Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm
Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm học là quá trình tạo ra tri thức trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Học từ trải nghiệm trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống cho cá nhân, từ đó trẻ sẽ sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực và có khả năng suy nghĩ về những gì trải nghiệm, khái quát hóa các kinh nghiệm có được, kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan để trẻ có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận lâu hơn. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ, giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động giảng dạy. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn và sửa sai cho trẻ. Tại trường mầm non trẻ có cơ hội khám phá các góc chơi mở, môi trường học không còn gò bó trong lớp học mà mở rộng hoạt động học tại khu vườn trường, khu vận động của các lớp và cả những khu tham quan, du lịch trong hoạt động thực tế của trường.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_phat_h.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm học là quá trình tạo ra tri thức trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Học từ trải nghiệm trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống cho cá nhân, từ đó trẻ sẽ sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực và có khả năng suy nghĩ về những gì trải nghiệm, khái quát hóa các kinh nghiệm có được, kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan để trẻ có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận lâu hơn. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ, giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động giảng dạy. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn và sửa sai cho trẻ. Tại trường mầm non trẻ có cơ hội khám phá các góc chơi mở, môi trường học không còn gò bó trong lớp học mà mở rộng hoạt động học tại khu vườn trường, khu vận động của các lớp và cả những khu tham quan, du lịch trong hoạt động thực tế của trường. Trong thời gian qua, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện nhưng chưa sát sao và đầu tư đúng mức về phương pháp dạy sao cho thu hút và phát huy tính tích cực của trẻ. Chính vì vậy, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn, trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động trải nghiệm của giáo viên trong nhà trường. Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá những thứ xung quanh, việc giúp giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm là một trong những hình thức đổi mới cần thiết. Vì thế, tạo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Bằng trải nghiệm thực tế “Học bằng chơi – chơi mà học”, để tạo cho trẻ niềm hứng thú, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học. Hoạt động trải nghiệm dựa trên hình thức lấy trẻ làm trung tâm thực hiện tại 1
- b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: - Trẻ nhanh nhẹn, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm. - Trẻ được phỏng đoán, xem xét, quan sát và khám phá các sự vât, hiện tượng xung quanh bằng tất cả các giác quan. - Trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ. - Trẻ được kích thích trí tò mò luôn tìm hiểu và giải thích về các sư vật và hiện tượng xung quanh từ đó hình thành óc suy luận, khả năng phán đoán, tư duy. Chính những trò chơi, thí nghiệm sẽ nuôi dưỡng ước mơ nghiên cứu khoa học ngay từ giai đoạn này. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ So với giải pháp cũ thì giải pháp mới có nhiều điểm khác biệt như: - Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm sẽ giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp khả năng của trẻ, thiết kế hoạt động với một không gian thoáng mát sạch đẹp luôn thay đổi hình thức sáng tạo, linh hoạt trong nội dung đáp ứng được với điều kiện cho trẻ hứng thú tích cực hơn trong học và chơi, phát triển trẻ toàn diện, hình thành và phát triển nhân cách trẻ. - Trẻ có một môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn, được trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng. - Trẻ có kiến thức, kĩ năng bền vững qua từng hoạt động - Giờ hoạt động diễn ra nhẹ nhàng hấp dẫn sinh động. - Trẻ hứng thú tích cực thích tham gia hoạt động hơn. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: Căn cứ vào mục tiêu thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non và tình hình thực tế của trường, giáo viên căn cứ vào để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp. Qua quan sát, dự giờ, thăm lớp, tư vấn, góp ý, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp như sau: b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến Bước 1: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của trường và nắm bắt được đặc điểm, tình hình thực tế ở lớp, khả năng của trẻ phải luôn có sự chủ động, nhiệt tình. Từ đó, chúng tôi đã hướng dẫn giáo viên chủ động lập kế hoạch theo từng chủ đề phù hợp theo thực tế và từng lúc điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt. Mỗi chủ đề, giáo viên cần tìm tòi và ứng dụng một vài hoạt động để cùng trẻ trải nghiệm nhiều hơn. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng: Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm phải xác định được vai trò của hoạt động 3
- khai cho giáo viên nắm vững để thực hiện tốt. Bước 3: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là một dạng hoạt động giáo dục, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục trẻ được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu của trẻ. Qua thực tế chúng tôi đã giúp giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của trẻ trong hoạt động trải nghiệm và đạt được kết quả cao ở một số hình thức như: + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua hoạt động học: Việc học qua trải nghiệm giúp trẻ chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ đối với sự vật hiện tượng và mọi người xung quanh. Ở lĩnh vực phát triển nhận thức, với mục tiêu trẻ nhận biết các sản phẩm từ lá dừa, giáo viên đã tổ chức cho trẻ trải nghiệm bằng cách tạo ra các sản phẩm từ lá dừa như: đồng hồ, cào cào, chong chóng, con bướm, con cá, bông hoa Ngoài ra, giáo viên đã cho trẻ trẻ tham gia bữa tiệc buffet mang nhiều ý nghĩa, trong đó ý nghĩa về mặt dinh dưỡng: giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn mà còn có ý nghĩa tích cực rất lớn trong việc giáo dục và hình thành các kỹ năng, lịch sự trong văn hóa ẩm thực và sự hiểu biết của trẻ về thực phẩm và các món ăn mà trẻ yêu thích. Tập cho trẻ phong cách ăn uống văn minh, lịch sự, hiện đại. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt đối với trẻ mầm non nói riêng, những trò chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi bằng học, học mà chơi”. Trò chơi có những thuận lợi như: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo được bầu không khí thoải mái, tạo cho trẻ có tác phong nhanh nhẹn. Qua trò chơi thi đua “Đắp đê ngăn mặn” không những giúp trẻ rèn luyện được sức khỏe, tính nhanh nhẹn trong thi đua mà còn giúp trẻ có ý thức đối phó với tình hình xâm nhập mặn hiện nay. Tân dụng khu vận động của nhà trường giáo viên đã tổ chức cho trẻ một số trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ, phát huy tích tích cực chủ động của trẻ khi tham gia chơi. Hình 1: Trẻ thi đua chơi Đắp đê ngăn nước mặn xăm nhập 5
- + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua giao lưu: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho trẻ được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp trẻ có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập. Qua hoạt động giao lưu với các chú bộ đội nhân ngày 22/12, giúp trẻ hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của ngành Quân đội, những phẩm chất và năng lực cao quý của các chú bộ đội. Từ đó, giúp trẻ có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện. + Cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động lễ hội Vào đầu năm học, cán bộ quản lý chúng tôi đã bàn bạc và thống nhất giao cho Đoàn thanh niên tổ chức cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động lễ hội. Đoàn thanh niên tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức được một số lễ hội như: Ngày hội bé vui ẩm thực; Lễ hội mừng xuân; Mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Do điều kiện của nhà trường nên chỉ tổ chức được cho những trẻ khung chính tham gia, riêng trẻ khung lẻ sẽ tổ chức các hoạt động tại lớp. Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động này. + Cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động lao động Hoạt động lao động giúp trẻ hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động của mình. Việc tham gia vệ sinh vườn trường, sân trường, vệ sinh lớp học, môi trường xung quanh nhà trường sẽ giúp trẻ có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh chung. Hoạt động trồng và chăm sóc vườn hoa, vườn rau sẽ giúp trẻ yêu quý và trân trọng sản phẩm làm ra. Bước 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm Hiện nay trong trường mầm non chưa có kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm. Vì vậy khi cho trẻ trải nghiệm chúng tôi và giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để vận động phụ huynh đóng góp công sức, kinh phí, nguyên vật liệu để giúp trẻ trải nghiệm với nội dung phong phú hơn. Giáo viên còn tận dụng việc đón – trả trẻ để giới thiệu cho phụ huynh biết góc khám phá của lớp và vận động phụ huynh đóng góp những vật liệu cần thiết cho trẻ hoạt động. Ở hoạt động khám phá khoa học của lớp phụ huynh đã hỗ trợ kinh phí để mua các dụng cụ như ly, muỗng, bột, đường, để thực hiện thí nghiệm về sự hòa tan của nước. Hình 5: Bé khám phá khoa học về sự hòa tan của nước. Qua các buổi tham quan, dã ngoại hay tham gia giao lưu chúng tôi luôn huy động sự ủng hộ nhiệt tình của quý phụ huynh trong việc ủng hộ kinh phí để đi lại và 7