Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt trong hoạt động làm quen với toán

Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mầm non chưa có nhiều biểu tượng về toán. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học phù hợp với độ tuổi, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế và có sự phát triển để hướng tới một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

doc 8 trang lananh 04/03/2023 5480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt trong hoạt động làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt trong hoạt động làm quen với toán

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt trong hoạt động làm quen với toán”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giảng dạy mầm non. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mầm non chưa có nhiều biểu tượng về toán. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học phù hợp với độ tuổi, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế và có sự phát triển để hướng tới một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngay từ thuở nhỏ, trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ và các sự vật hiện tượng xung quanh. Tất cả những gì mà trẻ được nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm đơn giản nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. Vì vậy, trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen với toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu về biểu tượng toán cho trẻ. Trong năm học vừa qua và năm học 2018 – 2019 này, chúng tôi đều được phân công dạy khối chồi, được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Chợ Lách bồi dưỡng chuyên môn trong các buổi học chuyên môn, được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và tạo điều kiện trang bị cho lớp về cơ sở vật chất thu hút trẻ, được phụ huynh hỗ trợ nhiệt tình và bản thân chúng tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy mà việc giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán gặp nhiều thuận lợi hơn, với các phương pháp chúng tôi đã sử dụng khi áp dụng trên trẻ, giúp trẻ lớp chúng tôi và lớp bạn đồng nghiệp có nhiều hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen với toán, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. 1
  2. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Trước đó, khi áp dụng giải pháp cũ thì chúng tôi gặp không ít khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức về toán cho trẻ, trẻ chưa thật sự hứng thú trong giờ học, khả năng tiếp thu của trẻ chưa cao, sau khi áp dụng thêm một vài giải pháp mới thì việc dạy trẻ các biểu tượng về toán: chữ số, tạo nhóm, kích thước được thực hiện nhẹ nhàng và đạt kết quả cao hơn. b.3. Cách thực hiện giải pháp: Ghi nhận công việc đã thực hiện trong thực tế chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả khi áp dụng trên trẻ, thu thập số liệu trẻ trước và sau khi áp dụng giải pháp. b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến: Để giúp trẻ học tốt trong hoạt động làm quen với toán, ngoài các biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng trong hoạt động làm quen với toán ở năm học vừa qua thì năm nay chúng tôi tiếp tục áp dụng kết hợp thêm một số biện pháp mới nữa và chúng tôi tiến hành thực hiện các giải pháp cụ thể như sau: * Giải pháp 1: Xác định mục tiêu để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp Căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non, tình hình thực tế của lớp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chúng tôi đã bàn bạc thảo luận trong các buổi họp tổ, họp chuyên môn để lựa chọn mục tiêu dạy trẻ phù hợp. Với chủ đề “Thế giới thực vật”, trẻ đã biết đếm đến 4, nhận biết chữ số 4 và nhóm 4 thì chúng tôi quyết định lựa chọn mục tiêu dạy trẻ so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4. Với chủ đề “Tết và mùa xuân”, trẻ đã được làm quen với số 5 nên chúng tôi quyết định lựa chọn mục tiêu dạy trẻ tạo nhóm có số lượng 5 * Giải pháp 2: Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với toán Với phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm hiện nay, để trẻ thực sự hứng thú tham gia vào hoạt động thì giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, trẻ rất thích thú khi được cô giao việc. Nắm được đặc điểm đó của trẻ, chúng tôi luôn tạo cơ hội để trẻ học toán từ những đồ dùng trẻ tự tạo ra, tự trẻ mang đến. Khi tiến hành tiết dạy trẻ được sử dụng những đồ dùng trẻ tự làm, tự mang đến nên trẻ rất hào hứng, thích thú tham gia vào hoạt động. Với chủ đề động vật: Từ quả bàng, vỏ sò, vỏ nghêu cô làm con rùa, con cá. Sau đó nhờ trẻ cùng sơn màu. Cô cho trẻ thực hiện đếm số lượng với các con vật mà trẻ vừa làm dược. 3
  3. Hoặc cô yêu cầu mỗi trẻ chuẩn bị và mang đến cho cô một số quả mà trẻ có để khi lên tiết dạy đến phần luyện tập cô cho trẻ dùng chính những quả trẻ mang đến để học đếm và tạo nhóm theo yêu cầu của cô. Ở góc học tập, chúng tôi và trẻ cùng thống nhất với nhau khi vào góc toán chơi thì phải thực hiện các bài tập trên tường và làm thêm bài tập mới như tô màu, cắt dán đếm số lượng và ghi số tương ứng với tranh trẻ vừa cắt, chọn và ghép đôi các đối tượng chúng tôi nhận thấy trẻ hoạt động hứng thú với nhiều bài tập. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là “dễ nhớ, dễ quên". Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác. Cho nên chúng tôi tạo cơ hội cho trẻ được tham gia làm đồ dùng, đồ chơi và thường tạo ra các bài tập mới lạ ở góc để thu hút sự chú ý của trẻ và giúp trẻ củng cố, khắc sâu hơn kiến thức sẽ và đã học. Giải pháp 3: Sử dụng tối đa phương pháp dạy học tích cực Phát triển nhận thức cho trẻ qua việc dạy trẻ làm quen với toán nhằm cung cấp một số kiến thức ban đầu cho trẻ về toán. Chúng tôi đã cố gắng nắm bắt khả năng nhận thức của trẻ về nội dung của hoạt động, từ đó lựa chọn các hoạt động phù hợp với nhận thức, hứng thú của trẻ đồng thời thiết kế các hình thức tổ chức phù hợp, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Khi dạy trẻ định hướng trong không gian. Khi biết hầu hết trẻ trong lớp định hướng được phải - trái, trên - dưới, trước – sau của bản thân rất tốt, chúng tôi đã lên kế hoạch cho trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức bằng các trò chơi động – tĩnh luân phiên. Đối với những trẻ chưa nắm vững, chúng tôi đã lên kế hoạch dạy trẻ với hình thức đa số trẻ chưa biết và cần lưu ý củng cố, luyện tập cho trẻ ở các hoạt động, tình huống thích hợp. Để trẻ tham gia học tích cực cần có đồ dùng trực quan, đồ dùng phục vụ tiết dạy cho cô và trẻ: tranh, mô hình, vật thật. Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích sự hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của 5
  4. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, chúng tôi trao đổi với phụ huynh những mục tiêu trong Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non nói chung và hoạt động làm quen với toán nói riêng để phụ huynh nắm bắt được và kết hợp với giáo viên trong việc dạy kiến thức cho trẻ. Trình bày những khó khăn mà nhà trường cũng như lớp chúng tôi gặp phải để từ đó tranh thủ được sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình từ phía phụ huynh, nhất là trong việc rèn kiến thức toán cho trẻ. Việc kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh là không thể thiếu vì có sự kết hợp đó giúp trẻ được luyện tập nhiều hơn, từ đó vốn hiểu biết của trẻ phong phú và đa dạng hơn. Vì trẻ được cha mẹ thường xuyên cung cấp và củng cố những kiến thức toán đã học ở lớp thì giúp trẻ khắc sâu hơn. Trẻ lứa tuổi này tư duy trực quan là chủ yếu nên trẻ cần có những đồ dùng, đồ chơi để trẻ trực tiếp quan sát, trải nghiệm thì trẻ mới hiểu, mới nhận thức sâu hơn. Do đó, ngoài việc nhờ phụ huynh hỗ trợ rèn kiến thức cho trẻ, chúng tôi còn vận động phụ huynh gom góp các nguyên vật liệu để làm những đồ dùng đồ chơi thu hút trẻ. Từ đó chúng tôi đã cải thiện được môi trường học tập cho trẻ, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hào hứng . 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Đề tài này không chỉ áp dụng có hiệu quả ở các khối lớp chồi mà còn áp dụng cho cả khối lớp mầm, lớp lá ở trường Mầm non và còn áp dụng được với các đơn vị trường bạn. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cũng như khi áp dụng vào thực tế đã giúp trẻ lớp chúng tôi nói riêng và lớp bạn đồng nghiệp nói chung có sự tiến bộ rõ trong hoạt động làm quen với toán. Trẻ không còn thụ động mà hứng thú, tích cực, mạnh dạn hơn khi tham gia vào các hoạt động làm quen với toán. Từ đó, trẻ học tốt hơn, tiếp thu nhanh hơn. Sau khi áp dụng sáng kiến này, số trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán tăng lên rõ rệt, chúng tôi thu được kết quả như sau: - Số lượng trẻ chưa học tốt hoạt động làm quen với toán trước khi áp dụng giải pháp: 60 trẻ, tỉ lệ 100%. - Số lượng trẻ chưa học tốt hoạt động làm quen với toán sau khi áp dụng giải pháp giảm xuống còn: 13 trẻ, tỉ lệ 21.6% 7