Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Theo điều lệ Tr­ường tiểu học qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nê
doc 14 trang lananh 17/03/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

  1. Trường TH Bảo Thuận Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP A- PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI. Theo điều lệ Trường tiểu học qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh như: game bạo lực, internet. bởi sự mưu sinh của gia đình Đặc trưng địa phương là vùng sâu, vùng xa, gia đình sống chủ yếu bằng nghề biển như: đi ghe xa nhà, làm đập, đi lưới nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng “ yêu nghề mến trẻ ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải có một biện pháp quản lý, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp phải chủ đạo phối kết Người thực hiện : Dương Thành Đô Trang 1
  2. Trường TH Bảo Thuận Sáng kiến kinh nghiệm - Trên cơ sở đó đề xuất một số kinh nghiệm nhằm làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn, phải biết linh hoạt trong mọi tình huống. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ học sinh. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp : - GVCN là người quản lý giáo dục học sinh toàn diện 1 lớp. GVCN không những nắm được những chỉ số quản lí hành chánh như : Tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ của học sinh về học lực và hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện kĩ năng của mỗi học sinh. - Ngoài ra GVCN phải có những tri thức cơ bản về tâm lí, giáo dục học và phải có hàng loạt kĩ năng sư phạm: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh. GVCN cần đặc biệt quan tâm đến việc quản lý học tập, quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. - GVCN lớp là cái cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Người thực hiện : Dương Thành Đô Trang 3
  3. Trường TH Bảo Thuận Sáng kiến kinh nghiệm 2. Khó khăn: - Trong quá trình giảng dạy và tình hình thực tế hiện nay lứa tuổi học sinh rất hiếu động, thích tìm hiểu và học hỏi những điều mới lạ. Môi trường sinh hoạt bên ngoài phức tạp, nhiều điểm vui chơi khó quản lý, - Một số phụ huynh đi ghe, làm đập thường xuyên xa nhà, ít có điều kiện quan tâm. Vì vậy việc học ở trường thì phần lớn khoán trắng cho trường, về nhà việc quản lí con em rất khó khăn. - Đa số HS hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện xóa đói giảm nghèo: Quế Anh, Hoài Thanh, Hiếu, Yến Linh, Hoàng, Đạt, Huyền, Nhung, Nhi - Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, đi ghe thời gian dài, mồ côi): Hoài Thanh, Lý, Văn, Thịnh, Đạt, Huyền, Hiếu, III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM QUẢN LÝ TỐT HỌC SINH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP. - Người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình với nghề nghiệp, không ngừng tự học, tự rèn để nâng cao năng lực, hưởng ứng cuộc vận động : “ Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”. Giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo và sẵn sàng phục vụ “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. Phấn đấu nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì tốt sĩ số, chống lưu ban bỏ học, hưởng ứng tốt các phong trào thi đua của nhà trường, của ngành. - Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp trước hết giáo viên phải nắm vững tình hình chung ngay sau khi nhận lớp thông qua điều tra cơ bản, khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh cá biệt về đạo đức, học sinh yếu. Giáo viên biết rõ từng đối tượng học sinh, Người thực hiện : Dương Thành Đô Trang 5
  4. Trường TH Bảo Thuận Sáng kiến kinh nghiệm biết giữ đúng luật đi đường, có tinh thần yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động. Hăng hái tham gia lao động tập thể, biết giữ gìn tài sản nhà trường, chăm sóc các chậu hoa trước phòng học và chăm sóc cây trong sân trường, tạo cảnh quan trường học “ Xanh - sạch - đẹp”. Giáo dục học sinh thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ, giáo dục học sinh phòng chống bệnh tật đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, tiêm ngừa đầy đủ và có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội. - Giáo viên tạo không khí vui tươi phấn khởi cho học sinh khi đến trường, giúp các em thấy được “ Mỗi ngày đến trường là môt ngày vui”. Trong giảng dạy giáo viên phải tôn trọng trò, trò kính thầy, thầy quý trò và trong kiểm tra đánh giá học sinh phải nghiêm túc, sáng suốt và công bằng. Từ đó giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, giáo viên tổ chức các phong trào thi đua ngay tại lớp có biểu điểm thi đua cụ thể thành lập tổ nhóm, đôi bạn học tập. Giáo viên phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu, hàng ngày đến lớp sớm 15 phút truy bài đầu giờ, thi đua vở sạch chữ đẹp, thi đua đạt điểm 10, xây dựng “đôi bạn” học ở lớp, “chia nhóm” học ở nhà. Chọn nhóm trưởng đầu giờ báo cáo lên giáo viên chủ nhiệm để giáo viên nắm bắt kịp thời việc thực hiện của các em và có biện pháp giáo dục, giao cho lớp phó học tập giải đáp những thắc mắc mà các em yếu chưa thông, nếu chỗ nào không giải thích được thì nhờ đến giáo viên chủ nhiệm. Hướng dẫn các em học tập ở nhà, xây dựng góc học tập đặt gần cửa sổ có đủ ánh sáng, có thời khoá biểu và thời gian biểu để chuẩn bị tốt các môn học trong ngày, đồ dùng học tập sắp xếp ngăn nắp và có thời gian cho các hoạt động khác. - Rèn cho học sinh trong giờ học phải giữ trật tự, chăm chú nghe giảng, chỗ nào không hiểu nhờ thầy cô giảng lại, phải hiểu bài và làm được bài tại lớp, phải chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Ở những tuần lễ đầu của năm học, các em rất thụ động, nhút nhát, làm cho tiết dạy trầm lặng, nhạt nhẽo, giáo viên mất đi hứng thú khi giảng bài. Tôi đã suy nghĩ và phát động phong trào thi đua học tập giữa các tổ, kết hợp với giáo viên Người thực hiện : Dương Thành Đô Trang 7
  5. Trường TH Bảo Thuận Sáng kiến kinh nghiệm vận động học sinh có nguy cơ bỏ học đến lớp học thường xuyên. Trường hợp học sinh nghỉ học 3 buổi không có lí do thì giáo viên trực tiếp đến nhà phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ và vận động học sinh đến lớp. Tránh trường hợp học sinh đi học nhưng không đến lớp. - Giáo viên gặp và trao đổi với phụ huynh, đối với những học sinh chậm tiến để nhà trường kết hợp cùng gia đình giáo dục học sinh tốt hơn, nâng dần chất lượng học tập của lớp. - Giáo viên thường xuyên kiểm tra sách vở của học sinh mỗi tháng để kiểm tra xếp loại “ Vở sạch chữ đẹp” của từng học sinh và công bố kết quả trước lớp. Cuối tháng báo cáo kết qủa học tập của học sinh về phụ huynh thông qua sổ liên lạc gia đình. Tuyên dương những học sinh có tiến bộ giúp các em phấn khởi cùng nhau thi đua thực hiệc tốt các nhiệm vụ của học sinh. - Giáo viên luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh để sớm phát hiện những chuyển biến của học sinh để có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện chữ viết : đúng, sạch, đẹp cho học sinh. - Ngoài ra giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tâp thể, ca hát, học nghi thức, trò chơi giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lòng tự hào về truyền thống cách mạng, truyền thống địa phương. - Phối hợp với phụ huynh những em gia đình có điều kiện nối mạng thi olympic Tiếng Anh và Toán để các em đủ điều kiện thi cấp trường, cấp huyện nhằm nâng dần chất lượng học tập, tìm ra những em có năng khiếu. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Qua những biện pháp trên vận dụng vào thực tế công tác chủ nhiệm lớp đã mang lại kết qủa rất khả quan : - Lớp tôi ngày càng tiến bộ rõ về học tập lẫn đạo đức, tác phong, không có hiện tượng nào vi phạm về nội qui lớp học, trường học, rất ngoan và lễ phép được Người thực hiện : Dương Thành Đô Trang 9
  6. Trường TH Bảo Thuận Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ. - Luôn gần gũi bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường, vận động cha mẹ có những hành động thiết thực hỗ trợ học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn. - Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay phải” của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh. - Để giúp cho các em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người giáo viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp - Mỗi giáo viên phải có tâm huyết với nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, khắc phục khó khăn, tất cả vì đàn em thân yêu. - GVCN cần phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của mình, thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. Công tác chủ nhiệm tốt giúp các em rụt rè, nhút nhát tự tin hơn, các em có hoàn cảnh khó khăn được bạn bè giúp đỡ tạo điều kiện học tập tốt hơn - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa ) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp trong các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường hoặc cấp trên tổ chức. Người thực hiện : Dương Thành Đô Trang 11