SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng anh
Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về tổng thể các hoạt động giáo dục mà trọng tâm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông. Trong đó, chuẩn kiến thức-kĩ năng là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Mỗi một lớp học, cấp học có chuẩn kiến thức-kĩ năng và yêu cầu về thái độ mà học sinh cần phải đạt được và phát triển. Chuẩn kiến thức-kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, là căn cứ để quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học; đánh giá hoạt động giáo dục, hiệu quả của quá trình giáo dục cũng như tính khả thi của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_theo_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc
Nội dung text: SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng anh
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TRI TRƯỜNG THCS MỸ THẠNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH. Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Tiếng Anh Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Hiền Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn tổ Tiếng Anh – Mỹ Thuật – Âm Nhạc Sinh hoạt tổ chuyên môn: tổ Tiếng Anh – Mỹ Thuật – Âm Nhạc Ba Tri, ngày 28 tháng 12 năm 2012 1
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I . Bối cảnh của đề tài Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về tổng thể các hoạt động giáo dục mà trọng tâm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông. Trong đó, chuẩn kiến thức-kĩ năng là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Mỗi một lớp học, cấp học có chuẩn kiến thức-kĩ năng và yêu cầu về thái độ mà học sinh cần phải đạt được và phát triển. Chuẩn kiến thức-kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, là căn cứ để quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học; đánh giá hoạt động giáo dục, hiệu quả của quá trình giáo dục cũng như tính khả thi của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Ở trường THCS, những sự đổi mới đó được thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học, trong đó có môn Tiếng Anh. Việc đổi mới cần được thực hiện trên các mặt: nội dung dạy học, phương pháp dạy học (bao gồm cả tổ chức dạy học) phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Đối với người giáo viên thì quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá HS theo chuẩn KTKN. II. Lý do chọn đề tài Do nhiều nguyên nhân việc dạy và học tiếng Anh hiệu quả chưa cao, tỉ lệ HS yếu kém còn cao. “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh” là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân muốn chia sẽ và trao đổi cùng đồng nghiệp. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi : Đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh. - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn 3
- - Kết hợp hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, tự luận, trắc nghiệm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp để soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh. 5
- - Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để: - Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ; - Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá. Giúp giáo viên đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học. II. Thực trạng của vấn đề: Giáo viên chưa nắm bắt kịp với cách thức ra đề theo hướng giao tiếp và trắc nghiệm. Các bài kiểm tra chưa bám sát mục tiêu dạy và học (năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh qua 4 kĩ năng giao tiếp), mối quan hệ giữa các kĩ năng giao tiếp, giữa kĩ năng giao tiếp với kiến thức ngôn ngữ. Nội dung bài kiểm tra chưa phản ánh đúng nội dung dạy học theo chủ điểm, chủ đề. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh. Chưa định rõ tỉ lệ giữa các kĩ năng trong một đề, tỉ trọng về cấp độ nhận thức trong các câu trong một bài kiểm tra, tỉ lệ giữa câu trắc nghiệm khách quan và tự luận trong một bài kiểm tra. Còn lẫn lộn trong xác định thế nào là bài kiểm tra đọc hiểu, nghe hiểu, viết hay kiến thức ngôn ngữ. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan chưa cao. Chưa nắm được một quy trình ra đề kiểm tra. 1. Đặc điểm tình hình ở trường Đa số học sinh đều gặp khó khăn trong việc học môn Tiếng Anh vì đây không phải là tiếng mẹ đẻ, nếu các em không biết cách học thì sẽ không đạt hiệu quả tốt, thậm chí trở thành học sinh yếu kém. 2. Tình hình công tác có liên quan. - Bản thân được phân công dạy bộ môn tiếng Anh khối 7. 7
- - Kiểm tra, đánh giá thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập. Cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức. - Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. - Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. - Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới. - Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá. - Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. 9
- kiến thức ngôn ngữ và những hiểu biết về đất nước, con người và nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh. 2.4 Mục tiêu từng lớp Đối với mỗi lớp học, mục tiêu kiểm tra, đánh giá phải dựa vào mục tiêu, yêu cầu cụ thể của từng lớp. 2.5 Mục tiêu từng bài kiểm tra Mục tiêu của mỗi bài kiểm tra cần được xác định theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tại thời điểm kiểm tra. Nghĩa là giáo viên ra đề kiểm tra phải nắm được mục tiêu, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt tại thời điểm kiểm tra ở mỗi lớp. 3. Xác định nội dung bài kiểm tra Nội dung kiểm tra cần bám sát mục tiêu và yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng có trong chương trình môn học trước hoặc tại thời điểm kiểm tra. Khi xác định nội dung bài kiểm tra, giáo viên cần thấy rõ những yếu tố quan trọng: - Đổi mới trong xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Đổi mới trong xác định nội dung kiểm tra. - Đổi mới trong phân loại bài tập dùng trong mỗi bài KT . - Đổi mới trong xây dựng quy trình ra bài KT. - Xác định mục tiêu, yêu cầu của kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Nội dung chủ điểm, chủ đề, - Khả năng ngôn ngữ và trọng tâm ngôn ngữ như đã nêu trong phần chuẩn KTKN. - Nội dung chủ điểm là chủ điểm cần xác định cho mỗi bài kiểm tra. Nội dung chủ đề là chủ đề được đề cập trong bài kiểm tra. Ví dụ khi kiểm tra chủ điểm 1, tiếng Anh 7, giáo viên cần xác định: THEME 1: PERSONAL INFORMATION Topics - Friends 11
- - Ordinal number - Exclamations: What + noun! - Prepositions of position: in, at, on, under, near, next to, behind Vocabulary: - Names of occupations: farmer, doctor, nurse, engineer, journalist, - Words describing dates and months: Monday, Tuesday, January, February, - Words describing house and home: apartment, bookshelf, sofa, - Phone numbers - Words relating to distances: meter, kilometer, 4. Xây dựng ma trận đề kiểm tra. - Giáo viên căn cứ vào sự mô tả yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong phạm vi cần kiểm tra trong chương trình để đưa vào ma trận. - Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng HS và tỉ lệ lượng kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ để quyết định điểm số và thời gian kiểm tra cho mỗi cấp độ sao cho đảm bảo phân hóa được các đối tượng HS trong quá trình đánh giá. Tránh ra nhiều các câu hỏi quá dễ (HS nào cũng làm được), những câu hỏi quá khó (không HS nào làm được). ONE PERIOD TEST I- Objectives : - By the end of the revision, the students will be able to remember what they have learnt. II- Language contents : * Grammar points : - Indefinite quantifier : a lot of, question words - Present simple tense, ordinal numbers. - Future : will, exclamations - Prepositions of position . - Comparatives - There is / there are 13
- II- The contents: Question I : Match the questions in column A to the answers in column B : (1 m) A 1- Where does a farmer work ? 2- Where does a teacher work ? 3- Where does a doctor work ? 4- Where does a worker work ? B a. A doctor works in the hospital. b. A teacher teaches in the school. c. A worker works in the factory. d. A farmer works on the farm. + Answer key : 1- . 2- 3- . 4- Question II- Circle the word whose main stress is placed differently from the others. (0,5 m) 1.) a. classmate b. different c. address d. distance 2.) a. expensive b. bathroom c. boring d. dryer Question III- Circle the word that has the underline part pronounced differently from the others. (0,5 m) 1.) a. dinner b. invite c. finish d. directory 2.) a. kitchen b. address c. delicious d. refrigerator Question IV- Circle the best option to complete the following sentences: (4 marks) 1- We live . 12 Tran Hung Dao street. a. on b. at c. the d. in 2- Ha Noi is a big city, but it is than Ho Chi Minh city. a. smaller b. the smallest c. the smaller d. smallest 15