SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Đồng thời, qua đó trẻ có được sự thoải mái, dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.
doc 19 trang lananh 04/03/2023 3680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_phat_huy_tinh_tich_cuc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Đồng thời, qua đó trẻ có được sự thoải mái, dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời còn là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ với những điều thú vị về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển cho nhân cách trẻ. * Ưu điểm: - Nhà trường đã trang bị một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi ngoài trời. Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, nền nếp lên lớp, kế hoạch giáo dục của giáo viên. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, yêu nghề, yêu trẻ. Có nhận thức tương đối đầy đủ chính xác về vai trò của trẻ trong hoạt động, thường xuyên được bồi dưỡng, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ, kiến thức về 1
  2. - Góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy – học. Đó là mục đích mà đề tài muốn hướng tới. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: - Trẻ được trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời để lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú. - Trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu cầu chơi hoạt động ngoài trời, thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ. - Tổ chức hoạt động ngoài trời gắn với việc tích hợp giáo dục rèn kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Thay đổi môi trường chơi đảm bảo cho trẻ hoạt động an toàn trong các trò chơi vận động. Trẻ được rèn luyện kĩ năng vận động tăng cường để thể lực. - Nâng cao năng lực của giáo viên về lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch chơi thay đổi phương pháp chơi đa dạng sáng tạo trong hoạt động ngoài trời. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ T Giải pháp cũ Giải pháp mới T 1 Xác định mục tiêu còn - Xác định mục tiêu dựa vào đặc điểm phát triển chung chung, chưa của trẻ. chú trọng vào việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 2 Khi tổ chức hoạt động - Môi trường hoạt động và quan sát được thay ngoài trời cho trẻ, giáo đổi thường xuyên, mới lạ. viên chưa chú trọng - Giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp khả năng của trẻ, thiết kế phát huy tính tích cực, môi trường hoạt động ngoài trời với một không chủ động của trẻ. Tích gian thoáng mát sạch đẹp luôn thay đổi hình hợp, lồng ghép trò thức chơi sáng tạo, linh hoạt trong nội dung chơi đáp ứng được với điều kiện cho trẻ hứng thú chơi vận động, trò 3
  3. - Trẻ có thể chơi với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi với các vật liệu thiên nhiên: Cây, hoa, quả, lá, nước, cát, sỏi - Trẻ có thể chơi với các trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích. - Quan sát sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, lắng nghe âm thanh mọi vật, sự thay đổi của thời tiết, cây, hoa lá, hoạt động công việc của mọi người. - Dạo chơi quanh sân trường thăm khu vực trong trường: Văn phòng, nhà bếp, phòng y tế, các nhóm lớp, hoặc tham quan khu vực ngoài trường như nhà trường tổ chức đi tham quan: Doanh trại bộ đội, Trường Tiểu học, Đền thờ liệt sĩ Cụ thể giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời với chủ đề: “Nước và Hiện tượng tự nhiên”: + Phần quan sát: Giáo viên cho trẻ khám phá và thí nghiệm về sự hòa tan của nước. Hình ảnh: Trẻ đang thí nghiệm về sự hòa tan của nước 5
  4. thiết kế môi trường chơi phù hợp với lứa tuổi, nội dung hoạt động, luôn tạo cảm giác mới, luôn luân phiên các hoạt động. Tuy diện tích sân trường không rộng nhưng vẫn được bố trí thoáng mát, sạch sẽ nhiều khu vực chơi cho trẻ như: + Khu vườn của bé Nhà trường phối hợp với giáo viên, phụ huynh đã trồng một số loại rau và một số cây kiểng trong khu vườn trường. Đa số trồng các loại rau, cây kiểng gần gũi với trẻ, lựa chọn trồng các loại cây xanh che bóng mát, các loại cây gần gũi, quen thuộc để kích thích trẻ tìm hiểu khám phá như: cây mai, cây sa kê, cây bàng, Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả Hình ảnh 3: Trẻ đang chăm sóc vườn rau + Khu vực để đồ dùng đồ chơi: 7
  5. cho trẻ tiếp xúc với những vật nuôi mà trẻ thích như bể nuôi cá, có thể chuẩn bị thức ăn để trẻ cho cá ăn cho trẻ cùng nhau trải nghiệm từ đó tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người. * Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên, phế thải. Đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, phế thải như: Lá cây, hoa, vỏ sò, hạt sỏi, chai nhựa Đây là những vật liệu sẵn có không tốn kém. Thông qua đồ chơi trẻ biết phối hợp các giác quan để tác động lên nguyên vật liệu làm thay đổi hình dáng và biến thành những đồ chơi sinh động. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm Giáo viên đã chia trẻ theo từng nhóm để làm đồ chơi, sử dụng những câu hỏi kích thích gợi mở trẻ, làm mẫu cho trẻ xem, sờ vào mẫu đồ chơi hoặc cho trẻ chơi thử đồ chơi để gây hứng thú, sự tò mò làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên, tùy theo lứa tuổi mà giáo viên sẽ tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ những mẫu đơn giản đến những mẫu phức tạp dần. Để có được đồ chơi phong phú thu hút trẻ chơi giáo viên tận dụng mọi cơ hội như vận động phụ huynh ủng hộ các vật liệu phế thải đã sử dụng, các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, giáo viên luôn tìm tòi góp nhặt các vật dụng không còn dùng đến trong cuộc sống hàng ngày để hướng dẫn trẻ làm đồ chơi. + Tạo bức tranh về các chủ đề từ lá cây (nhặt nhiều loại lá khác nhau lá có dạng tròn dài, răng cưa, lá to, nhỏ ) giấy vụn, vỏ sò, các loại hạt VD: Làm tranh về chủ đề thực vật cô chuẩn bị sẵn hình ảnh các loại hoa, quả trẻ sẽ trang trí lên những hình ảnh đó bằng các vật liệu lá cây, len, giấy vụn tạo nên bức tranh với nhiều màu sắc mà trẻ thích. 9
  6. chuyện cùng trẻ, dẫn trẻ tham quan vườn hoa. Trong các hoạt động , giáo viên và phụ huynh cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy cho trẻ Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh. Với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, trong quá trình quan sát, giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ như: +Con có nhận xét gì về cây hoa sứ này vì sao? +Con có thấy điều gì mới trên cành hoa sứ không? +Vì sao lá nó dài hơn? +Mùa nào thì cây đâm chồi? Chính vì thế, giáo viên có những kiến thức rộng về thế giới giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Ví dụ Khi cho trẻ quan sát hoa, giáo viên đặt ra những câu hỏi: + Theo con hoa này là hoa gì? + Tại sao con đặt tên như vậy? + Hoa có đặc điểm gì? + Hoa sống ở đâu? + Làm cách nào để chăm sóc cây? 11
  7. + Con có thích vườn trường mình không? Vì sao? Thông qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi vườn trường, trẻ sẽ thấy được cảnh đẹp của sân trường với đa dạng các loại cây từ cây cho bóng mát đến cây ăn quả và cả những vườn hoa với đầy đủ chủng loại màu sắc khác nhau. Giải pháp 5: Sưu tầm những trò chơi vận động, trò chơi dân gian và tổ chức với hình thức, nội dung mới lạ. Hoạt động ngoài trời không thể thiếu những trò chơi vận động, trò chơi dân gian để tạo cho trẻ hứng thú tham gia, với sân trường sạch sẽ, thoáng mát rất thuận tiện tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi mang tính vận động giúp trẻ được thoải mái vận động, trẻ sẽ tiêu hao năng lượng dư thừa, cơ thể phát triển thông qua những bài tập vận động. Tổ chức những trò chơi mang tính tập thể để kích thích trẻ hứng thú tham gia như chơi: Mèo và chim sẻ, Ngã tư đường phố, Chuyền bóng Ngoài những trò chơi vận động có trong chương trình giáo viên cũng sưu tầm những trò chơi mới thay đổi luật chơi, cách chơi, để tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia. Những trò chơi được giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp từng chủ đề như: Chủ đề “Quê hương – Đất nước” giáo viên cho trẻ chơi trò chơi vận động “Chạy tiếp sức chọn những loại quả quen thuộc có ở địa phương”; Chủ đề Nghề nghiệp tôi cho Trẻ chơi trò chơi vận động “Chuyền lúa” Để không khí buổi chơi thêm sinh động giáo viên đã lồng ghép những câu hò bài vè, đồng dao vào trò chơi như: Khi chơi chuyền lúa thì lồng những câu hò vào: Ví dụ: “Hò dô ta ta chuyền lúa, chuyền nhanh tay lên các bạn ơi! Hò dô ơi hò dô Hò dô ta ta chuyền lúa, chuyền nhanh tay lên các bạn ơi! Hò dô ơi hò dô” 13
  8. Hình ảnh 6: Trẻ chơi trò chơi dân gian Qua những trò chơi vận động, trò chơi dân gian giáo viên phối hợp dùng những phương pháp tốt sẽ giúp trẻ chơi tốt. Trẻ chơi tốt sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của giáo viên ở lớp. Từ đó, trẻ mạnh dạn khám phá, trải nghiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin trong hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác, trẻ biết thương yêu, chia sẻ, hợp tác nhau khi chơi. Những trẻ nhút nhát cũng mạnh dạn hơn. Trẻ thừa cân béo phì cũng tích cực tham gia chơi không lười vận động như trước nữa. Giải pháp 6: Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích Tổ chức cho trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng; chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ: xếp hình bông hoa, căn nhà, con bướm VD: Trong chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên, giáo viên hướng dẫn cho trẻ thả thuyền, sỏi, lá cây vào nước để thấy được điều gì xảy ra; chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ vẽ cây xanh, xếp hình bông hoa, chơi với lá cây. Cho trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển tính tò mò, sáng tạo ở trẻ như: quan sát sự thay đổi hằng 15