Ngân hàng câu hỏi Lịch sử 9 học kì 1 - Năm học 2018-2019

I/ Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Sự tăng trưởng của nền kinh tế Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 được thể hiện qua sự kiện nào?

  1. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  2. Sản xuất công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
  3. Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng.
  4. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 2: Đầu những năm 70 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xếp ở vị trí nào trên thế giới?

       A. Thứ nhất thế giới.                                      C. Thứ ba thế giới.

       B. Thứ hai thế giới.                                        D. thứ tư thế giới.

docx 9 trang lananh 18/03/2023 1960
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Lịch sử 9 học kì 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_lich_su_9_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi Lịch sử 9 học kì 1 - Năm học 2018-2019

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 - HKI A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: I/ Câu hỏi nhận biết: Câu 1: Sự tăng trưởng của nền kinh tế Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 được thể hiện qua sự kiện nào? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Sản xuất công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. C. Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 2: Đầu những năm 70 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xếp ở vị trí nào trên thế giới? A. Thứ nhất thế giới. C. Thứ ba thế giới. B. Thứ hai thế giới. D. thứ tư thế giới. Câu 3: Năm 1973, cuộc khủng hoảng nào tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị của Liên Xô? A. Dầu mỏ. C. Lương thực. B. Kinh tế. D. Tài chính. Câu 4: Mục đích của việc đề ra đường lối cải tổ ở Liên Xô là A. nhằm đưa đất nước phát triển. B. nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng. C. ngăn chặn phong trào đấu tranh của công nhân. D. ngăn chặn các thế lực chống đối. Câu 5: Nửa sau thế kỉ XX, khu vực nào ở châu Á diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước nước đế quốc? A. Đông Nam Á, Nam Á. B. Đông Nam Á, Trung Á. C. Đông Nam Á, Bắc Á. D. Đông Nam Á, Tây Á (Trung Đông). Câu 6: Ngày 1/10/1949 ở Trung Quốc xảy ra sự kiện gì? A. Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. B. Cuộc chiến tranh lật đổ tập đoàn quân phiệt. C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. D. Công cuộc cải cách - mở cửa. Câu 7: Nước nào trong khu vực Đông Nam Á không là thuộc địa của thực dân phương Tây A. Malaixia. C. Việt Nam B.Thái Lan. D. Lào. Câu 8: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức ra đời nhằm cùng nhau hợp tác trên lĩnh vực A. kinh tế - Văn hóa. C. kinh tế - quân sự. B. quân sự - chính trị. D. kinh tế- chính trị Câu 9: Trong các biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau CTTG II đến nay biến đổi nào là quan trọng nhất? A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. B. Tất cả các nước đều gia nhập ASEAN. C. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh . D. Nhiều nước mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước trong và ngoài khu.
  2. III/ Câu hỏi vận dụng: Câu 1: Theo em, đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV? A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa. B. “Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới. C. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế. D. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất. Câu 2: Em đánh giá thành tựu nào là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giớ thứ hai? A. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mĩ. B. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ. C. Năm 1961, là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. D. Đến đầu thập kỉ 70 (TK XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Câu 3: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới? A. Là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới. B. Tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới. C. Mất đi chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. D. Tác động to lớn đến phong trào đấu tranh vì độc lập. Câu 4: Theo em, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là do A. Sự sụp đổ của chế độ XHCN. B. Sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học. C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm. D. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội. Câu 5: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu lục thức tỉnh"? A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. B. Nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến. C. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập. D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Câu 6: Vì sao nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”? A. Một cao trào giải phóng dân tộc diễn ra ở châu Á. B. Hầu hết các nước châu Á đã giành được độc lập. C. Châu Á có nhiều nước giữ vị trí chiến lược quan trọng. D. Một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Câu 7: Bài học rút ra từ sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì ? A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. Chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa. C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin. D. Có quá trình chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng, chớp thời cơ. Câu 8: Cơ hội của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN là. A. hội nhập, giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt. B. tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. C. có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển.
  3. * Ý nghĩa: Mở ra kỉ nguyên mới với nhân dân Cu Ba: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cu Ba trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh và cắm mốc đầu tiên của CNXH ở Tây bán cầu. Câu 3: Sau CTTG II, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó? Gợi ý trả lời: * Hoàn cảnh Mĩ không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che trở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất. Mặt khác, nhờ chiến tranh, Mĩ thu được nhiều lợi từ việc buôn bán vũ khí cho hai bên. Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ nghĩa. * Sự phát triển kinh tế Mĩ - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của toàn thế giới: + Công nghiệp: Chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới. + Nông nghiệp : Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại. + Tài chính: Chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới. + Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân. * Nguyên nhân: + Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng đông sáng tạo. + Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, buôn bán vũ kí cho hai bên để kiếm lời + Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm + Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao. + Vai trò điều tiết của nhà nước, đây là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự phát triển kinh tế Mĩ. + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi - Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái khủng hoảng, chi phí quân sự lớn, chênh lệch giàu nghèo Câu 4: Sau CTTG II, nền kinh tế Nhật phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó? Gợi ý trả lời: a. Thuận lợi + Chính phủ Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ. + Nhờ những đơn đặt hàng "béo bở" của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Đay được coi là "ngọn gió thần" đối với kinh tế Nhật. b. Thành tựu - Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa:
  4. Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước, hiện nay số nước thành viên của liên minh châu Âu đã là 27 nước. Câu 6: Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì? Em hãy nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết? Gợi ý trả lời: a. Hoàn cảnh ra đời + Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc. + Từ 25 - 4 đến 26-4-1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan phran-xi-xcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. b. Mục đích và nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc + Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. + Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. + Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, và nhân đạo. c. Vai trò Liên Hợp Quốc Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc: + Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. + Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. + Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia. + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liên hợp quốc. • Việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân VN: - Chăm sóc bà mẹ trẻ em, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, chống thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS - Chương trình phát triển LHQ UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ UNICCEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA giúp 86 triệu, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD Câu 7: Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? Gợi ý trả lời: Năm 1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus và Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba- chốp có cuộc gặp gỡ tại Man - Ta (Địa Trung Hải), hai bên cùng bàn và đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh. * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay + Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
  5. Trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt được những thành tựu kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng. c. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật * Tích Cực + Cách mạng khoa học-kĩ thuật đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. + Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động. + Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần. + Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở. + Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng quốc tế hoá cao. * Tiêu cực: + Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. + Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội Hết