Sáng kiến kinh nghiệm Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
Việc thực hiện các mục chi thuộc ngân sách nhà nước của nhà trường lâu nay cơ bản đúng theo các văn bản quy định, người duyệt chi cũng như người được hưởng quyền lợi đều thấy công bằng và thỏa đáng, không có sai sót dẫn đến khiếu kiện về chế độ chính sách,
Nhưng từ khi được giao quyền tự chủ tài chính ở cơ sở kết hợp với cuộc vận động: “Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” đối chiếu với thực tế trong cách làm trước đây còn nhiều biểu hiện lơi lõng, dễ dãi, thiếu chặc chẽ trong thực hành tiết kiệm ngân sách gây tổn thất với số tiền không nhỏ ở các khoản chi như: công tác phí, tiền dạy thêm giờ, văn phòng phẩm,
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thuc_hanh_tiet_kiem_trong_quan_ly_su_d.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
- Saùng kieán kinh nghieäm trang 1 TÊN ĐỀ TÀI: THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC A - PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Việc thực hiện các mục chi thuộc ngân sách nhà nước của nhà trường lâu nay cơ bản đúng theo các văn bản quy định, người duyệt chi cũng như người được hưởng quyền lợi đều thấy công bằng và thỏa đáng, không có sai sót dẫn đến khiếu kiện về chế độ chính sách, Nhưng từ khi được giao quyền tự chủ tài chính ở cơ sở kết hợp với cuộc vận động: “Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” đối chiếu với thực tế trong cách làm trước đây còn nhiều biểu hiện lơi lõng, dễ dãi, thiếu chặc chẽ trong thực hành tiết kiệm ngân sách gây tổn thất với số tiền không nhỏ ở các khoản chi như: công tác phí, tiền dạy thêm giờ, văn phòng phẩm, . II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Thực hành tiết kiệm là một phong cách tốt đẹp của người biết quý trọng của cải; vật chất. Nó là ý thức đúng đắn hiện đại và cũng là truyền thống của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay, - Thực hành tiết kiệm là một trong những nguyên tắc làm giàu bằng cách tích lũy dần các loại tài sản trong chi phí; sinh hoạt hàng ngày, nó góp phần đánh giá tư cách; phẩm chất tốt hay xấu của một người khi sử dụng tiền bạc; của cải vật chất của chính mình hay của xã hội, - Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn là phẩm chất, năng lực tất yếu của cán bộ; công chức. Nó đánh giá được ý thức chấp hành, tinh thần trách nhiệm, sự trong sạch thanh liêm và bản lĩnh của người cán bộ được nhà nước giao nhiệm vụ làm người quản lý điều hành, sử dụng loại tài sản công quan trọng và phức tạp nầy, - “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” là một trong những nội dung trọng tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng, Nhà nước đang vận động các ngành, các cấp và mọi người trong xã hội “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
- Saùng kieán kinh nghieäm trang 3 - Góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” mà Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục-Đào tạo đang chỉ đạo thực hiện cụ thể ngay trong cơ quan bằng các biện pháp vừa trước mắt vừa lâu dài để quản lý tốt hơn nữa công tác tài chính . V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Đề ra một giải pháp hiệu quả, đúng đắn để hiệu trưởng thực hiện đúng quy định, đúng chủ trương trong quản lý tài chính nhà nước và những quyền lợi cũng như nhu cầu hợp pháp, chính đáng của tập thể; cá nhân của cơ quan, - Số tiền tích lũy được qua việc áp dụng các biện pháp thực hành tiết kiệm hàng ngày không phải là nhỏ trong một năm học. Ngược lại, lãng phí sẽ là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân và nhà trường nếu tiếp tục duy trì phương pháp làm việc kiểu cũ mà nay đã lỗi thời, không còn phù hợp trong điều kiện mới nữa, - Điều quan trọng là hình hành ở người quản lý sự nghiêm túc và vô tư trong cách nghỉ, cách làm đối với việc xử dụng tiền bạc; tài sản của nhà nước, của tập thể. Là vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm luôn đấu tranh gay gắt với chủ nghĩa cá nhân và yêu cầu của nghề nghiệp, của xã hội. Là sự khẳng định phẩm chất đạo đức trong sáng của nhà giáo yêu nước và cán bộ, công chức chân chính nói chung, - Tăng cường nhận thức cũng như trách nhiệm của mỗi thành viên nhà trường cùng có ý thức chấp hành tốt và cùng hợp tác, ủng hộ việc thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng tài chính của cơ quan.
- Saùng kieán kinh nghieäm trang 5 Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi được kế toán xây dựng chi tiết được thông qua Ban Giám hiệu, Hội đồng Liên tịch, Hội đồng Tư vấn, Hội nghị CNVC để điều chỉnh; bổ sung, biểu quyết và Hội đồng trường ra quyết nghị chuẩn y làm cơ sở pháp lý để hiệu trưởng triển khai thực hiện trong năm học. Đây là khâu rất quan trọng, mang tính quyết định trong các bước tiến hành. Ví dụ: a) Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2010: Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2010 được xây dựng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo như sau: - Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với sự nghiệp công lập; - Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ; - Căn cứ công văn 4294/HD-STC ngày 30/12/2006 của Sở Tài chính Bến Tre về việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ; - Thông tư Liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo; - Phương án thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và thực tế về quy mô trường lớp, nhân sự, các nguồn thu chi theo kế hoạch năm học của đơn vị năm 2010; - Và các văn bản chỉ đạo hiện hành khác (nếu có). b) Mục chi 6 200: Tiền thưởng - Nghị định 121/NĐ-CP ngày 30/09/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi; - Quyết định số 27/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”; - Hướng dẫn 45/HD-HĐTĐKT ngày 15/12/2009 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh Bến Tre về việc hướng dẫn bình xét thi đua, khen thưởng;
- Saùng kieán kinh nghieäm trang 7 - Tu sửa, nâng cấp CSVC, mua sắm tài sản có giá trị trên 3 000 000đ phải xin chủ trương, duyệt giá, có hợp đồng, dự toán và biên bản nghiệm thu. Tiền hoa hồng (nếu có) từ các hợp đồng đều được sung vào công quỹ. 3) Công khai, minh bạch: Làm rõ ràng, cụ thể về chi xuất, giá trị của tài sản một cách công khai trước sự chứng kiến của mọi người, không có hành vi nào mờ ám. - Khi duyệt chi phải có đầy đủ và chính xác về thủ tục đề nghị, - Bên thi công hay người đi mua sắm tài sản phải làm đầy đủ các bước công khai trước Hội đồng nghiệm thu như: bàn giao hiện vật, giá cả, chứng từ; hóa đơn hợp lệ để đối chiếu với hồ sơ kế toán, kể cả tiền hoa hồng (nếu có), thuyết minh để làm rõ vấn đề khi được chất vấn, chịu trách nhiệm về việc thực hiên nhiệm vụ được giao và được xem là hoàn thành nhiệm vụ khi Hội đồng nghiệm thu biểu quyết đồng ý, - Các khoản thu chi thường xuyên (dù nhiều hay ít) đều được kế toán công khai bằng văn bản hàng tháng trên khung thông báo. 4) Tăng các nguồn thu từ xã hội hóa để hỗ trợ cho ngân sách: Để tiết kiệm tài chính của nhà nước, trường phải vận động xã hội hóa thật tốt các nguồn thu ngoài ngân sách như: học phí, quỹ học sinh nghèo, quỹ khen thưởng học sinh giỏi, quỹ khuyến học, vận động làm các công trình phụ, tặng hoa kiểng, tiện nghi sinh hoạt, từ các cá nhân; tổ chức; doanh nghiệp trong và ngoài địa phương có quan tâm giúp đỡ nhà trường. Đây là nguồn thu thường xuyên và rất lớn hỗ trợ thiết thực nhất cho ngân sách để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một năm thực hiện đề tài nêu trên, kết quả đạt được như sau: - Công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đi vào nền nếp, có sự chỉ đạo, kiểm tra chặc chẽ của hiệu trưởng. Không còn hiện tượng tùy tiện, chi trước báo sau mà mọi người đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế chi tiêu nội bộ, thu chi đúng nguyên tắc kế toán và thường xuyên công khai minh bạch, - Bảo đảm thỏa đáng về quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong nhà trường, không còn hiện tượng so bì, khiếu kiện do giải quyết sai quy định hay do thiếu công bằng; thiên vị, - Khoản tiền tiết kiệm được từ chi thêm giờ, công tác phí, văn phòng phẩm, trong thời gian qua là hơn 20 triệu đồng, tiền hoa hồng thu lại được là 1 200 000đ, vận động xã hội hóa hơn 15 triệu đồng.
- Saùng kieán kinh nghieäm trang 9 Số tiền tiết kiệm được nhờ vào cách quản lý như trên trong một năm có thể đủ để xây dựng một công trình phụ đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và công việc chuyên môn của cơ quan. Trong lúc Đảng và nhà nước ta đang vận động toàn xã hội chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc làm như trên là góp phần trực tiếp nhất, thiết thực nhất cho nguồn vốn quốc gia để xóa đói, giảm nghèo và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI: Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các trường học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo mà chủ yếu là thủ trưởng đơn vị và kế toán của các cơ quan hành chính sự nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do cơ chế; chế độ, chính sách sẽ thay đổi theo thời gian, do tính đặc thù của từng đơn vị hay do quan điểm, phương pháp làm việc khác nhau của lãnh đạo nên tất yếu đề tài sẽ không còn phù hợp nữa, mà phải có sự bổ sung, điều chỉnh. IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa phương án khoán ngân sách và chủ trương giao quyền tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy cho cơ sở, phát huy hơn nữa quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, - Giảm bớt biên chế kế toán chuyên trách ở một số đơn vị trường học; cơ quan có quy mô quá nhỏ (dưới 15 nhân sự), thay thế bằng kiêm nhiệm và luân chuyển kế toán theo nhiệm kỳ để việc thực hiện quyền hạn trong nguyên tắc thu chi giữa bộ 3: thủ trưởng đơn vị, kế toán và thủ quỹ được khách quan và trung thực hơn, - Trước mắt đổi mới quản lý 02 mục chi còn nhiều sơ hở và bất hợp lý: . Khoán tiền công tác phí vì đây là khoản chi tốn kém nhất trong ngân sách, . Thực hiện các biện pháp chế tài về lương và phụ cấp. An Phú Trung, ngày 12 tháng 02 năm 2010 Người viết Phạm Văn Lự
- Saùng kieán kinh nghieäm trang 11 MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI trang 1 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI trang 1 III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU trang 2 IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU trang 2 V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU trang 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN trang 4 1. Tiết kiệm là gì trang 4 2. Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trang 4 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ trang 4 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ trang 4 1) Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trang 4 2) Các khoản chi cần phải tiết kiệm, chống lãng phí trang 6 3) Công khai, minh bạch trang 7 4) Tăng các nguồn thu từ xã hội hóa để hỗ trợ cho ngân sách trang 7 IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC trang 7 C. PHẦN KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM trang 8 II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI trang 8 III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI trang 9 IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT trang 9