Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn Công nghệ 9

Trong những năm học qua ngành Giáo dục đã tích cực tham gia công cuộc đổi mới toàn diện. Một trong những biện pháp đó là việc giáo dục cơ bản, toàn diện các khoa học và thực hành kỹ thuật cơ bản nhằm hỗ trợ công tác hướng nghiệp cuối bậc trung học cơ sở. Đây là một trong những quan điểm giáo dục “ Học đi đôi với làm ” mà ngành giáo dục chúng ta đã và đang được kế thừa và tiếp tục phát huy tốt hơn. Và thực sự vậy, các bộ môn giảng dạy trong nhà trường nói chung và môn Công nghệ 9 nói riêng đều lồng ghép hoặc dành thời lượng nhiều giúp học sinh vận dụng những kiến thức từ lý thuyết áp dụng vào các giờ thực hành.
doc 13 trang lananh 15/03/2023 5800
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn Công nghệ 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docnang_cao_hieu_qua_day_thuc_hanh_mon_cong_nghe_9.doc

Nội dung text: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn Công nghệ 9

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : 1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn công nghệ 9 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy môn Công nghệ 9 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: 3.1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới. Trong những năm học qua ngành Giáo dục đã tích cực tham gia công cuộc đổi mới toàn diện. Một trong những biện pháp đó là việc giáo dục cơ bản, toàn diện các khoa học và thực hành kỹ thuật cơ bản nhằm hỗ trợ công tác hướng nghiệp cuối bậc trung học cơ sở. Đây là một trong những quan điểm giáo dục “ Học đi đôi với làm ” mà ngành giáo dục chúng ta đã và đang được kế thừa và tiếp tục phát huy tốt hơn. Và thực sự vậy, các bộ môn giảng dạy trong nhà trường nói chung và môn Công nghệ 9 nói riêng đều lồng ghép hoặc dành thời lượng nhiều giúp học sinh vận dụng những kiến thức từ lý thuyết áp dụng vào các giờ thực hành. Môn Công nghệ lớp 9 là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc lựa chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, đồng thời hình thành những kĩ năng cơ bản về nghề để học sinh áp dụng vào đời sống thực tế. Hiện nay môn Công nghệ vẫn chưa thực sự là môn học thế mạnh ở nhiều trường, đôi lúc còn coi đây là môn học hỗ trợ kiến thức về đời sống chứ chưa làm tiền đề, cơ sở. Trong việc học tập của học sinh chưa có sự hiểu biết về một số nghề hoặc áp dụng trong đời sống và trong hướng nghiệp. Thường tâm lý của học sinh nhất là những học sinh nữ thường ngại thực hành các bài Trang 1
  2. Các em không còn suy nghĩ môn học nào là chính, môn học nào là phụ * Hạn chế: Trước khi áp dụng các giải pháp mới của sáng kiến, giáo viên soạn giảng trên cơ sở nội dung bài học ở sách giáo khoa; vào lớp truyền đạt kiến thức, thao tác mẫu, học sinh chỉ việc làm theo và mang sản phẩm lên cho giáo viên đánh giá. Khi đó đa số học sinh: Mang tâm lý công nghệ là môn không mang lại lợi ích nên ít đầu tư thời gian cho bộ môn; Có thói quen ỷ lại, dựa dẫm bạn bè nên lười tham gia thực hành; Tác phong làm việc không khoa học, thao tác tùy tiện, ngẫu hứng; Chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Vẫn còn một số học sinh khi vào tiết thực hành lắp đặt mạch điện, còn ngại tiếp xúc với điện và các thiết bị điện. Mặt khác các thiết bị điện đối với các em là còn khá mới mẻ, sự hiểu biết về điện còn tương đối hạn chế. Do tổ chức học tập theo nhóm nên các em thờ ơ với công việc lắp đặt mạch điện, khi kiểm tra phần thực hành thì không thể tự mình lắp đặt mạch điện theo yêu cầu, hoặc yêu cầu vẽ một số kí hiệu trong sơ đồ điện thì vẽ còn sai 3.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Môn Công nghệ các em coi đây chỉ là môn phụ. Như vậy nếu nói là môn phụ thì sự chú trọng của các em và việc các em đầu tư thời gian cho môn học này là ít hơn so với các môn mà các em cho là môn chính. Đôi khi một vài giáo viên biết các nhược điểm đó nhưng không biết cách hướng học sinh vào học tốt các môn thực hành công nghệ. Nếu các em học tốt, yêu thích môn thực hành công nghệ thì việc lắp đặt các mạch điện, tháo và lắp các thiết bị thông thường, dùng chất dẫn điện và chất cách điện trong những trường hợp cần thiết . Đôi khi học sinh hứng thú trong môn này các em sẽ tìm tòi, mài mò ra nhiều sản phẩm điện phong Trang 3
  3. Bản thân nhận thấy cần phải tiến hành nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn bằng cách tác động tích cực vào học sinh và đầu tư vào việc đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy bằng việc thực hiện trình tự các biện pháp sau: a) Giải pháp 1: Phân bố khối lượng từng tiết thực hành Mỗi bài trong chương trình Công nghệ 9 thường có thời lượng 3 tiết. Có thể phân phối thời gian như sau: - Tiết 1: Lý thuyết: bao gồm các nội dung như tìm hiểu sơ đồ nguyên lý, tìm hiểu nguyên lý làm việc, vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, giới thiệu quy trình lắp đặt mạch điện, dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị, giới thiệu các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành, hệ thống bài. - Tiết 2: thực hành: bao gồm việc củng cố lại sự tương quan về điện giữa các phần tử trong mạch điện, thao tác quy trình lắp đặt mạch điện, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, phát dụng cụ, thiết bị thực hành, cho học sinh thực hiện công việc, yêu cầu học sinh đánh giá chéo sản phẩm thực hành theo các tiêu chí, nhận xét, rút kinh nghiệm tiết học, vệ sinh. - Tiết 3: thực hành: bao gồm việc củng cố lại sự tương quan về điện giữa các phần tử trong mạch điện, cho học sinh thực hiện công việc, yêu cầu học sinh đánh giá chéo sản phẩm thực hành theo các tiêu chí, nhận xét, rút kinh nghiệm tiết học, công bố điểm thực hành, vệ sinh. - Hiệu quả của biện pháp: Việc phân chia cụ thể nội dung của mỗi tiết học giúp giáo viên xác định chính xác mục tiêu của mỗi tiết học và phân phối thời gian hợp lý cho từng hoạt động của tiết học. b) Giải pháp 2: Xác định mục tiêu cụ thể cho từng tiết thực hành - Mục tiêu bài học phải cụ thể, rõ ràng. - Nội dung học tập phải cốt lỏi, phải thiết yếu. - Qui định rõ kết quả của việc học tập. Trang 5
  4. d) Giải pháp 4: Xác định phương pháp, phương tiện dạy học cho từng hoạt động - Trên cơ sở nội dung, mục tiêu của tiết thực hành và phương án tổ chức các hoạt động dạy học đã được xác định, giáo viên cần tiến hành lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp cho từng hoạt động của tiết học nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội bài học của học sinh. - Giáo viên cần lưu ý 3 nguyên tắc “Đúng chỗ, đúng lúc, đúng liều lượng” khi lựa chọn phương tiện cho các hoạt động dạy học. - Hiệu quả của biện pháp: + Việc lựa chọn, xác định phương pháp dạy học cụ thể giúp giáo viên không bị bối rối khi lên lớp, góp phần mang lại hiệu quả dạy học như mong muốn. + Lựa chọn phương tiện và sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học giúp học sinh trực quan tốt hơn, giáo viên đỡ tốn quá nhiều công sức khi lên lớp và nâng cao hiệu quả giảng dạy. e) Giải pháp 5: Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật thực hành của học sinh Ban đầu có thể học sinh thực hiện các qui định của giáo viên vì sợ điểm số thấp nhưng lâu dần sẽ tạo cho học sinh thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể và dần dần hình thành nên ý thức và kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh. - Một số qui định cần thiết học sinh phải thực hiện trong giờ thực hành: + Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành; + Nghiêm túc chấp hành nội qui phòng thực hành và những qui định riêng của bộ môn. + Bảo quản tốt dụng cụ, thiết bị thực hành. + Tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động và an toàn điện. + Giữ gìn vệ sinh chung. + Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng làm việc tránh cãi vã, xô xát. Trang 7
  5. để chắc chắn rằng học sinh đang tập trung cao độ vào các thao tác mẫu của giáo viên. - Giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin quay video toàn bộ quá trình thao tác mẫu lồng vào bài giảng điện tử để khi lên lớp trình chiếu đoạn phim cho học sinh quan sát, giáo viên sẽ chỉ tập trung vào việc bao quát lớp và lưu ý nhắc nhở những học sinh không tập trung. Dù thao tác mẫu trực tiếp hay ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu thì giáo viên cũng cần phải thực hiện tiến trình thao tác mẫu như đã trình bày ở phần trên. - Hiệu quả của biện pháp: + Hệ thống lại các kiến thức lý thuyết cần thiết làm cơ sở cho quá trình thực hành của học sinh, giúp học sinh hạn chế được những sai sót thường gặp, nâng cao hiệu quả thực hành. + Tạo “động hình vận động” để học sinh quan sát và hình thành kỹ năng lắp đặt mạch điện. g) Giải pháp 7: Hình thành, rèn luyện kỹ năng thực hành - Giáo viên chọn (hoặc để nhóm tự chọn) một học sinh đảm nhận vai trò nhóm trưởng đại diện cho mỗi nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng cơ bản gồm có: + Phân chia việc làm cho các thành viên; + Phân công người giữ vật liệu thực hành của nhóm. + Nhận và nộp dụng cụ, thiết bị thực hành. + Đôn đốc các bạn làm việc. + Phân công thư kí của nhóm để ghi chép nội dung thực hành cũng như kiểm tra chéo sản phẩm. + Nhắc nhở các bạn làm vệ sinh (có thể miễn lao động cho người giữ vật liệu, dụng cụ thực hành). + Nhắc nhở các bạn giữ trật tự trong nhóm. Trang 9
  6. - Yêu cầu cả lớp tập trung chú ý quan sát, giáo viên tiến hành vận hành các mạch điện để học sinh nhận xét các sản phẩm đúng hay sai nguyên lý. - Sau đó giáo viên tiến hành nhận xét đánh giá chung các sản phẩm của mỗi nhóm. - Tuyên dương, phê bình, nhắc nhở cụ thể từng cá nhân của mỗi nhóm để các em phấn đấu hơn trong tiết học tới. - Rút kinh nghiệm chung về thái độ học tập, hiệu quả công việc, những sai sót học sinh mắc phải trong quá trình thực hành - Hiệu quả của biện pháp: + Phát huy vai trò chủ động của học sinh trong giờ học + Tạo niềm tin cho học sinh, làm động lực cho học sinh phấn đấu. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Dễ dàng trong việc triển khai thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm đang trình bày nói chung không nặng tính lí luận mà chủ yếu đi vào thực tế giảng dạy. Do đó, mọi giáo viên đều có thể áp dụng ngay trong công việc của bản thân tại bất kì đơn vị nào, hoặc rút ra được trong đó một vài điểm mà mình tâm đắc để thực hiện. Có thể ứng dụng linh hoạt sáng kiến kinh nghiệm vào dạy thực hành đối với tất cả các môn học khác trong phạm vi tất cả các trường ở huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Đối với học sinh: + Học sinh đã tự tin tham khảo ý kiến giáo viên và thể hiện sự sáng tạo của bản thân; + Phát triển kỹ năng thực hành làm việc nhóm có hiệu quả. + Học sinh tự tin sáng tạo, hoà đồng cùng tập thể và yêu thích môn học; - Đối với giáo viên: + Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy bộ môn. Trang 11
  7. Sau khi áp dụng các giải pháp, chỉ qua học kì, các lớp tôi giảng dạy đã có sự chuyển biến rõ rệt: Về học sinh yếu bộ môn GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM 137(74,86 %) 39( 21,31 %) 6(3,28 %) 1 (0,55%) 0(0,0 %) Đó là kết quả đạt được bằng số liệu, tuy nhiên điều quan trọng hơn là ý thức học tập ngày tốt hơn, nhiều em rất thích học Công Nghệ, các em trở nên năng động hơn, tích cực trong học tập. Điều đó là động lực giúp nhiều cho giáo viên tự tin khi dạy môn học này đặc biệt là chất lượng ngày cao. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ Trung học cơ sở. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. - Sách giáo khoa môn Công Nghệ trung học cơ sở. - Tạp chí giáo dục khoa học. Tôi xin cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật. Tân Bình, ngày 02 tháng 01 năm 2020 Trang 13