tự vận động của đối trình tự nào? tượng cảm xúc (mùa thu) H G: Mỗi phần thể hiện cảm - Mạch cảm xúc: từ ngỡ ngàng xúc gì của nhà thơ? -> ngây ngất -> ngẫm ngợi, suy tư. -> GV nhấn mạnh: Đặc sắc của - HS nghe bài thơ là mạch cảm xúc gắn liền với sự vận động của đối tượng cảm xúc. Chính vì vậy mà cả bài thơ chỉ có một dấu chấm. Do mạch cảm xúc, vận động của cảnh vật như một cuốn phim trôi chầm chậm, từ đầu đến kết thúc mới có một dấu chấm, tạo sự lôi cuốn, liền mạch. 3. Hiểu văn bản: GV chuyển ý. a.Tín hiệu báo thu về: GV: Nguyeãn Thò Phuïng Naêm hoïc: 2018- 2019
  3. Tröôøng THCS Phöôùc Myõ Trung Giaùo aùn: Ngöõ Vaên 9 thế nào? GV: Đây còn có thể hiểu là ngõ Nghe thời gian thông giữa hai mùa. Hay nói khác đi đây là những bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa mà nhà thơ chợt nhận ra được. H TB: Cảm xúc của tác giả khi Bỗng: cảm giác đột ngột, bất - Bỗng: đột ngột, bất ngờ nhận ra khoảnh khắc giao mùa ngờ - Hình như: mơ hồ, chưa rõ được thể hiện qua các từ nào? Hình như: cảm giác mơ hồ, ràng Các từ đó có nghĩa là gì? chưa rõ ràng. GV nhận xét bổ sung: "Bỗng" không chỉ là sự ngỡ ngàng mà ta còn cảm thấy cái khẽ giật mình, "Hình như" không phải để hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn chưa tin hẳn. H K-G: Vậy qua đó em hiểu - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm -> Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm cảm xúc của tác giả khi mùa thu xúc bâng khuâng của tác giả khi xúc bâng khuâng của tác giả khi về là như thế nào? chợt nhận ra những tín hiệu báo chợt nhận ra những tín hiệu báo thu về . thu về . GB: Thu đã đến nhưng chưa Nghe hẳn đến. Điều đó được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả các giác quan (khứu giác nhận ra hương ổi, thính giác lắng nghe sự vận động của gió, xúc giác, thị giác thấy sương chùng chình qua ngõ) Và sự lựa chọn từ ngữ diễn tả cảm xúc rất độc đáo("Bỗng" không chỉ là sự ngỡ ngàng mà ta còn cảm thấy cái khẽ giật mình, "Hình như" không phải để hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn chưa tin hẳn). Phút giây giao mùa tự nhiên ấy nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà vẫn sững sờ, khó tin. GV Chuyển ý: Nếu như khổ thơ 1 là những tín hiệu báo sang thu còn mơ hồ chưa rõ ràng lắm, đến khổ thơ 2 thì sao b. Đất trời ngả dần sang thu: - Gọi hs đọc thầm khổ thơ 2. Đọc H TB: Quang cảnh đất trời ngả - Sông dềnh dàng, chim vội vã, - Sông dềnh dàng dần sang thu được nhà thơ cảm đám mây mùa hạ “vắt nửa mình - Chim vội vã GV: Nguyeãn Thò Phuïng Naêm hoïc: 2018- 2019
  4. Tröôøng THCS Phöôùc Myõ Trung Giaùo aùn: Ngöõ Vaên 9 trong mạch vận động của thiên nhiên( từ sông ) Cái tài của HT ở đây là ông đã dùng không gian để vẽ thời gian. Nhịp cầu mỏng manh của thời gian được quan sát và cảm nhận bằng cả tâm hồn yêu thiên nhiên yêu mùa thu ngây ngất của nhà thơ. c. Những biến chuyển âm GV chuyển ý sang c. thầm trong lòng cảnh vật: - Yêu cầu hs đọc thầm khổ thơ - HS đọc cuối. - Vẫn còn nắng H TB: Ở khổ cuối, tác giả còn - Vẫn còn nắng, vơi dần cơn vơi dần mưa cảm thấy những biến đổi âm mưa, sấm bớt bất ngờ sấm bớt bất ngờ thầm nào của cảnh vật từ hạ sang thu? H K-G: Nghệ thuật được sử - Tả thực, đổi trật tự cú pháp, từ (Tả thực, đổi trật tự cú pháp) dụng ở những câu thơ trên? Tác ngữ có sự lựa chọn (vẫn còn, đã dụng? vơi, cũng bớt-> những từ gần như đồng nghĩa, diễn tả cái nửa GV Nhận xét, bổ sung: Nắng mất, nửa còn). Hiện tượng thiên -> Hiện tượng thiên nhiên đặc cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhiên đặc trưng của mùa hạ trưng của mùa hạ nhưng với sắc nhưng nhạt dần. Những ngày nhưng với sắc độ giảm dần. độ giảm dần. giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ào, bất ngờ như ở mùa hạ. Còn câu thơ: "Sấm tuổi" có hai cách hiểu: Lúc sang thu bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, Hàng cây không bị bất ngờ, giật mình vì những tiếng sấm nữa. H TLN 2-4 em (2’): Từ hai Ẩn dụ- Suy ngẫm triết lí: khi - Sấm: những vang động bất hình ảnh sấm và hàng cây đứng đã từng trải, con người trở nên thường của ngoại cảnh, của tuổi, nhà thơ còn gửi đến chúng vững vàng hơn trước những bất cuộc đời ta thông điệp gì? (GVHD: thường của cuộc đời. - Hàng cây đứng tuổi: con Tham khảo SGK trang 71) người đã từng trải. GV Chiếu cho học sinh xem Xem (Ẩn dụ) -> Suy ngẫm triết lí: đoạn nói về suy nghĩ của nhà khi đã từng trải, con người trở thơ qua hai câu thơ này. nên vững vàng hơn trước những TH: Không phải chỉ có HT, bất thường của cuộc đời. dùng hàng cây để ẩn ý nói về con người mà nhạc sĩ TLÂ cũng từng viết: "Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về rừng cây; khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nghĩ về nhiều người"( Một đời người- một rừng cây). GV: Nguyeãn Thò Phuïng Naêm hoïc: 2018- 2019
  5. Tröôøng THCS Phöôùc Myõ Trung Giaùo aùn: Ngöõ Vaên 9 - Tìm đọc thơ Hữu Thỉnh; sưu tầm thêm và bài thơ, đoạn thơ viết về mùa thu, cảm nhận để thấy được những nét đặc sắc của mỗi bài - Soạn bài mới: Nói với con, đọc văn bản và trả lời các câu hỏi đọc hiểu. Tìm hiểu về tác giả Y Phương * NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM: GV: Nguyeãn Thò Phuïng Naêm hoïc: 2018- 2019