Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của 
nhà trường thì biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là vô cùng quan trọng. Đặt 
biệt là tình hình hiện nay, khi mà các em có chiều hướng suy thoái về đạo đức, 
chểnh mảng trong học tập.Như ở trường ta liên tiếp những năm vừa qua có một 
số  học sinh với thái độ không tôn trọng thầy ,cô còn tỏ ra mình là đại ca của các 
bạn.Tuy số lượng ít nhưng chúng ta không khéo giáo dục nó sẽ trở thành căn 
bệnh lây lan khó có thể trị được.Vậy đâu là nguyên nhân, giải pháp để ngăn chặn 
tình trạng trên.
pdf 20 trang lananh 17/03/2023 5180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_quan_li_lop_hoc_bang_cac_bien_phap_gia.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến : QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Chủ nhiệm 3. Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết : Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường thì biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là vô cùng quan trọng. Đặt biệt là tình hình hiện nay, khi mà các em có chiều hướng suy thoái về đạo đức, chểnh mảng trong học tập.Như ở trường ta liên tiếp những năm vừa qua có một số học sinh với thái độ không tôn trọng thầy ,cô còn tỏ ra mình là đại ca của các bạn.Tuy số lượng ít nhưng chúng ta không khéo giáo dục nó sẽ trở thành căn bệnh lây lan khó có thể trị được.Vậy đâu là nguyên nhân, giải pháp để ngăn chặn tình trạng trên. “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ”, câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta và hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai tiếp tục “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Đó cũng chính là khẩu hiệu của trường các trường THCS và cả THPT. Người giáo viên luôn tự hào trong sự nghiệp trồng người của mình nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh .
  2. 3 a. Khái niệm kỉ luật Theo từ điển tiếng Việt : kỉ luật là tổng thể những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với người vi phạm kỉ luật. Theo quan điểm của Cambell – nhà tâm lí học người Anh: Kỉ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp đỡ trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội, sự kỉ luật bao gồm : hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua kinh nghiệm vui tươi. Và hình phạt chỉ là một trong số những biện pháp của việc kỉ luật, thậm chí còn là biện pháp kỉ luật tiêu cực nhất. Như vậy, theo hai cách hiểu trên ta thấy kỉ luật là những quy định và hình phạt, song trong giáo dục cần đưa ra những kỉ luật có tác dụng giáo dục tích cực đến người học. b. Khái niệm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Theo như khái niệm trên cho ta hai cách hiểu về phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực . Thứ nhất, đó là biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật (ý thức tôn trọng nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục của nhà trường) ở học sinh một cách tích cực. Thứ hai, đó là biện pháp giáo dục bằng các hình thức kỉ luật có tác động một cách tích cực đến người học. * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Ở giải pháp cũ giáo viên có thói quen giáo dục học sinh bằng cách trừng phạt thể xác: đánh học sinh bằng tay hoặc roi, bắt học sinh dán băng keo vào miệng, tự vả vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp, bắt học sinh
  3. 5 các hình thức giáo dục cũng cần căn cứ vào đặc điểm đối tượng. Chú ý đặc điểm đối tượng là nguyên tắc quan trọng của giáo dục học. Tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh vừa là điều kiện vừa là một nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. - Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý, tính cách, năng lực, sức khỏe, năng lực phát triển trí tuệ, sở thích, nguyện vọng, năng khiếu, phẩm chất đạo đức của học sinh. Về hoàn cảnh sống, mối quan hệ với tập thể, bạn bè Qua đó để thấy mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, của tập thể lớp để phát huy và khắc phục. Trên cơ sở đó phát hiện những yếu tố mới, những mầm mống, những nhân tố tích cực để làm nòng cốt cho phong trào chung của lớp. - Để tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục, Giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng những cách: +Thông qua phiếu lý lịch đầu năm học, trong buổi đầu tiên lớp gặp Giáo viên chủ nhiệm trước khi bước vào năm học mới Từ phiếu lý lịch, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt kịp thời đặc điểm sơ lược của các em, đây cũng là cơ sở quan trọng để giáo viên chủ nhiệm lựa chọn Ban cán sự lớp – lực lượng nòng cốt và quan trọng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực. + Thông qua, giấy tờ cá nhân của học sinh (khai sinh , hộ khẩu ), phiếu học sinh do nhà trường chuẩn bị Từ giấy khai sinh hoặc hộ khẩu của học sinh chúng ta nắm bắt những thông tin chính xác hơn về học sinh, kịp thời sửa chữa những sai sót về lý lịch của các em. Kết hợp với tư liệu từ phiếu học sinh, chúng ta tổng kết những thông tin cần thiết về học sinh về mọi mặt, để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng. +Thông qua giấy tờ, hồ sơ, sổ sách của lớp.
  4. 7 năng giáo dục, cảm hóa của nhà trường với đối tượng này; sự vô trách nhiệm của cha mẹ học sinh, các qui định về mức độ kỉ luật quá mềm; sự e ngại ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường nên số học sinh này vẫn ngang nhiên tồn tại. Điều nguy hiểm là những tấm gương xấu này lại có khả năng lây lan, lôi kéo một bộ phận học sinh “lưng chừng”. Đây là những học sinh không chăm ngoan nhưng cũng chưa hư hỏng. Nếu thấy kỉ luật của nhà trường nghiêm thì số học sinh này sẽ khép mình trong khuôn khổ .Nhưng khi thấy những học sinh quậy phá mà chẳng bị nghiêm trị thì các học sinh này sẽ đua đòi, bắt chước để cuối cùng trở thành những học sinh hư. Do vậy, kỉ luật nghiêm khắc thì chỉ loại ra một số học sinh hư hỏng; kỉ luật không nghiêm thì sẽ làm hư luôn những học sinh chưa hư. -Làm thế nào để học sinh “tự giác” chấp hành nội qui, kỉ luật? Thuyết phục, cảm hóa, tác động bằng tình cảm để học sinh tự giác chấp hành nội qui thì nghe rất hay nhưng không thực tế. Với những học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập thì chẳng cần ai thuyết phục, cảm hóa cả; các em rất tự giác chấp hành nội qui. Nhưng với đa số học sinh việc chấp hành nội qui là do “sợ” bị kỉ luật. Muốn học sinh chấp hành nội qui trước tiên các em phải hiểu nội qui; phải biết điều gì được làm, điều gì không được làm; vi phạm mức độ nào là bị phê bình, kiểm điểm trước lớp, bị hạ hạnh kiểm; vi phạm mức độ nào là bị đưa ra Hội đồng kỉ luật Tất cả đều có trong Điều lệ, qui định của nhà trường nhưng học sinh lại không nhớ. Phải có những qui định thật rõ ràng, cụ thể và bắt học sinh học thuộc như người tham gia giao thông phải học thuộc luật giao thông .Để học sinh chấp hành tốt nội qui thì trách nhiệm không chỉ ở giáo viên chủ nhiệm; đó còn là sự cộng đồng trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Đoàn trường, phụ huynh học sinh Tất nhiên giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm chính nhưng như thế không có nghĩa là lãnh đạo trường, Đoàn trường không chịu trách nhiệm gì. - Các phương pháp quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục học sinh ý thức kỉ luật
  5. 9 là chưa đủ mà phải giúp cho bạn mình cùng tốt và làm cho những học sinh chưa tốt hiểu rằng việc mình vi phạm nội qui, lười học không chỉ mình chịu hậu quả mà còn làm cho các bạn khác cũng bị “vạ lây”. Muốn vậy, Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng nội dung và biểu điểm thi đua giữa các tổ để khen thưởng các tổ thi đua tốt và lấy kết quả thi đua tổ để định mức tỉ lệ phần trăm các xếp loại hạnh kiểm của những thành viên trong tổ. Ví dụ tổ xếp hạng nhất thì định mức là 80% học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt, hạng nhì định mức là 60%, hạng ba định mức là 40%, hạng chót định mức là 20% + Thứ tư là phối hợp với Phụ huynh học sinh như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian vừa có hiệu quả? Cách làm truyền thống là Giáo viên chủ nhiệm mời Phụ huynh học sinh vi phạm đến trường để trao đổi biện pháp giáo dục học sinh hoặc tìm đến nhà học sinh để gặp cha mẹ các em. Cách làm này tốn nhiều thời gian của cả hai bên do đó chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết. Cách thứ hai là liên lạc bằng điện thoại. Cách này tiện lợi nhưng tốn kém và đôi khi hiệu quả không cao (chẳng hạn như Phụ huynh học sinh gọi điện xin phép cho con nghỉ học ). Cách thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm lấy chữ kí mẫu của Phụ huynh học sinh vào đầu năm. Đơn xin phép nghỉ học của Phụ huynh học sinh phải có chữ kí xác nhận đúng mẫu của Phụ huynh . Những học sinh vi phạm nội qui, không thuộc bài đều phải làm bản tự kiểm trước lớp. Bản tự kiểm đó phải có ý kiến và chữ kí đúng mẫu của Phụ huynh học sinh . Như vậy học sinh sẽ không giả mạo được và Phụ huynh sẽ nhận được các thông tin về việc học tập cũng như hạnh kiểm của con em mình. - Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh +Chất lượng, hiệu quả của một giờ học nhìn từ phía học sinh: Một tiết học có chất lượng và hiệu quả thì bên cạnh vai trò của giáo viên còn có vai trò của học sinh bởi chính học sinh sẽ tạo tâm thế và cảm hứng cho tiết dạy của giáo viên. Một lớp học mà học sinh không thuộc bài cũ, không chuẩn bị bài mới, không tập trung nghe giảng, không đưa tay phát biểu thì giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình bao nhiêu cũng đành bất lực. Với những lớp mà học sinh
  6. 11 là một cố gắng lớn. Bởi vậy, Giáo viên chủ nhiệm nên phối hợp với Chi hội Phụ huynh học sinh có hình thức khen thưởng cho các học sinh có tiến bộ trong học tập như từ Trung bình lên Khá, Yếu lên Trung bình Để việc học tập của mỗi học sinh trở thành phong trào, Giáo viên chủ nhiệm cần cụ thể hóa các khâu học bài cũ, chuẩn bị bài mới, phát biểu xây dựng bài thành các chỉ tiêu cụ thể trong thi đua giữa các tổ. Những tờ tự phê bình hoặc kiểm điểm của các học sinh không thuộc bài phải được Phụ huynh xem và kí tên xác nhận. Như vậy, Phụ huynh có thể nắm được tình hình học tập của con em mình để phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục thích hợp. Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành vi đúng. Giáo viên cần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên không nên cầu toàn, đặt quá nhiều kì vọng vào học sinh, không nên yêu cầu quá cao ở học trò. Giáo viên cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ của trường. Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân trong lớp học. Giáo viên cần tuyên dương học sinh có tiến bộ trong mỗi tuần. Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ có sức mạnh cổ vũ sự tự ý thức của học sinh. Giáo viên nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô dành cho chúng. Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của giáo viên trên lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trò. Giáo viên sẽ không thuyết phục được học sinh nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân không chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Cho nên, mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về nhân cách để học sinh noi theo. - Quan tâm đến những khó khăn của học sinh