SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc thông qua đồ dùng đồ chơi

Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng  có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “Hoạt động góc”. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên  cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thế nào? để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
doc 11 trang lananh 14/03/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc thông qua đồ dùng đồ chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_goc_thong_qua_d.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc thông qua đồ dùng đồ chơi

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc thông qua đồ dùng đồ chơi 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mầm non 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “Hoạt động góc”. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thế nào? để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.
  2. 3 Lớp học luôn thay đổi hình thức trang trí tranh ảnh và đồ dùng đồ chơi, thường xuyên thay đổi cách sắp xếp, bổ sung đồ dùng đồ chơi, trong một chủ đề giáo viên bổ sung 2 đến 3 lần đồ dùng đồ chơi. Ví dụ: Cô cũng có thể tạo môi trường lớp học ở các góc trong lớp như chủ đề thực vật khi thực hiện chủ đề nhánh “Những bông hoa tươi đẹp” cô trang trí lớp và các góc bằng các loại hoa, khi thực hiện khám phá chủ đề “Rau ngon quả ngọt” thì sẽ thay 1 số hình ảnh trang trí và đồ chơi là các loại rau quả có thể cho trẻ cùng làm một số rau hoa để trẻ chơi ở góc xây dựng, góc phân vai. Ở chủ đề giao thông cô làm một số phương tiện giao thông như làm xe ô tô, máy bay, tàu thuyền để ở các kệ góc khi thực hiện chủ đề nhánh “Các PTGT”, các biển báo giao thông, mủ bảo hiểm, đèn hiệu giao thông được gắn xung quanh lớp để trẻ biết được mình đang học về chủ đề nhánh “Bé tìm hiểu một số luật giao thông” Tạo môi trường lớp học theo từng chủ đề để kích thích sự hứng thú của trẻ khi ở lớp và trẻ được biết thêm nhiều về thế giới xung quanh mình 3.2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ.
  3. 5 Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết, và đó cũng là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển. Tôi luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau, góc xây dựng ở mẫu giáo phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi khác, khi đó trẻ không những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác. Khi chơi xây dựng, ngoài tạo một công viên nhất định, cô giáo còn có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng. Hoặc để làm phong phú thêm góc chơi tôi dùng thùng giấy làm đường hầm cho trẻ chui qua, nhằm tạo sự khéo léo, hứng thú cho trẻ. Đồ chơi của trẻ mẫu giáo cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thích nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn học hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi. Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào cần kết hợp với phụ huynh tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi. Tôi luôn quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ. 3.2.3. Hướng dẫn cho trẻ vào các góc chơi Nội dung thỏa thuận rất quan trọng cho việc thực hiện trong quá trình hoạt động vui chơi, khi thỏa thuận giữa cô và cháu có sự trao đổi vế cách chơi, vai chơi mà cháu sắp đảm nhận ngoài ra cháu còn biết được một số nội dung cần thiết trong quá trình chơi.
  4. 7 và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ,còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi gia đình cùng nhau nấu ăn, cô bán hàng cho khách, bác sĩ khám bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân. Ví dụ: “Bác sĩ khám bệnh chăm sóc cho bệnh nhân, gia đình , bố mẹ chăm sóc con, tổ chức các bữa tiệc cuối tuần mời mọi người đến dự” “Cô bán hàng có thể trao đổi về giá cả của cháu khi mua bán ở góc bán hàng, cô giáo dạy các bạn học, dạy múa ” “Chuẩn bị bữa cơm gia đình” Cháu biết cách giao tiếp qua các tình huống, phát triển vốn từ cho cháu khi chơi trẻ được cùng nhau thể hiện vai chơi và chơi hứng thú hơn. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể trẻ cùng nhau hợp tác thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ.Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. - Góc nghệ thuật: Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp khi trẻ làm đồ chơi Ở góc nghệ thuật cháu sáng tạo ra các sản phẩm mà cháu thích, năng khiếu cháu được phát triển qua hoạt động chơi. - Ở góc học tập : Cháu sẽ được thể hiện vai các nhân vật theo câu chuyện để cháu kể theo rối, minh họa theo câu chuyện sáng tạo và câu chuyện đã học theo chương trình và các loại album minh họa hình ảnh theo câu chuyện và các lời đối thoại lời.
  5. 9 xúc cảm tiêu cực với nhau , tôi sẽ tạo ra một tình huống phù hợp để giải quyết những vướng mắc và xung đột, đồng thời rút ngắn những biểu hiện tiêu cực ở trẻ. Nếu trẻ có vướng mắc hay xung đột nhỏ trong khi chơi, tôi để trẻ tự giải quyết. Khi trẻ không tự giải quyết được thì tôi với vai trò là người chơi cùng trẻ tạo ra tình huống chơi để giải quyết trên tinh thần xây dựng và hòa thuận với nhau. Việc tạo ra các tình huống giúp trẻ trãi nghiệm , thể hiện các mối quan hệ ứng xử với bạn bè , người khác cứ như thế trong giờ hoạt động trẻ biết nhường nhịn với nhau trong khi chơi, tuân thủ theo luật chơi. 3.2.5. Trao đổi với phụ huynh Liên kết trao đổi với phụ huynh là một trong những công tác hết sức quan trọng đối với người giáo viên mầm non. Muốn hoạt động vui chơi đạt kết quả giáo viên cần liên hệ với phụ huynh vào thời gian trả và đón cháu, cho phụ huynh xem một số đồ dùng sáng tạo làm từ phế liệu phụ huynh cho để từ đó động viên phụ huynh cho thêm một số phế liệu để làm đồ dùng vui chơi cho các cháu đạt kết quả cao hơn, Cô chụp ảnh hay quay lại 1 buổi hoạt động để trình chiếu cho phụ huynh xem trong các buổi họp phụ huynh để họ biết các cháu vui chơi trao đổi cùng bạn, xây nên những “công trình”, tạo ra những sản phẩm rất đáng yêu. Không chỉ trao đổi về các đồ chơi, kết quả chơi đến với phụ huynh mà còn trao đổi về các mặt phát triển của trẻ khi được học và được chơi để phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến trường và có những cử chỉ đẹp tôn trọng cô giáo. Từ đó phụ huynh sẽ động viên cháu đi học đều hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Bản thân tôi đã vận dụng biện pháp này vào tình hình thực tế lớp tôi một cách hợp lý và sáng tạo nên kết quả mang lại cho trẻ trong giờ hoạt động góc đạt được nhiều thành quả đáng kể. Qua kết quả đạt được của đề tài tôi nhận thấy đề tài được áp dụng cho các trẻ mẫu giáo của toàn trường , hoặc có thể áp dụng cho
  6. 11 + Khả năng sáng tạo, tự tin, mạnh dạn, nhạy bén của trẻ tiến bộ rõ , trẻ hứng thú tham gia vào tất cả các góc chơi , ước muốn được chơi ở nhiều góc chơi. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không ngày tháng năm 2021