Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm được tốt hơn

Sở dĩ chúng ta đã biết, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, từ lâu ngành giáo dục chúng ta luôn đề cập và quan tâm rất nhiều. Đặc biệt trong giảng dạy, giáo dục kĩ năng sống trong các môn học không phải là vấn đề mới mẻ thực chất bản thân chúng ta đã thực hiện từ rất lâu thế nhưng khi giảng dạy cho các em, chúng ta thường chỉ quan tâm đến lí thuyết sách vở là chính, còn hoạt động kĩ năng sống của các em thì rất hạn chế. Vì thế có những học sinh rất giỏi, rất thông minh, viết văn rất hay nhưng không dám mạnh dạn phát biểu, không dám thể hiện trước tập thể, không thích giao tiếp với các bạn hoặc có những học sinh hay đánh bạn, có em học đến lớp 2 mà vẫn nhờ đến cha mẹ phục vụ cá nhân,…Vậy lỗi là do ai, chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng nêu trên? Theo tôi tự nhận thấy ở những mặt làm được và chưa làm được như sau:
doc 11 trang lananh 04/03/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm được tốt hơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_giao_duc_ki_nang_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm được tốt hơn

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực HĐ ghi): 1.Tên sáng kiến: “Một số giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm được tốt hơn.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Sở dĩ chúng ta đã biết, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, từ lâu ngành giáo dục chúng ta luôn đề cập và quan tâm rất nhiều. Đặc biệt trong giảng dạy, giáo dục kĩ năng sống trong các môn học không phải là vấn đề mới mẻ thực chất bản thân chúng ta đã thực hiện từ rất lâu thế nhưng khi giảng dạy cho các em, chúng ta thường chỉ quan tâm đến lí thuyết sách vở là chính, còn hoạt động kĩ năng sống của các em thì rất hạn chế. Vì thế có những học sinh rất giỏi, rất thông minh, viết văn rất hay nhưng không dám mạnh dạn phát biểu, không dám thể hiện trước tập thể, không thích giao tiếp với các bạn hoặc có những học sinh hay đánh bạn, có em học đến lớp 2 mà vẫn nhờ đến cha mẹ phục vụ cá nhân, Vậy lỗi là do ai, chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng nêu trên? Theo tôi tự nhận thấy ở những mặt làm được và chưa làm được như sau: * Ưu điểm: + Về giáo viên: - Thực hiện và phát huy hơn nữa những kinh nghiệm rút kết được từ bản thân và đồng nghiệp. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên được tập huấn bồi dưỡng chương trình giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy và giáo dục. - Nhà trường luôn tạo điều kiện để làm và sử dụng đồ dùng dạy học. 1
  2. trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường, là công dân tốt của xã hội. Đặc biệt sẽ trang bị cho các em có đủ hành trang tự vươn lên trong cuộc sống sau này. Chính vì thế chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp nhằm giáo dục tốt kĩ năng sống cho học sinh lớp chúng tôi chủ nhiệm nói riêng và các lớp chủ nhiệm khác của các cấp học nói chung. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Theo chúng tôi việc giáo dục kĩ năng sống cho các em không những giáo dục trong các phân môn và nhất là trong môn Đạo đức mà còn có thể giáo dục trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của các em trong lớp theo hướng “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh”. Đó là việc làm mà mỗi giáo viên chủ nhiệm nào cũng thực hiện, riêng bản thân chúng tôi tìm “Một số giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm chúng tôi.” được xây dựng trên cơ sở tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế ở trên để góp phần giúp học sinh giảm bớt khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức, cũng như trong cách ứng xử giao tiếp Đăc biệt, chúng tôi luôn tìm hiểu thêm hoàn cảnh gia đình, tâm lí lứa tuổi, đặc điểm, tính cách, khả năng thích ứng của học sinh. Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ kĩ năng sống của bản thân. Từ đó, các em có thể thực hiện được các kĩ năng sống hằng ngày mà các em phải gặp, phải tiếp xúc. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: (so sánh giữa cách làm cũ và cách làm mới). - Cách làm cũ: Dựa trên lí thuyết nhiều hơn, bám sát vào nội dung các môn học, tìm hiểu khả năng thích ứng của học sinh trong giờ học. - Cách làm mới: Ngoài cách làm cũ, bản thân giáo viên tăng cường học hỏi rút kinh nghiệm sống ở đồng nghiệp và bản thân để có thể truyền lại cho học sinh. Đặc biệt tìm hiểu rõ về tâm lí, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm, tính cách, khả năng thích ứng của học sinh để giáo viên có điều kiện thuận lợi giúp các em nắm bắt và bộc lộ kĩ năng sống của mình một cách tốt hơn. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: Bước đầu bản thân chúng tôi tìm đọc tài liệu, tìm hiểu cách soạn bài giảng, khảo sát thực tế nắm bắt tình hình. 3
  3. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng từng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ kĩ năng sống từ sớm thì các em sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. - Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng cần được thông tin đến phụ huynh để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với con em mình, cùng với giáo viên thực hiện, theo dõi, ủng hộ động viên các em. Nếu được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hoàn thiện hơn. - Bên cạnh người giáo viên cần tìm hiểu kĩ các giai đoạn hình thành của một bài học có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nhất là phân môn Đạo đức giúp các em học tập nhẹ nhàng thoải mái và thích thú hơn. Sau đây là các giai đoạn dạy và học kĩ năng sống trong các phân môn, kết hợp giáo án minh họa một hoạt động có tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em trong phân môn Đạo đức cũng như các môn học khác đều trải qua 4 giai đoạn. a. Giai đoạn 1: Khám phá. - Tìm hiểu kỹ năng hiểu biết của người học về những việc hoặc sự kiện diễn ra trong cuộc sống. - Giáo viên đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề . - Học sinh cần chia sẻ, phản hồi, xử lí thông tin. b. Giai đoạn 2: Kết nối. - Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và cái “chưa biết”. - Giáo viên là người hướng dẫn. - Học sinh là người phản hồi, trình bày quan điểm c. Giai đoạn 3: Vận dụng. 5
  4. II. Chuẩn bị - GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1. - HS: Vở bài tập Đạo đức. III. Các hoạt động dạy – học : Tiết 1 (Hoạt động 1) TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 10’ Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học * Mục tiêu: RKNS: Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Hs đi tham quan theo hướng - Cho hs đi tham quan sân trường, dẫn. vường trường. - Hs làm phiếu học tập và đại - Thực hành trên phiếu bài tập diện cá nhân trình bày ý kiến. 1) Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào? Sạch đẹp, thoáng mát. Bẩn, mất vệ sinh. - Ý kiến khác: - HS phát biểu. 2) Sau khi quan sát, em thấy lớp em ntn? GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong phiếu bài tập của hs. Kết luận: Các em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch đẹp. Giúp chúng ta có sức khỏe tốt và học tập mau tiến bộ. Bên cạnh các giai đoạn hình thành kĩ năng sống cho học sinh, người giáo viên cần tìm hiểu thêm một số phương pháp dạy như thế nào để giúp các em tiếp 7
  5. - Sau khi khảo sát sự mạnh dạn của các em, tôi phân loại đối tượng và sắp xếp chỗ ngồi thích hợp cho các em. Em mạnh dạn ngồi gần em hơi nhút nhát để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau. - Trong lúc học sinh làm việc trong nhóm giáo viên có thể đến từng nhóm giúp đỡ, động viên những em nhút nhát, tập cho các em trả lời các câu hỏi đơn giản. Song các câu hỏi thảo luận phải có câu hỏi dễ dành cho các em nhút nhát phát biểu. Nhóm trưởng và thư kí luôn ghi nhận ý kiến của các bạn dù là những ý kiến đơn giản, để khích lệ động viên bạn hòa đồng, mạnh dạn hơn trong phát biểu. - Khi trình bày kết quả thảo luận trước lớp, giáo viên cần gọi các em nhút nhát trả lời trước những câu hỏi đơn giản, sau đó động viên tinh thần em đó bằng một tràng vỗ tay khích lệ giúp em tự tin để ngày càng gần gũi nhau hơn, không còn ngại ngùng trước đám đông. Cuối cùng là những em thư kí hoặc nhóm trưởng trình bày trọn vẹn phần thảo luận của nhóm mình. Từ đó giúp cho lớp học đi từ nhẹ nhàng, gần gũi đến tích cực và sinh động hơn. - Bước đầu các em làm việc cùng nhau hơi khó khăn, giáo viên nên cố gắng tích cực thường xuyên để giúp các em dần dần có thói quen. Từ đó, tạo cho các em có niềm tin trong học tập, mạnh dạn trong giao tiếp, hứng thú trong sinh hoạt không còn ngần ngại, chán nản mỗi khi đến giờ học không những trong môn Đạo đức mà cả trong các môn học khác. - Giáo viên cần động não đưa ra nhiều tình huống yêu cầu các em tự tổ chức giải quyết dưới sự theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn của giáo viên. - Khi học sinh bày tỏ ý kiến của mình, giáo viên nên tôn trọng ý kiến của các em. Sau đó cân nhắc xem xét hướng các em đi đến cách ứng xử hay hơn. - Nhắc nhở học sinh không phân biệt đối xử nên hòa đồng, động viên các bạn cùng nhau học tập. Sắp xếp đôi bạn cùng tiến. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Với đề tài “Một số giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm được tốt hơn”. Bản thân chúng tôi đã vận dụng có thể áp dụng tương tự ở các lớp của bậc Tiểu học và nhất là những lớp đầu cấp như lớp 2 chúng tôi chủ nhiệm. Bên cạnh cũng có thể vận dụng tốt cho cấp bậc Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông. Tôi nghĩ với sáng kiến kinh nghiệm này, ở năm học sau có thể phổ biến rộng ra cho các đồng nghiệp cùng khối nói riêng và các đồng nghiệp khác khối của trường Tiểu học nói chung. Đồng thời cũng có thể áp dụng 9
  6. Tôi hy vọng với một chút kinh nghiệm nhỏ bé này sẽ phần nào giúp cho đồng nghiệp gỡ rối trong công tác chủ nhiệm cũng như việc giảng dạy giáo dụ kĩ năng sống cho học sinh lớp mình. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không - Bản vẽ, sơ đồ: (bản) - Bản tính toán: (bản) - Các tài liệu khác: (bản) Chợ Lách, ngày 16 tháng 02 năm 2019 11