Ngân hàng câu hỏi môn Ngữ văn 7 - Học kì I

                                                         Học kì I

Câu 1Trong văn bản “Cổng trường mở ra” có câu  viết “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Đã sáu năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? 

                                                                                                         (Thông hiểu 2đ)

Đáp án.Yêu cầu HS nêu được những ý cơ bản

  + Ở trường, thầy cô đã đem lại cho em những tình cảm, tình bạn, tình thầy trò…

  + Trường học là nơi đã cung cấp cho em những tri thức khoa học, bồi dưỡng tư tưởng, đạo lí…để em có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

Câu 2Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em hiểu và thấm thía sâu sắc nhất điều gì? (viết vài câu ngắn gọn)   

                                                                                                           (Vận dụng 2đ)

Đáp án. Tùy vào nhận thức của mỗi em và có những cách viết khác nhau, song cần thể hiện được nội dung cơ bản sau:

  • Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
  • Sự  nghiêm khắc của cha mẹ là cần thiết khi con mắc lỗi

Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép dưới đây.

Các từ: mặt mũi,  bút bi, bàn ghế, áo mưa, xanh biếc, suy nghĩ, thước kẻ, giang sơn

doc 4 trang lananh 18/03/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi môn Ngữ văn 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docngan_hang_cau_hoi_mon_ngu_van_7_hoc_ki_i.doc

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi môn Ngữ văn 7 - Học kì I

  1. MỘT SỐ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7 Học kì I Câu 1. Trong văn bản “Cổng trường mở ra” có câu viết “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Đã sáu năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? (Thông hiểu 2đ) Đáp án. Yêu cầu HS nêu được những ý cơ bản + Ở trường, thầy cô đã đem lại cho em những tình cảm, tình bạn, tình thầy trò + Trường học là nơi đã cung cấp cho em những tri thức khoa học, bồi dưỡng tư tưởng, đạo lí để em có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Câu 2. Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em hiểu và thấm thía sâu sắc nhất điều gì? (viết vài câu ngắn gọn) (Vận dụng 2đ) Đáp án. Tùy vào nhận thức của mỗi em và có những cách viết khác nhau, song cần thể hiện được nội dung cơ bản sau: - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. - Sự nghiêm khắc của cha mẹ là cần thiết khi con mắc lỗi Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép dưới đây. Các từ: mặt mũi, bút bi, bàn ghế, áo mưa, xanh biếc, suy nghĩ, thước kẻ, giang sơn (Nhận biết 2đ) Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Đáp án: Từ ghép chính phụ: bút bi, thước kẻ, áo mưa, xanh biếc Từ ghép đẳng lập: mặt mũi, suy nghĩ, giang sơn, bàn ghế Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng năm học mới của em, có sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ. (Vận dụng 3đ) Đáp án. Yêu cầu HS viết được đoạn văn ngắn có nội dung cơ bản sau. - Tâm trạng của em khi đón chào ngày khai trường - Sự chuẩn bị quần áo, sách vở - Khung cảnh ngôi trường hôm khai giảng - Các bạn của em như thế nào? Câu 5. Qua Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn gửi đến mọi người điều gì? (Vận dụng 3đ) Đáp án. Tùy vào khả năng của mỗi HS sinh, song cần có nội dung cơ bản sau: - Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng - Mọi người hãy cố gắng bảo vệ, giữ gìn - Không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại đến tỉnh cảm gia đình Câu 6. Bài ca dao “ Công cha như núi ngất trời
  2. Đáp án. B. Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ - Yêu cầu HS chép đúng nội dung và hình thức bài thơ. Câu 11. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. (Thông hiểu 2đ) Đáp án. -Giống: Cùng được dùng để miêu tả tâm trạng và để kết thúc bài thơ -Khác: . Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà, nói lên tình bạn đậm đà thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện về vật chất. Đó chính là cái cười xòa, là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. . Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua đèo Ngang lại tô đậm thêm sự lẻ loi đơn chiếc của mình. Câu 12. Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ sau đây: A. Mắt nhắm mắt mở B. Chân cứng đá mềm C. Chân ướt chân ráo D. Buổi đực buổi cái (Nhận biết 1đ) Đáp án. A. nhắm, mở. B. cứng, mềm C. ướt, ráo. C. đực, cái Câu 13. Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa. (Vận dụng 2đ) Đáp án. - Yêu cầu đoạn văn viết phải nói được tình cảm của em đối với quê hương, có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa. Câu 14. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) A. Bàn (danh từ) – Bàn (động từ) B. Năm (danh từ) – Năm (số từ) (Vận dụng 2đ) Đáp án. HS đặt câu đúng ngữ pháp, chính tả có sử dụng hợp lý cặp từ đồng âm. Ví dụ: Anh Bàn đang bàn bạc việc làm nhà mới. Năm học này tôi được mẹ tặng năm bộ quần áo đẹp. Câu 15. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau. A. Khẩu phật tâm xà. B. Thâm căn cố đế C. Bảy nỗi ba chìm D. Tắt lửa tối đèn (Thông hiểu 2đ) Đáp án. A. Miệng nói từ bi, thương người mà lòng thì nham hiểm, độc ác. B. Ăn sâu, bền chắc khó lòng thay đổi cải tạo được. C. Long đong, phiêu bạt, chìm nỗi D. Khó khăn, hoạn nạn giúp đỡ lẫn nhau Câu 16. Viết một đoạn văn biểu cảm bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.