Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non

Ngoài chữ viết, ngôn ngữ nói là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của bản thân qua lời nói. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, tiếp thu kinh nghiệm, tinh hoa của nhân loại xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Nhu cầu được giao tiếp với các bạn là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ hay đòi hỏi trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng. Nếu trẻ được chơi đùa thường xuyên với các bạn trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. ở trường trẻ được trẻ được giao tiếp và tương tác với các bạn cùng trang lứa, vừa giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp vừa mang đến cho trẻ niềm vui thực sự bổ ích. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
docx 13 trang lananh 14/03/2023 9240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1.Tên sáng kiến: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Ngoài chữ viết, ngôn ngữ nói là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của bản thân qua lời nói. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, tiếp thu kinh nghiệm, tinh hoa của nhân loại xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Nhu cầu được giao tiếp với các bạn là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ hay đòi hỏi trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng. Nếu trẻ được chơi đùa thường xuyên với các bạn trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. ở trường trẻ được trẻ được giao tiếp và tương tác với các bạn cùng trang lứa, vừa giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp vừa mang đến cho trẻ niềm vui thực sự bổ ích. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thực tế các bậc cha mẹ đều bận rộn lo toan cho cuộc sống, thời gian cha mẹ trò chuyện với trẻ còn ít, trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, điện thoại rất sớm chưa được sự chỉ bảo uốn nắn của người lớn nên vốn từ còn rất ít. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Trình độ nhận thức của trẻ trong lớp tôi không đồng đều do tháng tuổi chênh lệch nhau ( có cháu sinh tháng 1, 2, 3; có cháu sinh tháng 10, 11, 12, ) dẫn đến chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu
  2. 3 100% trẻ mới đi học năm đầu nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với các hoạt động của lớp. Khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ còn hạn chế. 40% trẻ chỉ nói được vài từ đơn giản. Bản thân chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, tạo tình huống cho trẻ thể hiện tình cảm và yêu cầu của bản thân bằng các âm từ. Khi trẻ phát âm sai cô chưa kịp thời điều chỉnh và sửa sai cho trẻ. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chưa phối hợp với giáo viên trong cách chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên chưa chú trọng lồng ghép phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động trong ngày, lựa chọn trò chơi vào hoạt động chưa phù hợp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: * Mục đích của giải pháp: Đề xuất một số biện pháp để thực hiện giúp trẻ nói mạch lạc tròn câu diễn đạt ý nghĩ của mình cho trẻ 24- 36 tháng tuổi ở trường mầm non. Đề ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Điểm khác biệt và tính mới của giải pháp: Trẻ đã phát âm được các âm khác nhau. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng, Đã biết sử dụng một số từ lễ phép với người lớn như: con cảm ơn cô, vâng, dạ. Giúp trẻ liên kết các từ với nhau tạo thành câu nói mạch lạc diễn đạt được ý muốn của mình. Giáo viên mạnh dạn tự tin lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động học tập, vui chơi.
  3. 5 Hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, khám phá thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Vì vậy tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện nhẹ nhàng, đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời. Ví dụ khi cho trẻ quan sát cây ăn quả cô có thể hỏi trẻ: Nhà của con có trồng cây ăn quả không? Con hãy kể những loại cây ăn quả mà con biết? Thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những điều cần thiết mà còn hấp dẫn dẫn trẻ bởi những điều kì diệu. Trẻ vừa khám phá vừa giao tiếp vốn từ cũng tăng dần theo thời gian. * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học. ● Phát triển ngôn ngữ qua giờ nhận biết. Thông qua giờ nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ xem xét đặc điểm, cấu tạo sự vật hiện tượng xung quanh, rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu. Ví dụ: Cho trẻ nhận biết con vịt, con gà. Khi cho trẻ nhận biết tôi chuẩn bị hình ảnh, video để trẻ được nhìn thấy và lặp lại tên con vật. Ngoài ra trẻ còn trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô. Qua nhận biết “con gà, con vịt” tôi còn mở rộng cho trẻ nhận biết thêm một số sự vật hiện tượng xung quanh. Ví dụ: Nhận biết quả xoài, quả cam. Để cung cấp từ cho trẻ cô chuẩn bị quả xoài, quả cam thật cho trẻ quan sát, sờ, ngửi và nếm thử. Đây là quả gì? Quả có màu gì? Có vị gì?
  4. 7 Giáo dục: Qua câu chuyện “thỏ con không vâng lời”, các con phải biết vâng lời ba mẹ, cô giáo và người lớn không được đi chơi xa một mình như vậy mới là bé ngoan nhé. Ngoài việc cung cấp thêm vốn từ cho trẻ thì việc sửa lỗi nói lắp, nói ngọng là vô cùng quan trọng. Khi trẻ nói sai tôi sửa sai cho trẻ bằng cách nói mẫu và yêu cầu trẻ lặp lại. ● Thông qua giờ âm nhạc. Dạy hát cho trẻ là luyện âm thanh cho trẻ, bởi trẻ phải lắng nghe cẩn thận để cảm nhận giai điệu, nhịp điệu của bài hát. Ví dụ: Dạy trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”. Đầu tiên cô hát chậm rõ lời để trẻ cảm nhận được nhịp điệu và lời của bài hát. Sau đó dạy trẻ hát từng lời, từng câu. Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ. Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn tôi phải lựa chọn những bài hát phù hợp, thay đổi hình thức tổ chức hoạt động để thu hút được trẻ tham gia. ● Thông qua hoạt động phát triển vận động. Để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động phát triển vận động, kích thích trẻ nói tự giác, chủ động tôi tìm tòi những bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản có lời dẫn dễ thương, nội dung tập phù hợp với khả năng của trẻ. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản: “Bước vào các ô”. Tôi sẽ cho trẻ tập bài tập phát triển chung bằng cách giả làm đoàn tàu đi, chạy kết hợp các kiểu chân. Với bài tập vận động cơ bản “ Bước vào các ô” tôi vẽ ba ô với ba màu khác nhau (màu xanh, màu đỏ, màu vàng). Tôi giới thiệu tên vận động, giới thiệu dụng cụ vận động là những ô đã vẽ và hỏi trẻ lần lượt từng ô Đây là ô màu gì? (ô màu xanh ạ). Còn ô tiếp theo màu gì nhỉ? (màu đỏ ạ).
  5. 9 Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi. Khi các cháu ngồi vào bàn sẽ được nghe cô giới thiệu tên món ăn, trong món ăn có những gì, có lợi ích cho cơ thể ra sao. Trước khi ăn các cháu biết mời cô, mời các bạn. Trong quá trình ăn các cháu được nghe nhạc giúp ăn ngon miệng hơn. * Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhà trẻ, chỉ khi trẻ được ngủ đủ giấc mới có tinh thần sảng khoái hăng hái tham gia vào các hoạt động ở lớp. Để tăng thêm vốn từ cho trẻ trước khi trẻ ngủ tôi thường trò chuyện với trẻ một số vấn đề đơn giản như: Đến giờ ngủ trưa rồi các con ơi cùng đọc bài thơ “Giờ ngủ” với cô nào (trẻ vừa đọc vừa đi vào giường ngủ của mình). Vào giường đi ngủ Không nghịch đồ chơi Không gọi bạn ơi Không cười khúc khích Không ai tinh nghịch Giơ chân giơ tay Phải nằm cho ngay Mắt thì nhắm lại. Qua bài thơ trẻ biết đi ngủ không được nghịch đồ chơi, nói chuyện, trẻ biết nằm ngay ngắn, mắt nhắm lại. Cháu được nghe những lời ru ngọt ngào, du dương để dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Khi trẻ ngủ dậy tôi hỏi trẻ “các con ngủ có ngon giấc không?” Nếu trẻ nói “con ngủ không ngon giấc”. Tôi sẽ hỏi trẻ lí do vì sao. khi đó trẻ sẽ nói lên những vấn đề làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Như vậy
  6. 11 Luyện phát âm theo mẫu. Trẻ nhà trẻ còn nói lắp, nói ngọng, để phát triển ngôn ngữ tôi phải tỉ mĩ, kiên trì xây dựng mẫu câu cho trẻ tập nói từ đơn giản đến phức tạp và cho trẻ lặp lại nhiều lần. Nghe và chỉnh sửa phát âm cho trẻ đúng lúc, kịp thời để trẻ không thành thói quen nói sai, phát âm sai. Ví dụ: Trẻ nói con gà. Tôi xây dựng mẫu câu: Đây là con gà. Ngoài trò chơi vận động thì trò chơi dân gian giúp trẻ được nói thường xuyên hơn. Ví dụ: trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”. Trò chơi này trẻ vừa được vận động vừa đọc bài đồng dao. d. Kết hợp phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Gia đình là nền tảng của xã hội xác định được điều này tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuyên truyền đến phụ huynh bằng cách trao đổi trực tiếp hằng ngày thông qua giờ đón, trả trẻ. Tôi tìm hiểu khả năng giao tiếp của từng trẻ khi ở nhà như: trẻ hay mắc lỗi phát âm gì, hay nói ngọng từ nào, mức độ phát âm chuẩn xác hay không Để phối hợp với phụ huynh chặt chẽ hơn lớp tôi tạo nhóm trên zalo phụ huynh và giáo viên có thể trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp, khả năng nói của trẻ ở lớp như thế nào, trẻ có ưu điểm gì cần được khích lệ, có hạn chế gì cần được chú ý sửa chữa và rèn luyện. Ngoài ra chúng tôi còn trao đổi với nhau trong các cuộc họp phụ huynh để có giải pháp phù hợp với từng trẻ. Cuối tháng, thông qua sổ bé ngoan tôi đều ghi cụ thể tình hình sinh hoạt, học tập của trẻ ở trường. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để phát triển ngôn ngữ trẻ phải được nghe lời nói, bắt chước lời nói, chủ động nói. Nội dung phải hướng vào trẻ,
  7. 13 Các cháu rất phấn khởi, hào hứng tham gia học tập, trẻ mạnh dạn, tự tin, chú ý phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ của trẻ có tiến bộ: Trẻ ngoan, có nề nếp biết thể hiện ngôn ngữ của mình đúng lúc, đúng chỗ. Phụ huynh quan tâm đến con em nhiều hơn. * Kết quả đạt trên trẻ Nội dung Đầu năm % Học kì Ⅰ % Ghi chú Khả năng nghe hiểu lời nói 7/15 (46, 7%) 10/15 (66,7%) Khả năng nghe và nhắc lại 6/15 (40%) 11/15 (73,3%) các âm, các tiếng và các câu Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ 6/15 (40%) 8/15 (53,3%) phù hợp giao tiếp. Trẻ tự tin khi giao tiếp 5/15 (33,3) 8/15 (53,3%) Nhìn vào kết quả này tôi nhận thấy rằng qua sự tác động phù hợp trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Luôn lắng nghe những điều trẻ nói: Đôi lúc chúng ta sẽ không hiểu được hết những điều trẻ nói nhưng khi trẻ ngỏ ý muốn nói thì giáo viên sẽ lắng nghe xem trẻ muốn nói gì. Điều này kích thích trẻ nói nhiều và thành thạo hơn. 3.6. Tài liệu kèm theo 1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình – TS. Trần Thị Ngọc Trâm – TS. Lê Thu Hương – PGS. TS. Lê Thị Ánh Tuyết – Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, qua mạng internet. 2. Tài liệu chuyên môn. ngày tháng năm 2021